Tư vấn chế độ nghỉ thai sản cho nhân viên kế toán?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Nhân viên kế toán có những đặc thù riêng, khi nghỉ chế độ thai sản họ vẫn có thể làm bán thời gian hoặc vẫn phải hoàn thành một số hạng mục và chi tiêu công việc cụ thể theo quy định. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về chế độ này ?

Mục lục bài viết

1. Tư vấn chế độ cho nhân viên kế toán?

Kính chào các quý luật sư công ty Luật minh khuê! Tôi là kế toán viên cty tư nhân. Thời gian đóng bảo hiểm từ năm 2011. Tôi nghỉ chế độ thai sản từ ngày 15/10/2015 đến hết ngày 14/04/2016. Trong thời gian nghỉ thai sản tôi vẫn làm báo cáo thuế và sổ sách kế toán cho cty. Tôi muốn hỏi cty trả lương lương hàng tháng trong thời gian nghỉ thai sản cho tôi có hợp lý không?

Xin cảm ơn!

Tư vấn chế độ nghỉ thai sản cho nhân viên kế toán?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Xin giấy phép, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

Theo

Điều 157. Nghỉ thai sản

1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Theo

Điều 34. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy nếu công ty thực hiện đăng kí và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho bạn thì theo luật bảo hiểm xã hội bạn vẫn được hưởng mức lương bằng 100% mức bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước nghỉ việc đồng thời được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con. Do pháp luật không cấm nên việc công ty vẫn trả lương hàng tháng cho bạn trong thời gian thai sản không vi phạm pháp luật nhưng phải đảm bảo rằng công ty đã thanh toán cho bạn tiền trợ cấp một lần và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu táng liền kề trước khi ngỉ việc theo quy định của pháp luật.

Trân trọng./.

2. Khi nào ?

Thưa luật sư, Em xin luật sư tư vấn cho em vấn đề như sau. đến thời điểm giờ em đã đóng bảo hiểm được bốn năm. hiện em đang có bầu nhưng ngày 9 tháng 10 năm 2016 em hết nhưng công ty không kí tiếp. em dự kiến sinh là khoảng 30.1.2017. vậy em có được hưởng chế độ thai sản không ạ ? Em cám ơn luật sư ạ.

Trả lời:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới mục tư vấn của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

quy định:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Theo như thông tin bạn nêu thì đến ngày sinh con là 30/01/2017 thì bạn đã đóng được 9 tháng BHXH trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, do đó được hưởng chế độ thai sản.

Luật sư cho em hỏi khi hai vợ chồng làm chung công ty cùng tham gia BHXH khi vợ sinh thì vợ được hưởng chế độ thai sản, còn người chồng thì có được hưởng chế độ thai sản không ạ… Mong luật sư tư vấn dùm em Em chân thành cám ơn..!

Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:

“2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 5 ngày làm việc;

b) 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con”.

Như vậy, tùy theo con bạn lúc sinh ra được bao nhiêu tuần tuổi, sinh mấy con… thì bạn sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản tương ứng với quy định trên.

Xin hỏi luật sư về vấn đề sau: Tôi là giáo viên THCS, thời gian tôi nghỉ thai sản vừa qua của tôi có rơi vào 2 tháng năm học 2016. Vậy, theo luật BHXH mới tôi có được nghỉ bù không? Nếu có thì áp dụng từ thời điểm nào? Chân thành cám ơn Luật sư. Chúc Luật sư luôn khỏe mạnh

Theo quy định tại Điều 5 thông tư 28/2009/TT- BGDĐT Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông như sau:

Điều 5. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm

3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động”.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Về chế độ thai sản:
Điều 157
: “lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Ngoài ra, Điều Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định, mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp của bạn thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép đó thì bạn nghỉ sinh con và hưởng chế độ thai sản theo luật bảo hiểm xã hội. Vì vậy, bạn có thể đề nghị hiểu trưởng nhà trường bố trí cho bạn nghỉ phép trước khi nghỉ thai sản hoặc lùi thời gian nghỉ phép sau khi nghỉ thai sản chứ không được nghỉ bù.

Chào luật sư! Em lam cty đóng bhxh duoc 1năm 3tháng.Em ngừng đóng bhxh và nghỉ viec từ tháng 3/2016 vì lý do thai yếu. Em sanh em be vao thang 10/2016.Vậy luat su cho e hoi e co duoc huong bao hiem thai sản k ah? Luat su cho e hoi them là neu chung nhận thai yếu co bat buoc phai co chung nhan cua benh vien khong ah? Vi tu truoc toi gio e chi di bac si tư.Em cam on ah

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Theo như thông tin bạn nêu thì bạn đã đóng bảo điểm đủ 12 tháng trở lên (1 năm 3 tháng), đến tháng 10/2016 bạn sinh con nhưng đã ngừng đóng BHXH từ tháng 3/2016 nên không được 6 tháng BHXH trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, tuy nhiên nếu có chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì bạn chỉ cần đủ 03 tháng trở lên. Do đó bạn cần có chứng từ chứng minh điều này mới được hưởng chế độ thai sản.

Về giấy chứng nhận thai yếu phải có xác nhận và chữ ký của cơ quan có thẩm quyền như bệnh viện.

Thưa Luật sư, tôi đang là giáo viên, tôi muốn hỏi khi tôi nghỉ thai sản thì tôi có được hưởng phụ cấp đứng lớp, tiền lương, tiền BHXH, và còn được hưởng thêm các khoản phụ cấp nào nữa không? Hiện hệsố lương của tôi là 2,1; phụ cấp khu vực III. Tôi sẽ được nhận phụ cấp 1 lần là bao nhiêu?

Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì Mức hưởng trợ cấp thai sản một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản = lương tháng đóng BHXH x 6

Tiền trợ cấp một lần sinh con bằng 2 tháng lương cơ bản = 1.210.000 x 2

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Nghỉ việc khi mang thai có được hưởng chế độ thai sản hay không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Vì lý do quê tôi ở xa so với nơi làm việc nên tôi muốn nghỉ việc sớm để về quê sinh con. Vậy xin hỏi: Nghỉ việc khi mang thai có được hưởng chế độ thai sản hay không ? Cảm ơn và mong nhận được sự hướng dẫn cụ thể.

Nghỉ việc khi mang thai có được hưởng chế độ thai sản hay không ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Xin giấy phép, căn cứ vào các thông tin bạn cung cấp xin tư vấn như sau:

Chào Luật Sư. Cho e hỏi hovj sinh đóng bảo hiểm 14 tháng thì học sinh đóng bao nhiêu và ngân sách nhà nước hỗ trợ bao nhiêu

Căn cứ khoản 2 Điều 3 :

“Điều 3. Mức kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng

2. Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng học sinh, sinh viên theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế“.

Như vậy, đối tượng học sinh, sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ được Nhà nước hỗ trợ 30% chi phí mua bảo hiểm y tế.

Theo quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 2 Nghị định 105/2014/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh như sau:

“Mức đóng BHYT bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với đối tượng quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m và Điểm n Khoản 3; Khoản 4 và Khoản 5 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế và đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định này”.

Theo quy định trên thì mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh là 4,5% mức lương cơ sở/tháng và học sinh chỉ cần đóng 70% chi phí, ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% chi phí.

Thưa luật sư, cho em hỏi khi vợ mang thai thì cô ấy cần làm hồ sơ thủ tục gì để hưởng chế độ thai sản và em có được hưởng chế độ đó không vậy nếu có thì em cần làm gì để hưởng?em xin cảm ơn

Trước hết, do thông tin bạn không cung cấp đầy đủ, bạn không nói rõ là vợ bạn và bạn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay bảo hiểm xã hội tự nguyện nên không thể xác định được bạn có được hưởng chế độ thai sản hay không.

Chúng tôi xin trả lời như sau: Nếu vợ bạn và bạn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì không được hưởng chế độ thai sản vì bảo hiểm xã hội tự nguyện không có chế độ thai sản. Còn nếu vợ chồng bạn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cả hai vợ chồng đều được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Điều 31 về điều kiện hưởng chế độ thai sản:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy,vợ bạn đang mang thai nên đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản: được nghỉ khi khám thai, nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì sau khi sinh con thì vợ bạn còn được hưởng các chế độ theo quy định tại điều 34, Điều 38, điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Còn bạn thì sẽ được hưởng chế độ thai sản sau khi vợ bạn sinh con theo quy định tại Điều 34, 38, 39 .

Để được hưởng chế độ thai sản vợ bạn và bạn cần nộp hồ sơ xin hưởng cho cơ quan nơi hai bạn làm việc. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 9, Quyết định 636/2016 về việc ban hành về quy định hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như sau:

1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ (bao gồm lao động nữ mang thai hộ) đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai là giấy ra viện đối với trường hợp Điều trị nội trú hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính) đối với trường hợp Điều trị ngoại trú.

2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con: Giấy khai sinh hoặc hoặc giấy chứng sinh của con.

3. Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai trong trường hợp lao động nữ khi mang thai phải nghỉ việc dưỡng thai (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế);

4. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp lao động nam có vợ sinh con hoặc chồng của lao động nữ mang thai hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật BHXH, gồm:

4.1. Hồ sơ theo quy định tại Điểm 2.1, Tiết 2.2.1 Điểm 2.2 Khoản 2 Điều này;

4.2. Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế).

5. Hồ sơ trợ cấp một lần khi vợ sinh con đối với lao động nam (trong trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH) như quy định tại Điểm 2.1, Tiết 2.2.1 Điểm 2.2 Khoản 2 Điều này.

8. Danh sách theo mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động lập (bản chính).

9. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người lao động đã thôi việc, phục viên, xuất ngũ trước thời Điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi gồm: Sổ BHXH và hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 hoặc Khoản 5 hoặc Khoản 6 Điều này.

Chào luật sư, cho em hỏi em tham gia bhxh từ năm 2012 cho đến hết ngày 31/10/2016 thì cty chấm dứt hợp đồng cho e nghĩ trong khi đó e đang thai được 4 tháng vậy cho e hỏi e có được hưởng tiền thai sản không ạ.

Theo như quy định tại Điều 31 về điều kiện hưởng chế độ thai sản thì bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản vì bạn đã có khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh. Bạn có thể làm hồ sơ gửi lên cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn cư trú để được hưởng chế độ thai sản.

Thưa luật sư, Hiện em đang mang thai và dự kiến sinh vào tháng 3/2017. Em đã tham gia BHXH từ 1/2016 đến hết 10/2016 thì chốt sổ, em nghỉ việc trước thời gian nghỉ sinh như vậy thì có được hưởng chế độ thai sản không ạ. Và em làm việc ở Bắc Giang nhưng lại về quê ở Thái Bình chờ sinh, nếu được hưởng chế độ thì hồ sơ cần nộp gồm những giấy tờ nào, em gửi ở quê được không hay phải nộp ở Bắc Giang. Xin giúp em ạ. Em chân thành cảm ơn!

Căn cứ Điều 14 Thông tư 59/2015/TT/BLĐTBXH ngày 29/12/2015 quy định như sau:

“Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.”

Theo đó, người lao động chấm dứt HĐLĐ trước thời điểm sinh con thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH nơi cư trú. Theo Khoản 9 Điều 9 Quyết định 636/QĐ-BHXH/2016 thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đã thôi việc bao gồm:

“9. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người lao động đã thôi việc, phục viên, xuất ngũ trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi gồm: Sổ BHXH và hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 hoặc Khoản 5 hoặc Khoản 6 Điều này.”

Như vậy, bạn có thể nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản ở Thái Bình (nơi bạn cư trú) để hưởng chế độ thai sản. Hồ sơ bao gồm:

– Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con ( bản sao có chứng thực, 01 bản/con )

– Sổ BHXH của bạn

Thưa luật sư, cho em hỏi: Em tham gia bảo hiểm xh từ tháng 7/ 2015. đến 17/1/ 2016 e nghỉ chờ sinh và đến 3/2/2016 e sinh con.e nộp giấy khai sinh của con cho cty và bảo hiểm trả lời là bh của em thuộc diện nghi ngờ điều tra gian lận bhxh, và yêu cầu e cần có giấy quyết toán thuế cá nhân, và e làm đc có 4tr cả thưởng. e cũng chưa từng nghe qua quyết thuế bao giờ. bhxh yêu phải có quyết toán thuế mới giải quyết chế độ thai sản. vậy kính mong luật sư tư vấn giúp e ạ. p/s : bên nhân sự cty còn nói là bảo hiểm e bị truy thu 1 tháng gì đấy, e cũng ko hiểu rõ, e chỉ biết bắt đầu từ tháng 7/2015 là e đã bị trừ tiền đóng bảo hiểm hàng tháng ạ em cảm ơn rất nhiều

Theo quy định tại Điều 9 Quyết định 636/QĐ-BHXH/2016 thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản không cần phải nộp giấy quyết toán thuế cá nhân. Với những thông tin bạn cung cấp thì có thể thấy bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội, bạn chỉ cần nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Quyết định 636/QĐ-BHXH/2016 là cơ quan bảo hiểm xã hội phải có trách nhiệm chi trả đầy đủ tiền thai sản cho bạn trong thời gian quy định. Việc cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu bạn phải nộp quyết toán thuế mới giải quyết chế độ thai sản và bị truy thu 1 tháng tiền thai sản là trái với quy định pháp luật.

Trân trọng!

4. Chế độ thai sản cho nam khi vợ sinh con như thế nào ?

Xin giấy phép, xin tư vấn và hỗ trợ khách hàng về điều kiện và mức hưởng chế độ thai sản đối với nam giới khi vợ sinh con theo quy định của như sau:

Chế độ thai sản cho nam khi vợ sinh con như thế nào ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến công ty Xin giấy phép, căn cứ vào thông tin bạn cung cấp xin tư vấn với bạn như sau:

Chế độ thai sản đối với nam giới khi vợ sinh con được quy định như sau:

Trường hợp thứ nhất: Vợ có tham gia bảo hiểm xã hội

Đối với trường hợp người vợ có tham gia bảo hiểm xã hội thì người lao động nam nếu đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con thì sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ như sau:

” Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con”

Theo đó đối với trường hợp vợ bạn có tham gia bảo hiểm xã hội khi sinh con thì nếu bạn có tham gia bảo hiểm xã hội tại thời điểm vợ bạn sinh con thì bạn được nghỉ hưởng chế độ thai sản với thời gian quy định như trên tùy từng trường hợp và mức hưởng bằng 100% lương.

Trường hợp thứ 2: Vợ bạn không tham gia bảo hiểm xã hội

Điều 38 quy định về trợ cấp thai sản một lần đối với lao động nam như sau:

” Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”

Điều kiện để được hưởng trợ cấp thai sản một lần đối với lao động nam được quy định tại điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

” Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.”

Theo đó người lao động nam phải đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì mới được hưởng trợ cấp thai sản một lần bằng hai lần mức lương cơ sơ khi người vợ không tham gia bảo hiểm xã hội.

Trường hợp thứ 3: mẹ chết sau khi sinh con

Đối với trường hợp mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro khi sinh con mà không còn đủ điều kiện chăm sóc con sau khi sinh con theo xác nhận của cơ quan y tế thì người cha được hưởng bảo hiểm như sau theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

” 2. Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.

b) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

c) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tạikhoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người mẹ.

d) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng người mẹ không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

đ) Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại điểm b và điểm d khoản này mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.

e) Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

g) Đối với trường hợp quy định tại các điểm b, d và e khoản này mà người cha đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.”

Thứ nhất nếu chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội, thì có hai khả năng xảy ra như sau:

– Chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội và người mẹ đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp thai sản, thì người cha sẽ được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.

– Chỉ có mẹ tham gia bảo xã hội mà người mẹ không đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp thai sản, thì người cha sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản đến khi con đủ 6 tháng tuổi và mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người mẹ.

Thứ hai nếu chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội

– Trường hợp này người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha, đối với trường hợp số tháng tham gia bảo hiểm xã hội của người cha mà không đủ sáu tháng thì mức hưởng của người cha được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người cha.

Thứ ba nếu cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội, thì có hai khả năng như sau:

– Người mẹ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

– Người mẹ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, thì người cha sẽ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

Thưa luật sư cho tôi hỏi, Theo luật bảo hiểm 2016. Vợ chồng tôi là giáo viên. Vợ tôi sinh con ngày 5/10/2016. Vợ chồng tôi đóng bảo hiểm gần 4 năm. Cho tôi hỏi về chế độ cho tôi ?

Trong trường hợp này thì bạn sẽ được bảo hiểm theo quy định tại trường hợp thứ nhất mà bên tôi đã hướng dẫn ở trên, nếu vợ bạn sinh thường thì bạn sẽ được nghỉ 5 ngày hưởng chế độ thai sản.

Thưa luật sư cho tôi hỏi, Vợ em làm giáo viên hợp đồng đã tham ra đóng bhxh được 3năm.nhưng đến hết năm 2015 thì không tham ra nữa. Hỏi : đến tháng5 _2017 vợ em sinh con có được hưởng bhxh không ạ

Đến tháng 5 năm 2017 vợ bạn mới sinh thì không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản nữa.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Hỏi về chế độ thai sản khi phát hiện thai bị di tật bẩm sinh và phải phá bỏ thai nhi ?

Xin chào luật sư, xin hỏi: Tôi có thắc mắc cần Luật sư tư vấn như sau: Tôi mang thai được 21 tuần thì phát hiện thai bị dị tật bẩm sinh và phải phá bỏ (uống thuốc để sinh thường) vào ngày 10/11/2016. Tôi đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, giấy tờ đầy đủ của bệnh viện thì tôi được nghỉ việc bao nhiêu ngày và mức tiền hưởng thai sản là bao nhiêu ?

Chân thành cảm ơn sự quan tâm của Luật sư.

Hỏi về chế độ thai sản khi phát hiện thai bị di tật bẩm sinh và phải phá bỏ thai nhi ?

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty Xin giấy phép với nội dung bạn yêu cầu chúng tôi xin đưa ra nội dung tư vấn như sau:

Thứ nhất, Về thời gian được hưởng chế độ thai sản

Theo Điều 33 Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý như sau:

1. Khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Căn cứ theo quy định nêu trên và đối chiếu thông tin bạn cung cấp thì bạn mang thai được 21 tuần, do đó bạn sẽ được nghỉ 40 ngày theo quy định điểm c, Khoản 1 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội.

Và Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản khi phá thai như sau:

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33 của Luật này trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ t0ừ 5 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Theo quy định nêu trên thì sau khi nghỉ 40 ngày, bạn đi làm mà sức khỏe của bạn chưa phục hồi trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc thì bạn thể được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản tối đa là 05 ngày. Do đó, có được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản khi phá thai hay không còn phụ thuộc điều kiện sức khoẻ của bạn.

Thứ hai, Về mức hưởng chế độ thai sản

Theo Khoản 1, Điều 39,Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về Mức hưởng chế độ thai sản:

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

Căn cứ vào các quy định trên, bạn sẽ được hưởng tiền bảo hiểm xã hội do bên BHXH chi trả với mức bằng 100% mức tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

Thứ ba, Về hồ sơ thủ tục hưởng chế độ thai sản

Theo Khoản 2, Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về Hồ sơ hưởng chế độ thai sản:

2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

Căn cứ quy định nêu trên trong trường hợp của bạn nếu bạn điều trị nội trú thì bạn phải có Giấy ra viện, nếu bạn điều trị ngoại trú thì bạn phải có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Sau khi có đủ giấy tờ nêu trên, bạn đem nộp cho công ty để công ty có thể hoàn thành hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho bạn.

Như đã phân tích ở trên trong trường hợp của bạn thì bạn sẽ được nghỉ 40 ngày và mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số: để được giải đáp. Trân trọng./.

6. Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản ?

Chào luật sư minh khuê. Anh chị cho em hỏi về chế độ bảo hiểm cho phụ nữ sinh con. Vợ em có và đóng bảo hiểm trong công ty đều đặn trong 2 năm. Nay vợ em đang mang bầu tháng đầu tiên nên vợ em muốn nghỉ việc luôn ở công ty. Vậy anh chị cho em hỏi nếu bắt đầu từ tháng này vợ em thì có được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản không ạ ?

Mong anh chị trả lời giúp em. Em xin cảm ơn.

Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản ?

Trả lời:

Về điều kiện được hưởng chế độ thai sản, bạn vui lòng tham khảo bài viết sau:

Đối với câu hỏi của bạn, bạn không cung cấp rõ các thông tin quan trọng như: Thời điểm vợ bạn tham gia bảo hiểm xã hội, thời gian vợ bạn mang bầu là tháng mấy và thời điểm dự sinh của vợ bạn do vậy chúng tôi khó có thể tư vấn chính xác trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ví dụ như sau:

Giả sử, hiện tại đang là tháng 8 năm 2018 và vợ bạn đã mang bầu được 01 tháng. Như vậy, thời điểm dự sinh của vợ bạn có thể là tháng 4 hoặc tháng 5 năm 2019. Giả sử tháng 5 năm 2019 vợ bạn sinh. Tính đến thời điểm hiện tại, vợ bạn đã đóng được 02 năm và dự định nghỉ việc trong tháng 9 năm 2018.

Theo quy định tại Điều 9 thì khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh của vợ bạn được tính từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019. Trong khoảng thời gian này, vợ bạn mới đóng bảo hiểm xã hội được 04 tháng (từ tháng 5/2018 tới tháng 8/2018). Đối chiếu với các quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản nêu trên, vợ bạn không đủ điều kiện đóng được 06 tháng để được hưởng chế độ thai sản.

Tuy nhiên, vợ bạn đã đóng bảo hiểm xã hội được 02 năm, trong thời gian 12 tháng trước khi sinh đã đóng được 04 tháng bảo hiểm xã hội, giờ nếu muốn hưởng chế độ thai sản khi sinh, vợ bạn phải cần thêm “giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền” theo quy định tại khoản 3 Điều 31.

Nếu không có đủ giấy tờ thì vợ bạn nên suy nghĩ tới việc đi làm thêm 02 tháng nữa để đóng thêm 02 tháng bảo hiểm xã hội, đủ điều kiện tối thiểu là đóng được 06 tháng bhxh rồi nghỉ việc dưỡng thai.

Do không rõ tình huống thực tế của bạn, nên chúng tôi khuyến nghị bạn cần liên hệ trực tiếp tới bộ phận tư vấn pháp luật của chúng tôi để được giải đáp rõ hơn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *