Tranh chấp về vấn đề tiền lương của người lao động và công ty ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Nhận định “tiền lương” là cội nguồn của tranh chấp lao động có thể đúng dưới nhiều góc độ khác nhau trong nền kinh tế thị trường ngày nay. xin giấy phép tư vấn về tranh chấp về vấn đề tiền lương của người lao động và công ty như sau:

Mục lục bài viết

1. Tranh chấp về vấn đề tiền lương của người lao động và công ty ?

Xin giấy phép tư vấn về tranh chấp về vấn đề tiền lương của người lao động và công ty như sau:

Tranh chấp về vấn đề tiền lương của người lao động và công ty ?

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động về tiền lương, gọi:

Trả lời:

có quy định:

“Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”

Mình có làm cho công ty A, và được bổ nhiệm làm trưởng ban nhưng hàng tháng mình được lĩnh lương không được tính đúng theo quy chế lương của Công ty mẹ ban hành. Xin hỏi vấn đề này mình đề nghị thanh tra lại lương và đề nghị tính lại lương liệu có được không ? Chân thành cảm ơn luật sư.

Nếu công ty bạn đã xây dựng quy chế lương thì có trách nhiệm thanh toán và chi trả đúng, đủ cho người lao động của mình. Bộ luật lao động có quy định:

“Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

Điều 96. Nguyên tắc trả lương

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”

Như vậy, nếu công ty không thực hiện đúng bạn có thể kiến nghị lên cấp có thẩm quyền để yêu cầu doanh nghiệp trả lương đúng theo thỏa thuận và xử phạt doanh nghiệp về hành vi này như sau:

“3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động….

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động…”

Chào Xin giấy phép. Hiện tôi là giáo viên. Trong ngày 3/11/2016 tôi có nộp và được UBND huyện Hòa Vang ra quyết định nghỉ từ ngày 11/11/2016. Hiệu trưởng của trường báo lại là đã cắt lương của tôi trong tháng này. Vậy xin quý luật sư vui lòng cho tôi hỏi: Tôi có được nhận số tiền lương đã dạy từ ngày 1 đến ngày 11/11/2016 không ? Nếu có thì hình thức nhận thế nào ? Xin chân thành cám ơn.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc đúng pháp luật nên bạn được yêu cầu nhà trường chi trả đúng và đủ lương cho đến trước khi nghỉ việc.Trường hợp của bạn được áp dụng luật viên chức 2010 và bộ luật lao động năm 2012.

Điều 28 Luật Viên chức quy định:

“3. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.”

Theo đó, việc chấm dứt hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động như sau:

“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”

Chào luật Minh Khuê. Tôi đã làm việc hợp đồng dài hạn với công ty. Nhưng nay công ty khó khăn chậm lương quá lâu nên tôi muốn xin nghỉ không hưởng lương để đi làm cho một công ty khác vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, thì tôi phải làm đơn thế nào ? Chân thành cảm ơn luật sư.

Việc công ty chậm lương là sai với quy định của pháp luật lao động.Nếu việc thỏa thuận trả lương đủ và đúng không được bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu muốn như sau:

“Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

3. Người lao động làm việc theo có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

Như vậy bạn báo trước cho người sử dụng lao động đủ 45 ngày thì được quyền nghỉ việc đúng luật mà không phải bồi thường.

Em đưa người vào công ty tnhh làm thời vụ . Hiện nay công ty em thường hay trả chậm lương. Em không có hợp đồng chỉ có thỏa thuận miệng giờ em phải làm thế nào ạ ? Em xin cảm ơn.

Bạn gửi trả lương đầy đủ đến công đoàn cấp cơ sở của công ty nếu có. Nếu không được giải quyết thỏa đáng bạn có quyền gửi đơn này đến phòng LĐTBXH quận/huyện nơi công ty có trụ sở. Theo đó công ty có thể bị xư phạt như sau:

” Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động….”

Chào luật Minh Khuê. Làm ơn tư vấn cho mình vụ việc sau với ạ. Công ty A trúng thầu xây dựng trụ sở M. A giao cho B thi công các hạng mục công trình và thanh toán cho B đầy đủ các khoản chi phí. Khi thi công công trình B lại thuê C vừa làm công, vừa tuyển thợ và chấm công cho B. Đến khi xây xong công trình không thanh toán tiền công cho công nhân. Các công nhân làm C ra Tòa án để đòi tiền công lao động. Bạn cho mình hỏi đây là tranh chấp kiện đòi tài sản thông thường hay tranh chấp đòi tiền lương theo quy định của Bộ luật lao động, Căn cứ điều khoản nào ạ ?Xin chân thành cảm ơn.

Nếu C và B có hợp đồng lao động thì C chỉ là người làm công cho B,C chỉ làm việc theo quy định của tổ chức B, lúc này các công nhân phải làm đơn tranh chấp về trả tiền công/ thù lao với tổ chức B.

Nếu C và B có không hợp đồng lao động mà C chỉ là cá nhân thì bản chất C vẫn là người lao động làm việc cho tổ chức B.

Trong cả hai trường hợp này thì tranh chấp trên được coi là tranh chấp đòi tiền lương/tiền công /thù lao theo quy định của bộ luật lao động. Do thông tin bạn đưa ra ít trường hợp có nội dung hướng dẫn chưa rõ bạn có thể liên hệ lại với xin giấy phép. Tham khảo thêm:

2. Điều kiện nâng bậc lương cho giáo viên ?

Thưa luật sư! Tôi là 1 giáo viên tiểu học,tôi nghe nói muốn chuyển bậc lương lên đại hoc thì phải có bằng anh văn A2 mà tôi đã có chứng chỉ B anh văn thì có được nâng bậc lương không? Trân trọng cảm ơn!

>> Luật sư lao động trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Theo năm 2014 quyết định về việc ban hành quy chế nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động thì trong quá trình làm việc viên chức sẽ được nâng bậc lương trong hai trường hợp, nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn.

Điều kiện để được lương bậc lương thường xuyên được quy định tại Điều 5 Quyết định như sau:

“Điều 5. Điều kiện, tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên

Công chức, viên chức và người lao động chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức (sau đây gọi là chức danh) thì được xét nâng 1 bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:

1. Điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch, trong chức danh

a) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0 thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.

b) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và nhân viên thừa hành, phục vụ thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.

2. Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên

Công chức, viên chức, người lao động có đủ điều kiện thời gian giữ bậc quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá, đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng 1 bậc lương thường xuyên:

a) Đối với công chức:

– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;

– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

b) Đối với viên chức và người lao động:

– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.”

Và điều kiện để được nâng bậc lương trước hạn được quy định tại Điều 11 Quyết định như sau:

“Điều 11. Điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ hưởng

1. Điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn

Công chức, viên chức và người lao động được xét nâng bậc lương trước thời hạn khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

a) Đạt đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy chế này.

b) Lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền công nhận bằng văn bản, đáp ứng các tiêu chuẩn về cấp độ thành tích theo quy định và năm xét nâng bậc lương trước thời hạn phải đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở trở lên. Đối với Lãnh đạo đơn vị (gồm thủ trưởng, phó thủ trưởng đơn vị), ngoài điều kiện quy định trên còn yêu cầu đơn vị phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Bộ công nhận là “Tập thể lao động xuất sắc” trở lên vào năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.

Các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng để xét nâng bậc lương trước thời hạn là các danh hiệu được Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành xét tặng do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được giao; không tính các danh hiệu thi đua và bằng khen trong hoạt động phong trào quần chúng hoặc các phong trào thi đua ngắn hạn, không trong phạm vi nhiệm vụ được giao. Thành tích đã được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn thì không được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn cho các lần tiếp theo.

c) Chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn, còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên.

d) Không thực hiện nâng bậc lương trước thời hạn hai lần liên tiếp (hai bậc liền kề) trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh.

2. Cách xác định thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn

a) Thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn được xác định theo thời điểm ban hành văn bản công nhận thành tích đạt được trong khoảng thời gian 6 năm gần nhất đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0; 4 năm gần nhất đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và đối với nhân viên thừa hành, phục vụ tính đến 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.

b) Đối với các trường hợp đã được nâng bậc lương trước thời hạn thì tất cả các thành tích đạt được trước ngày có quyết định nâng bậc lương trước thời hạn trong khoảng thời gian (6 năm và 4 năm) quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này không được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn cho lần sau.”

Như vậy bạn chỉ được nâng lương theo hai hình thức là nâng bậc lương thường xuyên hoặc nâng bậc lương trước thời hạn khi đáp ứng đủ các quy định ở trên, Khi đáp ứng đủ điều kiện để nâng lương ở bậc đại học, nếu đơn vị có nhu cầu sử dụng và đồng ý bố trí vào vị trí việc làm phù hợp với trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ mới, thì hai bên thỏa thuận ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng làm việc đã ký, hoặc ký lại hợp đồng làm việc với nội dung việc làm mới, hưởng lương ở ngạch lương mới tương ứng với trình độ đào tạo mới, việc làm mới. Bạn sẽ không được chuyển lương lên bậc đại học khi đơn vị không có nhu cầu sử dụng và đồng ý bố trí và vị trí việc làm phù hợp với trình độ đào tạo đại học.

Về vấn đề yêu cầu trình độ ngoại ngữ của giáo viên, Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập quy định cụ thể như sau:

Điều 4. Giáo viêntiểu học hạng II – Mã số V.07.03.07

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồidưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạmtiểu học hoặc đại học sư phạm các chuyên ngành phù hợp vớibộ môn giảng dạy trở lên;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theoquy định tại Thông tư số ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáodục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặccó chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếngdân tộc;

Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thìtrình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 theo quy định tại Thông tư số01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hànhKhung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹnăng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quyđịnh Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

d) Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viêntiểu học hạng II.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn,nghiệp vụ

a) Chủ động tuyên truyền và vận độngđồng nghiệp thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng,Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học;

b) Hướng dẫn được đồng nghiệp thực hiệnchương trình, kế hoạch giáo dục tiểu học;

c) Vận dụng sáng tạo và đánh giá đượcviệc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thựctiễn giáo dục học sinh tiểu học của đồng nghiệp;

d) Chủ động, tích cực phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quảgiáo dục học sinh tiểu học;

đ) Tích cực vận dụng và có khả năngphổ biến sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm nghiên cứukhoa học sư phạm ứng dụng từ cấp huyện trở lên;

e) Được công nhận là chiến sĩ thi đuacấp cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi hoặc giáo viên chủ nhiệm giỏi hoặc tổng phụtrách đội giỏi cấp huyện trở lên;

g) Viên chức thăng hạng từ chức danhgiáo viên tiểu học hạng III lên chức danh giáo viên tiểu học hạng II phải có thờigian giữ chức danh giáo viên tiểu học hạng III hoặc tương đương từ đủ 6 (sáu)năm trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh giáo viên tiểu học hạng III từ đủ01 (một) năm và tốt nghiệp đại học sư phạm trước khi thi hoặc xét thăng hạng từđủ 01 (một) năm trở lên.

Điều 5. Giáo viêntiểu học hạng III – Mã số V.07.03.08

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồidưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạmtiểu học hoặc cao đẳng sư phạm các chuyên ngành phù hợp vớibộ môn giảng dạy trở lên;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quyđịnh tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hànhkhung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụngtiếng dân tộc;

Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thìtrình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 theo quy định tạiThông tư số GDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 củaBộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹnăng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tạiThông tư số TT ngày 11 tháng 3 năm2014 củaBộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệthông tin;

d) Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viêntiểu học hạng III.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn,nghiệp vụ

a) Nắm vững chủ trương, đường lối,chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địaphương về giáo dục tiểu học;

b) Thực hiện có hiệu quả kế hoạch,chương trình giáo dục tiểu học;

c) Vận dụng linh hoạt và hướng dẫn đồngnghiệp vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thựctiễn giáo dục học sinh tiểu học;

d) Tích cực phối hợp với đồng nghiệp,cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh tiểu học;

đ) Thường xuyên vận dụng và có khảnăng đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp làm sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩmnghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cấp trường trở lên;

e) Được công nhận là chiến sĩ thi đuacấp cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi hoặc giáo viên chủ nhiệm giỏi hoặc tổng phụtrách đội giỏi cấp trường trở lên;

g) Viên chức thăng hạng từ chức danhgiáo viên tiểu học hạng IV lên chức danh giáo viên tiểu học hạng III phải có thờigian giữ chức danh giáo viên tiểu học hạng IV hoặc tương đương từ đủ 3 (ba) nămtrở lên, trong đó thời gian giữ chức danh giáo viên tiểu học hạng IV từ đủ 01(một) năm và tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trước khi thi hoặc xét thăng hạng từ đủ01 (một) năm trở lên.

Điều 6. Giáo viêntiểu học hạng IV – Mã số V.07.03.09

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồidưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạmtiểu học hoặc trung cấp sư phạm các chuyên ngành phù hợp vớibộ môn giảng dạy trở lên;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theoquy định tại Thông tư số 01/ ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hànhkhung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụngtiếng dân tộc;

Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thìtrình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 1 theo quy định tạiThông tư số BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 củaBộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹnăng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tạiThông tư số TTT ngày 11 tháng 3 năm2014 củaBộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn,nghiệp vụ

a) Nắm được chủ trương, đường lối,chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêucầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học;

b) Thực hiện được kế hoạch, chương trình giáo dục tiểu học;

c) Vận dụng được kiến thức về giáo dụchọc và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục họcsinh tiểu học;

d) Biết phối hợp với đồng nghiệp, chamẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục chohọc sinh tiểu học;

đ) Vận dụng được đổi mới phương phápdạy học, đổi mới tổ chức lớp học, tổ chức hoạt động dạy họcở trường tiểu học;

e) Biết viết sáng kiến kinh nghiệm hoặcnghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; biết áp dụng cácsáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoahọc sư phạmứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh tiểu học.

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc cụ thể như sau:

KNLNNVN

CEFR

Sơ cấp

Bậc 1

A1

Bậc 2

A2

Trung cấp

Bậc 3

B1

Bậc 4

B2

Cao cấp

Bậc 5

C1

Bậc 6

C2

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đang có trình độ B, ( tương ứng bậc 3 hoặc bậc 4) nên đáp ứng được điều kiện để chuyển lên ngạch đại học nếu thỏa mãn những quy định nêu trên.

3. Điều kiện nâng bậc lương ?

Thưa Luật sư! Tháng 10 năm 2011 em ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hưởng lương hệ số 2.34 có tham gia BHXH và được nâng bậc lương theo quy định.

Tuy nhiên, đến tháng 2 năm 2014 em xin chấm dứt hợp đồng lao động và chuyển đến hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế thời hạn 1 năm với Trung tâm y tế dự phòng, hệ số lương 2.34 có đóng bhxh, hết hợp đồng 1 năm mà chưa được tuyển dụng viên chức em lai kí tiếp hợp đồng 3 năm. Vậy luật sư cho em hỏi nếu cuối năm 2016 em được tuyển dụng viên chức em có được tính nâng lương không?

Xin chân thành cảm ơn!

>>

Trả lời:

Khoản 1 Điều 3 của Bộ Nội vụ : Hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định:

Điều 3. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn

1. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ:

a) Điều kiện và chế độ được hưởng:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư nàylập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

Dẫn chiếu đến khoản 2 điều 2 Thông tư này:

2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

b) Đối với viên chức và người lao động:

– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Như vậy, nếu đáp ứng các điều kiện nêu tại quy định trên, bạn sẽ được xem xét nâng bậc lương.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Lương và chế độ hưởng lương ?

Chào luật sư. Cho tôi hỏi hiện nay tôi tốt nghiệp cử nhân kế toán chính quy, nếu thi công chức vào ngạch 06.032 Kế toán viên trung cấp sẽ được hưởng hệ số lương bao nhiêu Bậc nào?

Lương và chế độ hưởng lương

Trả lời:

Xin giấy phép tư vấn Luật Lao động và các vấn đề pháp lý liên quan đến tiền lương theo quy định của pháp luật hiện hành:

Theo quy định của Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BNV thì Kế toán viên trung cấp được xếp vào công chức loại B. Bậc lương và hệ số lương của công chức loại B được quy định như sau:

Số TT

Nhóm ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

5

Công chức loại B

Hệ số lương

Mức lương thực hiện01/10/2004

1,86

539,4

2,06

597,4

2,26

655,4

2,46

713,4

2,66

771,4

2,86

829,4

3,06

887,4

3,26

945,4

3,46

1.003,4

3,66

1.061,4

3,86

1.119,4

4,06

1.177,4

Như vậy, sau khi bạn thi vào kế toán viên trung cấp thì bạn sẽ hưởng lương bậc 1, hệ số 1,86

Điều 7 Văn bản hợp nhất quy định về chế độ nâng bậc lương đối với công chức loại B như sau

” b2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch được xét nâng lên một bậc lương.

Như vậy, cứ sau 2 năm bạn sẽ được nâng lương 1 lần.

Xin hỏi luật sư, cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị hành chính sư nghiệp khi có quyết định hưởng lương ngày 16 hàng tháng thì có được hưởng lương tại tháng hiện tại hay hưởng lương từ tháng sau

Theo quy định của thì kỳ hạn trả lương được xác định như sau:

Điều 95. Kỳ hạn trả lương

1. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.

2. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Như vậy trong trường hợp này, cán bộ, công chức, viên chức có quyết định hưởng lương vào ngày 16 hàng tháng tức là hưởng lương của tháng trước đó. Ví dụ như ngày 16 tháng 02 thì sẽ được nhận lương của tháng 01.

Kính chào Xin giấy phép. Tôi có một vấn đề muốn nhờ các luật sư tư vấn giúp. Tôi công tác trong doanh nghiệp tư nhân (TNHH) thuộc bộ phận hành chính, công ty tôi thực hiện trả lương cho tôi ngày chủ nhật 200% với điều kiện phải đi làm đủ 26 công ngày thường, nếu nghỉ bao nhiêu công ngày thường (kể cả có giấy xin nghỉ) thì số công ngày chủ nhật tương ứng sẽ không được tính hệ số 200%. Xin hỏi Luật sư như vậy có đúng với quy định không? xin cảm ơn!

Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Như vậy, pháp luật Lao động quy định tiền lương làm thêm ngày nghỉ hàng tuần ít nhất bằng 200% mức tiền lương theo công việc đang làm. Nếu ngày nghỉ hàng tuần của công ty bạn là ngày chủ nhật thì việc bạn có đi làm đủ công hay không không ảnh hưởng đến cách tính lương ngày chủ nhật. Trường hợp ngày nghỉ hàng tuần là ngày khác thì tiền lương vào ngày chủ nhật này do hai bên thỏa thuận nhưng thấp nhất bằng tiền lương ngày thường.

THưa luật sư, Công ty thực hiện quy định theo điều 163 bộ luật lao động 2012 lao động dưới 18 tuổi không được làm việc quá 8 giờ / ngày và 40 giờ / tuần, nhưng không biết áp dụng tính lương cho trường hợp trên như thế nào cho hợp lý vì các em chỉ làm việc 5 ngày / tuần; trong khi công ty đang thực hiện 6 ngày /tuần?

Điều 34 Bộ luật Lao động 2012 quy đinh về người lao động làm việc không trọn thời gian như sau:

1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc quy định của người sử dụng lao động.

2. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.

3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Như vậy, trong trường hợp này, lao động dưới 18 tuổi được xác định là người lao động không trọn thời gian, người lao động không trọn thời gian cũng có quyền hưởng lương như đối với người lao động trọn thời gian. Mức lương này sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu do pháp luật quy định, việc thanh toán tiền lương được thực hiện theo như thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Thưa luật sư, Tôi làm công ty dịch vụ bảo vệ nhất nam hợp đồng là 3 tháng và là công ty tư nhân ,tôi làm từ 9/6/2016 – 25/09/2016 tôi viết đơn xin nghỉ và công ty duyệt cho tôi ngày 25/10/2016 . Nhưng đến nay tôi vẫn chưa nhận đuợc lương tháng 9-10 , công ty trả lương vào ngày 25 hàng tháng, tức là 25/10 là trả lương của tháng 9 , tháng 11 trả lương của tháng 10. Nhưng đến nay ngày 14/11/2016 công ty vẫn chưa chuyển lương cho tôi. Mong lời tư vấn của luật sư. Xin cảm ơn!

Điều 47 Bộ luật Loa động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi chấm dứt hợp đồng lao động trong thời hạn 7 ngày, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lời của mỗi bên; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Nghĩa là trong trường hợp này, bên công ty sẽ phải thanh toán đầy đủ tháng lương còn thiếu cho bạn trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Trong trường hợp quá 30 ngày rồi mà phía công ty vẫn từ chối thanh toán tiền cho bạn thì bạn có thể nhờ công đoàn cơ sở; hòa giải viên lao động giải quyết vấn đề này để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.

Thưa luật sư, Em đang làm việc tại 1 công ty tư nhân, giờ e muốn nghỉ việc không lương khoảng 3 tháng liệu có được không?

Điều 116 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, người lao động được phép nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động trước khi nghỉ, tuy nhiên việc này còn phụ thuộc vào các thỏa thuận khác giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do luật không điều chỉnh cụ thể nên nếu hợp đồng lao động có ghi nhận hoặc bạn có thỏa thuận được với người sử dụng lao động thì có thể được nghỉ trong trường hợp này.

5. Tư vấn về mức lương của người lao động?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Doanh nghiệp của tôi hoạt động trong lĩnh vực vận tải xe buýt ở Tp.Hồ Chí Minh. Hiện nay doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội – thất nghiệp – y tế với mức lương 2.350.000 đồng/tháng cộng thêm 7%.

Tổng cộng đối với tài xế là 823.500 đồng/tháng và tiếp viên 793.000 đồng/tháng, nhưng hiện nay Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng Tp.HCM (Trung tâm) áp dụng cho mức lương 2.000.000 đồng/tháng.

Cho tôi hỏi Trung tâm áp dụng như vậy có đúng với chủ trương của chính phủ theo được ký ngày 04 tháng 12 năm 2012 hay không?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Xin giấy phép

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư

Người gửi: Cường NT

Tổng đài luật sư trực tuyến gọi: 0899456055.

Trả lời:

Công ty Xin giấy phép đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Chúc bạn mạnh khỏe và thành công.

Về vấn đề của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo như bạn trích dẫn, thì hiện tại bạn đang tham khảo . Tuy nhiên, đây là Nghị định đã hết hiệu lực, hiện giờ Chính phủ ban hành nghị định hiện hành quy định về vấn đề bạn đang thắc mắc, đó là Nghị định 103/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

Theo đó, căn cứ của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động:

Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 4.180.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I;

b) Mức 3.710.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II;

c) Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III;

d) Mức 2.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Danh mục về các vùng sẽ được quy định ở phụ lục kèm theo nghị định:

“1. Vùng I, gồm các địa bàn:

– Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;

– Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng;

– Các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;

– Thành phố Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;

– Thành phố Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;

– Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

2. Vùng II, gồm các địa bàn:

– Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;

– Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;

– Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;

– Thành phố Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;

– Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;

– Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh;

– Các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh;

– Thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên;

– Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;

– Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;

– Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;

– Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;

– Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;

– Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;

– Các Thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;

– Các Thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;

– Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;

– Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh;

– Thành phố Tây Ninh và các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;

– Thị xã Long Khánh và các huyện Định Quán, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;

– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương;

– Thị xã Đồng Xoài và huyện Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước;

– Thành phố Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

– Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;

– Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang;

– Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;

– Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang;

– Thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang;

– Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.

3. Vùng III, gồm các địa bàn:

– Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);

– Thị xã Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;

– Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;

– Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;

– Các huyện Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;

– Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;

– Các huyện Hoành Bồ, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;

– Các huyện Bảo Thắng, Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai;

– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên;

– Thị xã Sông Công và các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;

– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Nam Định;

– Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;

– Thị xã Tam Điệp và các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;

– Huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;

– Thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa;

– Huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;

– Các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;

– Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam;

– Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi;

– Thị xã Sông Cầu và huyện Đông Hòa thuộc tỉnh Phú Yên;

– Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;

– Thị xã Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;

– Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum;

– Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng;

– Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;

– Các thị xã Phước Long, Bình Long và các huyện Đồng Phú, Hớn Quản thuộc tỉnh Bình Phước;

– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Tây Ninh;

– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;

– Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

– Thị xã Kiến Tường và các huyện Thủ Thừa, Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An;

– Thị xã Gò Công và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang;

– Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;

– Thị xã Bình Minh và huyện Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;

– Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;

– Các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Giang Thành, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;

– Thị xã Tân Châu thuộc tỉnh An Giang;

– Thị xã Ngã Bảy và các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;

– Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau.

4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại”.

Do vậy, bạn có thể căn cứ vào những quy định này, xác định bạn thuộc vùng mấy trong 4 vùng trên để biết được mức lương tối thiểu theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp phải chi trả cho bạn. Và liệu doanh nghiệp có đang thực hiện đúng pháp luật hay không?

6. Nghỉ hàng tuần có được trả lương không?

Kính chào luật sư, tôi có một câu hỏi xin nhờ luật sư giải đáp: Nghỉ hàng tuần có được trả lương không? Trường học mầm non đi làm từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 được nghỉ theo luật lao dộng, vậy ngày thứ 7 có chấm công không thưa luật sư?

Người gửi: NTN Ánh

>>

Luật sư trả lời:

Căn cứ Điều 110 quy định về nghỉ hàng tuần như sau:

“1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động”

Căn cứ điều Điều 22 ;

Như vậy, người lao động được trả lương theo tháng trên cơ sở hợp đồng lao động, ngày nghỉ thứ 7 là ngày nghỉ hàng tuần của người lao động và anh được phép nghỉ mà lương tháng không hề thay đổi. Quy định như thế này được hiểu là, người lao động 1 tháng làm việc đủ 26 ngày công, nghỉ 4 ngày thứ 7 không được trả lương, và nhận đủ lương tháng theo thỏa thuận trên hợp đồng. Nếu người lao động có ngoài ngày nghỉ hàng tuần trong tháng, hay làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần (ngày thứ 7) trong tháng thì tiền lương để tính cho những ngày nghỉ hay ngày làm thêm được tính theo lương ngày: bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc thực tế trong tháng mà doanh nghiệp lựa chọn: 26 ngày, 24 ngày, 25 ngày,…

Về thực chất, thì nếu tính theo lương tháng, thì doanh nghiệp trả lương cho cả tháng làm việc tính trên ngày công lao động tháng, vậy nên ngày thứ 7 là ngày nghỉ mà vẫn được tính hưởng đủ lương của tháng. Nếu tính theo lương ngày thì ngày thứ 7, là ngày nghỉ không lương.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *