Tất cả những điều người lao động cần biết theo quy định pháp luật lao động hiện hành

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào luật sư! cháu mới tốt nghiệp cấp ba và đang có mong muốn đi làm ở khu công nghiệp, cháu muốn hỏi luật sư cháu cần lưu ý điều gì khi đi làm trong doanh nghiệp. Cháu nghe mọi người bảo đi làm công nhân cũng phải hiểu biết pháp luật để phòng thân và tự bảo vệ mình. Xin cảm ơn luật sư nhiều ạ

Mục lục bài viết

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

22 ĐIỀU NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN BIẾT:
Dưới đây, là những điều quan trọng mà người lao động cần phải biết kể từ khi bắt đầu đi làm cho đến khi nghỉ việc tại công ty,

1. Được doanh nghiệp thông báo kết quả tuyển dụng trong thời hạn 5 ngày làm việc, từ ngày có kết quả tuyển dụng

2. Doanh nghiệp không được thu tiền người lao động khi tham gia tuyển lao động

3. Phải có hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng

4. Ký hợp đồng với người dưới 18 tuổi phải có đồng ý của người đại diện
Ký hợp đồng lao động với người lao động từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại điện theo pháp luật của người lao động;

5. Doanh nghiệp không được giữ bản chính các giấy tờ tùy thân của người lao động
Doanh nghiệp không giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ và buộc người lao động bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản để được ký kết, thực hiện hợp đồng lao động.

6. Một công việc chỉ được thử việc duy nhất 1 lần

7. Trả lương thử việc bằng hoặc lớn hơn 85% lương chính thức
Trường hợp hợp đồng thử việc có đề cập đến lương thử việc và luơng chính thức thì doanh nghiệp phải trả lương thử việc cho người lao động bằng hoặc lớn hơn 85% lương chính thức, và mức lương chính thức phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng.

8. Tùy vào trình độ, thời gian thử việc sẽ là khác nhau
Thời gian tối đa không quá 60 ngày đối với công việc cần trình độ từ cao đẳng trở lên, không quá 30 ngày đối với công việc cần trình độ trung cấp, không quá 6 ngày làm việc đối với các công việc khác;

9. Nếu người lao động và người sử dụng lao động ký hợp đồng thử việc riêng biệt, không ghi chung vào HĐLĐ thì thời gian thử việc không thuộc trường hợp tham gia BHXH, BHYT.

Tuy nhiên đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng BHXH, BHYT, BHTN (Theo Khoản 3 Điều 186 Bộ Luật lao động).

10. Bắt buộc thông báo kết quả khi hết thời gian thử việc
Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc, phải cho người lao động biết kết quả thử việc. Trường hợp đạt yêu cầu phải ký kết hợp đồng lao động ngay, nếu không đạt yêu cầu có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc.

11. Tiền lương làm thêm giờ

– Làm thêm vào ngày thường = 150% lương;
– Làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần = 200% lương;
– Làm thêm vào ngày lễ, tết = 400% lương.

12. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

– Làm thêm vào ngày thường = 150% + 30% +(20% x 150%) = 210%
– Làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần = 200% + 30% + (20% x 200%) = 270%
– Làm thêm vào ngày lễ, tết = 400% + 30% + (20% x 300%) = 490%

13. Trong 1 năm, người lao động có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép
Trong những ngày này, người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương;

14. Doanh nghiệp chậm trả lương trên 15 ngày phải trả thêm tiền theo lãi suất ngân hàng

15. Không bắt người lao động nộp tiền, cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động

16. Có thể tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Người lao động được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu:
– Tham gia nghĩa vụ quân sự;
– Bị tam giam, tạm giữ;
– Bị áp dụng biện pháp dưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai – nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc;
– Lao động nữ mang thai;
– Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
– Doanh nghiệp phải có trách nhiệm nhận lại người lao động khi đã hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng.

17. Được nghỉ giữa giờ khi trong thời gian hành kinh hoặc nuôi con
Lao động nữ được nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh. Nếu nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được nghỉ 60 phút mỗi ngày.

18. Cấm doanh nghiệp sa thải người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản

19. Có quyền nghỉ việc nếu không được trả lương đầy đủ hoặc bị quấy rối tình dục
Việc nghỉ việc phải được báo trước 3 ngày làm việc. Trường hợp người lao động đã làm việc trên 12 tháng còn được hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc là ½ tháng lương.

20. Doanh nghiệp bắt buộc phải chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc
Sổ bảo hiểm xã hội là giấy tờ cần có để người lao động thực hiện thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi nghỉ việc.

21. Nhận trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ việc
Sau khi nghỉ việc, người lao động được cơ quan Bảo hiểm xã hội trả trợ cấp thất nghiệp nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên và đáp ứng một số điều kiện khác.

22. Miễn toàn bộ án phí cho người lao động khi khởi kiện doanh nghiệp tại Tòa án
Người lao động được miễn toàn bộ án phí khi khởi kiện các vấn đề liên quan đến lĩnh vực lao động.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *