Giáo viên khi nghỉ thai sản có phải đóng tiền ủng hộ các quỹ vì người nghèo, bão lũ không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi nữ giáo viên nghỉ sinh theo chế độ thai sản thì có phải đóng các khoản tiền quỹ, phí ủng hộ bão lũ, đảng phí hay không ? Chế độ thai sản cho giáo viên nữ có gì đặc biệt ? Luật sư tư vấn và giải đáp một số câu hỏi, vướng mắc về vấn đề này:

Mục lục bài viết

1. Giáo viên khi có phải đóng tiền ủng hộ các quỹ vì người nghèo, bão lũ không ?

Thưa luật sư mong luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau ạ. Tôi là giáo viên đang , tôi có phải đóng các loại tiền ủng hộ như quỹ vì người nghèo, quỹ bão lũ. Hay không. Xin cảm ơn luật sư.

– Hà Liên

Giáo viên khi nghỉ thai sản có phải đóng tiền ủng hộ các quỹ vì người nghèo, bão lũ không ?

Luật sư tư vấn chế độ thai sản đối với giáo viên, gọi:

Luật sư trả lời:

Theo 94/2014/ NĐ-CP Quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai thì quy định về đối tượng và mức đóng góp tại Điều 5:

2. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp như sau:

a) Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang hưởng lương, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước đóng 1 ngày lương/người/năm theo mức lương cơ bản sau khi trừ các khoản thuế, bảo hiểm phải nộp;

b) Người lao động trong các doanh nghiệp đóng 1 ngày lương/người/năm theo mức lương tối thiểu vùng;

c) Người lao động khác, trừ các đối tượng đã được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, đóng 15.000 đồng/người/năm.

Và Theo quy định tại Điều 6 nghị định này về đối tượng được miễn, giảm và tạm hoãn đóng góp:

Điều 6. Đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp

1. Đối tượng được miễn đóng góp:

a) Thương binh, bệnh binh và những người được hưởng chính sách như thương binh;

b) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sỹ;

c) Quân nhân làm nghĩa vụ trong lực lượng vũ trang, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân đang hưởng phụ cấp sinh hoạt phí;

d) Sinh viên, học sinh đang theo học tập trung dài hạn tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học, Dạy nghề;

đ) Người khuyết tật hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; người mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;

e) Người đang trong giai đoạn thất nghiệp hoặc không có việc làm từ 6 tháng trong 1 năm trở lên;

g) Thành viên hộ gia đình thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo; thành viên thuộc hộ gia đình ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa; thành viên thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, tai nạn;

h) Hợp tác xã không có nguồn thu;

i) Tổ chức kinh tế hạch toán độc lập trong năm bị thiệt hại do thiên tai gây ra về tài sản, nhả xưởng, thiết bị; phải tu sửa, mua sắm với giá trị lớn hơn hai phần vạn tổng giá trị tài sản của tổ chức hoặc phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 5 ngày trở lên.

2. Đối tượng được giảm, tạm hoãn đóng góp:

Tổ chức kinh tế hạch toán độc lập được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì được xem xét giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ.

Có thể thấy nghỉ thai sản không thuộc diện được miễn đóng góp quỹ phòng chống thiên tai, lũ lụt, đây là quỹ bắt buộc phải đóng theo quy định pháp luật.

Còn quỹ từ thiện và một số quỹ khác, dựa trên tinh thần tự nguyện đóng góp của công dân, thì bạn có quyền đóng hoặc không, dựa trên sự tự nguyện của bạn.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Giáo viên hưởng chế độ thai sản như thế nào ?

Thưa luật sư, tôi là giáo viên và đóng BHXH liên tục từ năm 2007 đến nay, từ tháng 10/2015 tôi sinh con và nghỉ thai sản đến hết tháng 3/2016. Vậy tôi muốn hỏi tiền BHXH của tôi được tính như thế nào? Hiện nay tôi đang hưởng lương hệ số 3.00 và 40% đứng lớp ?

Tôi xin cảm ơn!

>>

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 39 quy định mức hưởng chế độ thai sản như sau:

“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.”

Như vậy, Đối với giáo viên nghỉ chế độ thai sản thì mức hưởng được tính theo quy định nêu trên, sẽ dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của bạn.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

3. Tư vấn về chế độ nghỉ thai sản trùng kỳ nghỉ hè của giáo viên ?

Xin luật sư cho tôi hỏi, Tôi là giáo viên thcs. Tôi bắt đầu nghỉ thai sản từ 30. 5. 2018. Như vậy trùng với thời gian nghỉ hè. Vậy thời gian nghỉ hè có được xem là không. Tôi có đươc bố trí nghỉ bù 2 tháng hè không hay chỉ đươc hàng năm theo luật lao động là 12 ngày ?

Mong sớm hồi đáp.

Người gửi : Phạm Thị Thư

Tư vấn về chế độ nghỉ thai sản trùng kỳ nghỉ hè của giáo viên ?

Luật sư trả lời:

Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định:

“Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.”

Theo quy định trên thì 2 tháng nghỉ hè của giáo viên được tính là thời gian nghỉ hằng năm. Thời gian này giáo viên không phải đi làm nhưng vẫn được hưởng nguyên lương. Theo thông tin bạn cung cấp bạn nghỉ thai sản trùng với 2 tháng nghỉ hè, do đó, bạn có thể đề nghị hiệu trưởng nhà trường bố trí cho nghỉ phép trước khi nghỉ thai sản hoặc lùi thời gian nghỉ phép sau khi nghỉ thai sản.

– Khoản 7 Điều 6 quy định thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản được coi là để tính số ngày nghỉ hằng năm.

Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm

7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

– Thời gian nghỉ hè, giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

– Trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được bố trí thời gian nghỉ hằng năm:

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 111 quy định:

Điều 111. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

Căn cứ Điều 112 quy định:

Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Như vậy, trong trường hợp này thời gian nghỉ hè được coi là số ngày nghỉ hàng năm. sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu bạn có nhu cầu xin nghỉ hàng năm do có thời gian nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè thì phải làm đơn gửi Hiệu trưởng xem xét, giải quyết, sau đó chuyển về Phòng Giáo dục và Đào tạo để phê duyệt. Căn cứ các quy định trên, nếu nữ giáo viên có thời gian nghỉ thai sản với thời gian nghỉ hang năm (nghỉ hè) thì sẽ được cơ sở giáo dục (Trường) bố trí tiếp thời gian nghỉ hàng năm.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số: để được giải đáp. Trân trọng./.

4. Tư vấn về THCS ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Hiện nay tôi là giáo viên trường THCS công lập, đã công tác được 5 năm, thuộc Tỉnh Hà Giang.

Tôi muốn hỏi là:

1. Khi nghỉ thai sản công thức tính tiền bảo hiểm như nào ?

2. Hàng tháng nhà trường phải chi trả các khoản gì ?

3. Tôi có được hưởng phụ cấp khu vực không ? (do bảo hiểm hay nhà trường trả)

Tôi đang làm việc tại vùng 2.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: hoang dao

Tư vấn về chế độ thai sản của giáo viên THCS ?

Luật sư tư vấn pháp luật về chế độ thai sản, gọi:

Trả lời:

Chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến cho xin giấy phép. Trên cơ sở thông tin chị cung cấp, chúng tôi xin phép được trả lời những thắc mắc của chị như sau:

Công thức tính tiền bảo hiểm khi nghỉ thai sản

– Điều kiện hưởng Bảo hiểm xã hội:

+ Lao động nữ sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. (Khoản 1, Điều 14 )

+ Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đầy đủ để và nộp tại cơ quan chị đã đóng BHXH sau khi nghỉ thai sản (Khoản 2 Điều 53, Nghị định 152/2006/NĐ-CP)

– Các khoản trợ cấp:

Căn cứ theo các Điều 34, Khoản 1 Điều 35, , chị sẽ được hưởng các khoản trợ cấp như sau:

+ Trợ cấp một lần khi sinh con: 2 x tiền lương tháng tối thiếu chung

Chị đang công tác tại và làm việc tại vùng 2, do đó số tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con chị có thể được hưởng là:

(2.750.000 + (2.750.000 x 7%)) x 2 = 5.885.000 đồng (Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 3 và Điểm b, Khoản 1, Điều 5

+ Mức hưởng chế độ thai sản: 6 x tiền lương bình quân đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

Tiền lương bình quân ở đây được là tiền lương trung bình mỗi tháng chị đã đóng BHXH và được tính trên cơ sở 6 tháng liền kề trước khi chị nghỉ thai sản.

Để dễ hiểu, giả sử trong 6 tháng đó: 3 tháng đầu chị nhận lương là 3.000.000 đồng, 3 tháng sau chị nhận lương 4.000.000 thì tiền lương bình quân sẽ là: (3.000.000 x 3 + 4.000.000 x 3) : 6 = 3.500.000 đồng

Khi đó mức hưởng chế độ thai sản chị có thể được nhận là: 3.500.000 x 6 = 21.000.000 đồng

+ Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:

Điều kiện: Trong trường hợp chị đã nghỉ hết thời gian mà sức khỏe vẫn còn yếu.

Thời gian nghỉ:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;

b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:

a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;

b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.

Các khoản tiền này sẽ do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả cho chị thông qua bộ phận chịu trách nhiệm về Bảo hiểm xã hội trong Trường THCS nơi chị đang công tác sau khi chị đã đi làm trở lại.

b. Hàng tháng nhà trường phải chi trả các khoản gì ?

– Phụ cấp ưu đãi:

Theo thông tin chị cung cấp, chị đang là giáo viên của 1 trường THCS công lập ở tỉnh Hà Giang và đã công tác được 5 năm, do đó theo quy định tại Khoản 1, Mục I, thì chị vẫn được hưởng phụ cấp ưu đãi nhà giáo trong thời gian nghỉ thai sản.

Cụ thể, tỷ lệ mức phụ cấp đối với chị sẽ là 35 % (Điểm c, Khoản 1, Mục II) và số tiền phụ cấp của chị sẽ được tính theo công thức như sau:

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

Khoản phụ cấp này sẽ do Nhà trường chi trả cho chị

– Ngoài ra, chị nên tìm hiểu về các đãi ngộ khác (nếu có) mà nơi chị đang công tác có áp dụng đối với giáo viên nữ khi nghỉ chế độ thai sản để đảm bảo quyền lợi được hưởng là tối ưu nhất.

c. Tôi có được hưởng trợ cấp khu vực không ?

Trong thời gian sinh con, chị được hưởng chế độ thai sản do tổ chức BHXH chi trả, do đó chị không được cơ quan (nhà trường nơi chị đang công tác) trả lương. Cụ thể:

Theo quy định tại Điều 94 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì:

“Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.”

Do đó, tiền lương tháng để căn cứ đóng BHXH thì không bao gồm phụ cấp khu vực, nên cơ quan BHXH chi trả tiền chế độ thai sản cho chị sẽ không có phụ cấp khu vực. Do đó về chế độ thai sản, chị được hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc (là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề nếu có).

Ngoài ra theo Khoản 3 phần II về cách tính trả phụ cấp khu vực như sau:

– Phụ cấp khu vực được xác định, tính trả theo nơi làm việc đối với những người đang làm việc; được xác định, tính toán, chi trả theo nơi đăng ký thường trú.

– Phụ cấp khu vực được trả cùng kỳ lương, phụ cấp, trợ cấp hằng tháng.

Vậy chiếu theo quy định pháp luật nêu trên, trong thời gian sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, do không được cơ quan trả lương nên chị cũng không được cơ quan trả phụ cấp khu vực.

Nếu còn có điều gì thắc mắc, mời chị vui lòng gửi thư theo địa chỉ này hoặc gọi điện trực tiếp đến tổng đài để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất. Trân trọng./.

5. Hỏi về chế độ thai sản cho nữ giáo viên ?

Xin giấy phép tư vấn và giải đáp các quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm đối với giao viên nữ cũng như quy định về chế độ này đối với người lao động nữ:

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 31 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Như vậy, Kết thúc hợp đồng vào ngày 13/4/2016 trong quá trình làm việc đóng bảo hiểm đầy đủ vợ em có thai và dự sinh vào ngày 6/9/2016. Theo đó, tính đến thời điểm vợ bạn sinh trong vòng 12 tháng trước khi sinh, vợ bạn đã đóng đủ 6 tháng trở lên. Xét cụ thể: Tính tròn 1 năm ( 12 tháng ) từ 6/9/2015 – 6/9/2016, và từ tháng 9/2015- tháng 3/2016 ( đã đủ 6 tháng trở lên ). Do đó, vợ bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản ( Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 )

1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

Mức hưởng: Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; ( Điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật BHXH năm 2014).

Trình tự giải quyết hưởng chế độ

– Trong hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH.

– Trong hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp cho cơ quan BHXH.

– Trong thời hạn 10 ngàykể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động trong hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

6. Cách tính thời gian hưởng chế độ thai sản cho vợ ?

Xin chào Xin giấy phép, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Vợ tôi đang mang bầu 3 tháng và đến đầu tháng 6 năm 2015 (1/06/2015) sẽ sinh con. Từ năm 2010 đến tháng 9/2014 vợ tôi làm việc cho một Công ty và đã nghỉ việc từ tháng 9. Vợ tôi được đóng bảo hiểm đến hết tháng 9. Đến tháng 1/2015 tới vợ tôi sẽ đi làm cho một Công ty khác và sẽ đóng bảo hiểm từ tháng 1/2015 cho tới khi sinh là hết tháng 5/2015.

Vậy là vợ tôi sẽ đóng bảo hiểm được 9 tháng trong vòng 12 tháng trước sinh (từ tháng 6/2014 đến 5/2015). Theo tôi được biết chỉ cần đóng đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước sinh là đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên kế toán công ty sắp tới vợ tôi đi làm lại bảo như vậy không đủ mà phải là đóng đủ 6 tháng liên tiếp mới được hưởng. Xin hỏi trường hợp của vợ tôi có được hưởng trợ cấp thai sản không? Trường hợp phía bảo hiểm xã hội hiểu sai điều này thì tôi cần khiếu nại ra sao?
Xin cảm ơn luật sư.

Người gửi: Quang

Cách tính thời gian hưởng chế độ thai sản cho vợ ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục của công ty chúng tôi. Câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời như sau:

Trước hết, chúng tôi khẳng định rằng pháp luật không quy định điều kiện để hưởng chế độ thai sản là “lao động nữ mang thai phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng liên tiếp trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con”.

Điều 28 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản, theo đó:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Trong Hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng như hướng dẫn Nghị định 152/2006/NĐ-CP khi quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp không quy định là phải đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng liên tiếp.

Như vậy, việc kế toán công ty giải thích là vợ bạn không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản là hoàn toàn không có cơ sở. Nếu đây là ý kiến trả lời của Cơ quan bảo hiểm xã hội thì bạn có quyền khiếu nại đến Giám đốc bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi bạn tham gia bảo hiểm xã hội.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội – Công ty luật Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *