Góp vốn Kinh Doanh nhiều hơn so với vốn góp theo điều lệ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.


Vốn góp của thành viên mới cao hơn số vốn ghi trên điều lệ công ty:
Có phải làm lại giấy phép kinh doanh với sở kế hoạch đầu tư không?
Có bị phạt không? ảnh hướng thế nào đến cổ đông công ty?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

 

2. Luật sư tư vấn:

Thông tư 96/2015/TT-BTC tại Điều 5, Khoản 3 Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 7, Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“22. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện tiếp nhận thêm thành viên góp vốn mới theo quy định của pháp luật mà số tiền thành viên góp vốn mới bỏ ra cao hơn giá trị phần vốn góp của thành viên đó trong tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp thì xử lý như sau:
Nếu khoản chênh lệch cao hơn này được xác định là thuộc sở hữu của doanh nghiệp, bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh thìkhông tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhận vốn góp.

Nếu khoản chênh lệch cao hơn này được chia cho các thành viên góp vốn cũ thì khoản chênh lệch này là thu nhập của các thành viên góp vốn cũ”.
Căn cứ theo quy định trên:
Nếu doanh nghiệp tiếp nhận thêm thành viên góp vốn mà số tiền thành viên góp vốn mới bỏ ra cao hơn giá trị phần vốn góp của thành viên đó trong tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp thì:
– Nếu khoản chênh lệch cao hơn này được xác định thuộc sở hữu của doanh nghiệp và bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh thì không tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Nếu khoản chênh lệch cao hơn được chia cho các thành viên góp vốn cũ thì khoản chênh lệch này là thu nhập của thành viên góp vốn cũ, tính thuế thu nhập cá nhân của khoản đó.

Xử lý vi phạm

Nghị định số 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư:

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tiếp tục hoạt động khi đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn; b) Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký” (khoản 1 Điều 23).

“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không góp đủ số vốn như đã đăng ký” (khoản 2 Điều 23).

“3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế; b) Kinh doanh dưới danh nghĩa doanh nghiệp khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã giải thể; c) Kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp” (khoản 3 Điều 23).

Tham khảo các quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 155/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan, thì không có quy định xử phạt các doanh nghiệp có vốn thực góp cao hơn vốn cam kết góp. Pháp luật hiện hành chỉ có quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vốn thực góp thấp hơn vốn cam kết góp như tại Điều 23 của Nghị định số 155/2013/NĐ-CP 

Như vậy, để xác định là hành vi vi phạm pháp luật doanh nghiệp đã đến mức bị xử phạt vi phạm hành chính chưa tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

 Tuy nhiên, Công ty X vẫn cần tiến hành thủ tục để tăng vốn điều lệ để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Công ty bạn có thể thao khảo thủ tục tăng vốn sau:

Thủ tục tăng vốn của một số loại hình cơ bản

Hồ sơ, thủ tục tăng vốn điều lệ cho công ty THNN 01 thành viên

  • Giấy đề nghị thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp (do người đại diện pháp luật ký)
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tăng vốn điều lệ (do chủ sở hữu ký)
  • Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc đối với lần đầu đăng ký thay đổi GPKD)
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ tăng vốn

 

Hồ sơ, thủ tục tăng vốn điều lệ cho công ty TNHH 02 thành viên trở lên

  • Giấy đề nghị tăng vốn điều lệ doanh nghiệp (do người đại diên pháp luật ký)
  • Quyết định tăng vốn của Hội đồng thành viên (Chủ tịch hội đồng thành viên ký)
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên (Chủ tịch hội đồng thành viên và người ghi biên bản ký)
  • Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (trường hợp có tiếp nhận thành viên mới)
  • CMND sao y công chứng của thành viên mới (không quá 3 tháng)
  • Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc đối với lần đầu đăng ký thay đổi GPKD)
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ

Hồ sơ, thủ tục tăng vốn điều lệ cho công ty cổ phần

  • Giấy đề nghị tăng vốn điều lệ (do người đại diên pháp luật ký)
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần)
  • Biên bản họp tăng vốn điều lệ của Hội đồng cổ đông (chủ tịch hội đồng cổ đông và người ghi biên bản ký)
  • Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (trường hợp có tiếp nhận thành viên mới)
  • CMND sao y công chứng của thành viên mới (không quá 3 tháng)
  • Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc đối với lần đầu đăng ký thay đổi GPKD)
  • Giấy ủy quyền

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *