Công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ sinh con không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép giải đáp các thắc mắc về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng và các vấn đề liên quan theo quy định của pháp luật hiện nay:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– 

– 

2. Nội dung phân tích:

Bộ luật lao động quy định:

“Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.”

Thưa luật sư, Chị A là công nhân đang làm việc tại một Công ty may xuất khẩu từ ngày 1/3/2012 theo chế độ hợp đồng lao động thời hạn 3 năm. Tháng 8/2014, chị A nghỉ sinh con 6 tháng theo quy định. Đầu tháng 2/2015, chị A trở lại làm việc sau thời gian nghỉ sinh, ngày 15/2/2015 chị được Giám đốc Công ty thông báo Công ty sẽ ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 1/3/2015 và giải quyết các quyền lợi đối với chị theo quy định của pháp luật. Chị A cho rằng việc Giám đốc thông báo và quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với chị trong thời gian chị đang nuôi con nhỏ, đã vi phạm quy định tại khoản 3 điều 155 của Bộ Luật LĐ. Theo Bộ Luật Lao động hiện hành, thông báo của Giám đốc đúng hay sai? Vì sao? 

Xin hỏi: Tôi có kí hợp đồng với 1 công ty làm việc trong 3 năm. Trong hợp đồng có điều khoản trong 3 năm làm việc tôi không kết hôn và sinh con. Nhưng tôi đã làm được 2 năm rồi, và giờ tôi kết hôn thì bên công ty ra quyết định chấm dứt hợp đồng với tôi vì cho rằng tôi đã vi phạm 1 trong những điều khoản có trong hợp đồng. Vậy bạn có thể tư vấn giúp tôi là bên công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng như vậy không?

Xin hỏi: Hợp đồng lao động giữa chị e với Công ty X có điều khoản ghi: “Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bắt đầu làm việc, người lao động không được lấy chồng và sinh con”. Sau khi làm việc được 2 năm, e kết hôn với anh M, Giám đốc Công ty X đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với e vì e đã vi phạm các điều khoản được cam kết trong hợp đồng lao động. Theo luật sư việc Giám đốc Công ty X ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động như vậy là đúng hay sai ? e có phải nghỉ việc ko ạ

Điều 155 quy định:

“Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi”

Ở đây người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lý do vi phạm hợp đồng lao động chứ không phải vì lý do mang thai, sinh con nên người sử dụng lao động không vi phạm pháp luật.

Em có vào công ty làm việc từ tháng 5.2013. Tuy nhiên, đến tháng 4.2015 Công ty mới cho em tham gia BHXH và ký HĐLĐ thời hạn 1 năm. Và lúc này e mang thai và tháng 11.2015 em sinh con. Đến tháng 6.2016 em đã nghỉ thai sản được 6 tháng và vào làm lại. Đầu tháng 10 Công ty kỷ luật em vì có hỉêu nhầm trong công việc và cho em nghỉ việc. Như vậy, giờ em có được quyền lợi nào ạ vì em đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng rất khó khăn khi bị mất việc. Trong thời gian em nghỉ thai sản đến giờ khi HĐLĐ cũ đã hết hạn 1 năm nhưng Công ty vẫn chưa ký lại HĐ mới, nhưng em vấn đóng BHXH bình thường.

=> Bộ luật lao động quy định:

“Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.”

Vậy lúc này công ty ra quyết định sa thải với bạn trong thời gian bạn đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi là vi phạm pháp luật.

Khi đó, công ty có nghĩa vụ:

“Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”

Bạn có thể yêu cầu Hòa giải viên lao động giải quyết hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết đều được.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật lao động- Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *