Thẻ căn cước công dân có thể thay thế được hộ khẩu hay không ? Thủ tục cấp thẻ căn cước thực hiện như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thẻ căn cước công dân có thể thay thế được hộ khẩu hay không và điều này được luật hiện nay quy định như thế nào là câu hỏi được rất nhiều người băn khoăn hiện nay. xin giấy phép tư vấn và giải đáp cụ thể các vấn đề pháp lý liên quan đến quy định về thẻ căn cước:

>> 

:

Thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân chính của một công dân. Khái niệm và hình thức, nội dung của thẻ căn cước công dân như thế nào ? Bạn đọc có thể tham khảo tại bài viết    và  

Một vấn đề hiện đang có rất nhiều người quan tâm đó là thẻ căn cước có thể thay thế cho sổ hộ khẩu hay không ? Vấn đề này Công ty Xin giấy phép xin đưa ra phân tích dưới đây:

Tại Điều 10 quy định: 

“3. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ để cơ quan, tổ chức kiểm tra, thống nhất thông tin về công dân. Khi công dân đã sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.”

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khi công dân xuất trình thẻ căn cước, căn cứ vào số thẻ căn cước là số định danh cá nhân, cá nhân và cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm tra được các thông tin sau:

– Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

– Ngày, tháng, năm sinh;

– Giới tính;

– Nơi đăng ký khai sinh;

– Quê quán;

– Dân tộc;

– Tôn giáo;

– Quốc tịch;

– Tình trạng hôn nhân;

– Nơi thường trú;

– Nơi ở hiện tại;

– Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;

– Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;

– Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ;

– Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.

Đối chiếu với các thông tin có trong sổ hộ khẩu thì có thể thấy cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về dân cư tra cứu theo thẻ căn cước sẽ bao gồm cả các thông tin trong sổ hộ khẩu. 

Cho đến nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định thẻ căn cước bãi bỏ hay thay thế cho sổ hộ khẩu. Luật căn cước công dân 2014 mới chỉ thể hiện tinh thần khi công dân đã sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ khác để chứng minh các thông tin đã có nêu trên.

Vì vậy, có thể thấy chúng ta có thể xuất trình thẻ căn cước công dân thay cho giấy chứng minh nhân dân.

Tuy nhiên,  có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 nhưng do hiện nay nhiều địa phương chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân nên chưa thể áp dụng triệt để được việc tinh thần nêu trên.

cho phép chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 sẽ thực hiện thống nhất theo quy định của Luật này về việc xuất trình thẻ căn cước thay cho sổ hộ khẩu để chứng minh các thông tin lưu trữ theo số thẻ căn cước.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Thẻ căn cước công dân có thể thay thế được hộ khẩu hay không ? Thủ tục cấp thẻ căn cước thực hiện như thế nào ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  gọi số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *