Nghĩa vụ giao kết hợp đồng với người lao động của người sử dụng lao động ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Thời gian qua tôi có làm việc ở 1 studio.khi tôi ứng tuyển vào làm thì người tuyển dụng chỉ giao kết hợp đồng bằng lời nói chứ không bằng văn bản.

Và cho thời gian thử việc là 7 ngày không lương, sau đó hết 7 ngày tính lương bình thường, nhưng khi tôi qua thời gian thử việc và làm tới 21 ngày và nhà tuyển dụng cũng không trả tôi lương. Mà còn có ý định đuổi tôi.vậy nhà tuyển dụng có vi phạm gì không.làm sao tôi đòi lại quyền lợi cho mình ?

Mong luật sư giả đáp giùm tôi.

>>  i: 

 

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư tư vấn:

Bộ luật lao động 2012 quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng với người lao động như sau:

“Điều 18 . Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động 

1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.”

Như vậy trước hết khi nhận bạn vào làm việc người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải giao kết hợp đồng lao động với bạn, đối với thời gian thử việc được quy định tại Điều 29 LLĐ như sau :

“Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

Như vậy theo quy định thì kết thúc thời gian thử việc mà việc làm thử đạt thì người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ giao kết hợp đồng với người lao động. Theo đó việc nhà tuyển dụng không kí kết hợp đồng lao động sau khi kết thúc 7 ngày thử việc là sai với quy định của pháp luật 

Ngoài ra pháp luật cũng quy định tiền lương trong thời gian thử việc như sau:

“Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc 

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”

Theo đó việc nhà tuyển dụng không trả lương trong thời gian thử việc 7 ngày cho bạn cũng vi phạm với quy định của pháp luật

“Điều 47. Trách nhiệm của người sư dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.”

THeo đó nếu nhà tuyển dụng muốn cho bạn nghỉ việc thì phải trả đủ lương cho bạn trong thời gian làm tại công ty.

Vì bạn không có kí hợp đồng lao động với nhà tuyển dụng nên trước hết bạn làm chuẩn bị các giấy tờ chứng minh mình đã từng làm việc ở đây: ví dụ như là làm chứng của các nhân viên cùng làm là bạn có tham gia làm việc tại công ty. Sau đó nếu công ty cho bạn nghỉ việc mà không chịu trả lương thì bạn sẽ đem giấy chứng minh mình đã làm việc tại công ty đó nên giám đốc yêu cầu giám đốc trả lương cho bạn, nếu giám đốc cố tình không trả thì bạn có thể làm đơn yêu cầu đến phòng lao động thương binh và xã hội, để nhờ cơ quan này can thiệp và hòa giải. Nếu sự hòa giải này vẫn không mang lại kết quả cho bạn, thì bạn có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện (nơi đặt trụ sở của công ty) để Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. 

Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với :  hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *