Người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Luật sư của công ty luật DV Xingiayphepgiải đáp về những trường hợp mà người sử dụng lao động được phép chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động một cách hợp pháp, đúng quy định của luật lao động hiện nay:

Trả lời:

1. Cơ sở pháp luật:

Bộ luật lao động năm 2012.

2. Nội dung phân tích:

Căn cứ Bộ luật lao động 2012, theo đó người sử dụng lao động được chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với người lao động trong các trường hợp quy định tại Điều 38, như sau:

“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng”.

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi muốn xin luật sư tư vấn giúp . Tôi công tác tại một bệnh viện, khi đi trực do bức xúc về cách làm việc nơi tôi làm nên tôi có đưa trang thái của mình lên trang face của tôi về cách thức làm việc và sắp xếp lịch công tác của bệnh viện. Tôi không nói cụ thể khoa nào ,bệnh viện nào chỉ là tôi lại đặt vị trí nên hiện rõ địa chỉ tôi làm viêc. Và lãnh đạo phát hiện đã bắt tôi xóa sau đó vài phút . Tôi cung đã xóa, nhưng họ lại chụp được và yêu cầu kỷ luật tôi dưới hình thức sa thải , vậy xin hỏi họ làm như vậy đung hay sai ? cảm ơn!

Trong trường hợp của bạn , nếu lời bạn đăng không đúng sự thật và trong nội quy của bệnh viện có quy định rõ hình thức kỷ luật trong trường hợp này thì công ty có quyền kỷ luật bạn . Ngược lại , tuy việc làm , lời nói của bạn là đúng sự thật chưa được khéo léo , làm ảnh hưởng đến uy tín của bệnh viện, nhưng dựa vào các quy định tại điều 38 nêu trên thì công ty chưa có đủ căn cứ để kỷ luật bạn dưới hình thức sa thải.

Thưa luật sư, xin hỏi: Năm 2005 tôi được bầu làm bí thư đoàn xã đến năm 2010 được bầu làm phó chủ tịch HĐND xã cho đến bầu cử 2016 vừa qua tôi không trúng đại biểu HĐND xã nên chức danh PCT HĐND không còn nữa và từ đó đến nay họ không sắp xếp hay bố trí cho tôi việc gì cả, tiền lương cũng bị cắt 2tháng nay, trong khi đó tôi không nhận được văn bản hay quyết định nào nghỉ việc đối với tôi cả và tôi nghĩ rằng mình cũng không bị kỷ luật sao lại mất việc làm. Vậy xin hỏi Luật sư họ làm vậy đối với tôi có đúng pháp luật không? văn bản nào quy định? nếu tôi khởi kiện thì nên kiện ai? Cần những chứng cứ gì để khởi kiện? Xin cảm ơn Luật sư.

Với trường hợp của Bạn đã làm phó chủ tịch HĐND xã từ năm 2010 đến năm 2016 thì nên bạn bạn không trúng đại biểu HĐND xã thì việc chức danh của bạn phải được HĐND xem xét theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 và  quy định như sau: 

Điều 25. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện

1. Hội đồng nhân dân huyện gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở huyện bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ bốn mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên bốn mươi nghìn dân thì cứ thêm năm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;

b) Huyện không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ tám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi nghìn dân thì cứ thêm mười nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;

c) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở huyện có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươi lăm đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân huyện gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện. Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

3. Hội đồng nhân dân huyện thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế – xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này.

Ban của Hội đồng nhân dân huyện gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân huyện do Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân huyện quyết định.

Như vậy, bạn ở cấp huyện, muốn cho bạn thôi giữ chức vụ thì phải tiến hành Ban hội đồng nhân dân để bầu hoặc miễn nhiệm và giao cho bạn chức danh nhiệm vụ tương đương. Nên bạn có quyền khiếu nại về hành vi đó.

Thưa luật sư, Tôi xin hỏi các chuyên gia tư vấn luật một việc như sau: Tôi la một công chức cấp xã được biên chế từ năm 2012, năm nào tôi cũng được hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thực hiện nhiệm vụ tôi luôn nỗ lực cố gắng hoàn thành tôt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên do là công chức chuyên môn phải giải quyết công việc nhiều nên trong việc được phân công phụ trách các thôn, tôi ít được xuông đôn đốc cơ sở thôn bản, năm nay thực hiện trồng cây vụ 3, thôn tôi phụ trách các hộ dân đăng ký trồng ngô rất ít nên sếp có nói nếu thôn phụ trách mà đăng ký ít hoặc cá nhân gia đình tôi không trồng ngô thì bảo tôi làm đơn nghỉ việc. Vậy như vậy là đúng hay sai, tôi đã họp dân tuyên truyền nhưng dân không đăng ký

 Trong trường hợp này , lãnh đạo trực tiếp của bạn không có căn cứ để đuổi việc bạn bởi về việc bạn đã làm đúng công việc được giao nhưng do những nguyên nhân khách quan mà không mang lại hiệu quả như mong muốn thì chưa đủ căn cứ để đuổi việc theo quy định tại điều 38 nêu trên .

Chào các luật sư, em có thắc mắc như sau: trước đây, khi e mới vào làm tại công ty thì chỉ được ký hợp đồng 6 tháng, sau 6 tháng đó e không được ký thêm hợp đồng nào nữa trong khi em vẫn tiếp tục làm đến gần 1 năm sau đó. Vì công việc em lúc đó là thu ngân nên bị giữ số tiền là 3 triệu đồng, sau khi em viết đơn xin nghỉ theo quy định của công ty thì 1 tháng sau em mới nhận được lại 2.4 triệu tiền giữ còn 500 nghìn đồng còn lại thì không được trả lại. Em có gọi điện hỏi công ty thì được trả lời là sẽ trả nhưng đến nay (gần 4 tháng) vẫn không thấy trả. Vậy công ty đó có vi phạm về quy định của Luật lao động không ạ?

Khoản 2 điều 47 Bộ luật lao động 20120 có quy định như sau:

“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.”

Trong trường hợp này , nếu bạn và công ty đã thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động mà công ty không trả đủ số tiền lương đã giữ lại của bạn thì bạn có thể viết đơn khiếu nại gửi lên ban giám đóc công ty cũng như công đoàn của công ty để được giải quyết .

Thưa luật sư, Em có đi làm ở 1 công ty thời trang nhưng do trong quá trình làm có xảy ra mất mát tài sản nhưng do chưa có tiền để đền bù nên em chưa kịp đền cho đủ hàng thì công ty cho nghỉ việc đột xuất. Và khi kiểm kê hàng hóa trước khi nghỉ phát hiện mất mát nguyên giá bán là 26tr nhưng công ty cho e đền bù là 13tr. Tháng lương đó của e công ty vẫn giữ.em muốn trừ hết lương vào đó rồi xin trả dần được không ạ vì kinh tế e không cho phép trả hết được. Nhưng công ty không cho em trả dần mà bảo truy tố hình sự thì em phải làm sao ạ. Luật sư cho em xin lời khuyên được không ? 

 Trong trường hợp của bạn , bạn làm mất mát hàng hóa của cửa hàng thì bạn phải có trách nhiệm đền bù cho của hàng số tiền đã mất , do kinh tế đang gặp khó khăn bạn có thể thỏa thuận lại với công ty , nếu không thỏa thuận được mà công ty có ý định muốn khởi kiện hình sự với bạn thì không có căn cứ , việc bạn làm thất thoát của công ty 26 triệu đồng chưa đủ điều kiện để khởi tố hình sự về tội vô ý gây thiệt hại đến ài sản của người khác :

Theo đó, Điều 145. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản – Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định:

“1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.”

Kính chào luật sư, Tôi hiện đang công tác ở Cơ quan nhà nước, tôi được cơ quan cử đi học và trả phí học tập là 70%. Trước khi đi học thì tôi có ký cam kết là làm gấp đôi thời gian đi học hoặc đền gấp 3 tiền đi học, hiện nay tôi muốn nghỉ việc thì tôi phải bồi hoàn như thế nào? Tôi chỉ ký cam kết và không giữ bản nào cả. Theo tôi được biết thì nếu không làm đúng thời gian sau đào tạo thì tôi phải đền bù theo Điều 36 khoản 4c Nghị định 29/2012-NĐ-CP mà thôi. Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn. Trân trọng kính chào.

Giữa bạn và công ty có cam kết sau khi hoàn thành quá trình đào tạo ở nước ngoài thì phải ký hợp đồng lao động gấp đoi thời gian đào tạo và phải đề bù gấp 3 lần nếu chưa hết thời hạn trên. Đây là hợp đồng đào tạo nghề, Bộ Luật Lao Động 2012, Điều 62 quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề :

1.Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

c) Chi phí đào tạo;

d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Tuy nhiên, Điều 37 Bộ luật lao động 2012 quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Vậy , nếu bạn đưa ra được lý do chính đáng nêu tại khoản 1 điều 37 nêu trên và tuân thủ điều kiện về thời gian báo trước thì bạn không phải đền bù . Ngược lại , nếu bạn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì bạn sẽ phải bồi thường 70% chi phí đào tạo theo quy định của pháp luật nêu trên chứ không cần thiết phải bồi thường gấp 3 số tiền dùng làm chi phí đào tạo theo hợp đồng bởi thứ nhất , điều khoản này không phù hợp với quy định của pháp luật về bồi thường theo quy định nêu trên . Thứ hai , khi giao kết , hợp đồng phải lập thành hai bản , mỗi bên giữ một bản thì mới hợp pháp. 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *