Cách tính lương cho giáo viên khi nghỉ thai sản ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Giáo viên khi sinh con thì có được hưởng phụ cấp đứng lớp không ? Có phải đóng các khoản ủng hộ bão, lũ không ? và cách tính lương khi nghỉ thai sản như thế nào ? Luôn là những vấn đề được đôi ngũ giáo viên đặc biệt quan tâm, luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Cách tính lương cho giáo viên khi ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Vợ tôi làm Giáo viên.

Khi vợ tôi nghỉ thai sản thì ngoài khoản bảo hiểm thì vẫn được hưởng lương ở trường. Tôi muốn hỏi cách tính lương ở trường chi trả như thế nào?

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: V.C

>> Luật sư tư vấn luật lao động, BHXH trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Khi nghỉ thai sản vợ bạn được hưởng chế độ sau tại điều 34, điều 35 , cụ thể:

“Điều 34. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”

Theo quy định tại mục II, 6 thì “6. Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu không hưởng tiền lương, tiền công tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.” Điều 186 Bộ luật lao động 2012 cũng quy định “2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động.”

Như vậy, trong thời gian nghỉ thai sản vợ bạn không được trả lương trừ trường hợp vợ bạn xin đi làm trước thời hạn theo quy định tại điều 157 , cụ thể :

“1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. […]

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.”

Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: .

2. Chế độ nghỉ thai sản cho nữ giáo viên khi trùng với ?

Thưa luật sư, tôi đã đi dạy từ năm 2011 đến nay. Hiên nay tôi đang có bầu đứa con thứ 2, đến tháng 3/2017 sẽ sinh. Như vậy nếu tính thời gian nghỉ thai sản là 6 tháng thì sẽ có 3 tháng (tháng 6,7,8) trùng với thời gian nghỉ hè. vậy thì thời gian nghỉ thai sản của tôi sẽ được tính như thế nào ? Cảm ơn!

Chế độ nghỉ thai sản cho nữ giáo viên khi trùng với nghỉ hè?

Luật sư tư vấn:

Xin giấy phép tư vấn về luật bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản và những vấn đề pháp lý liên quan:

Khoản 3 Điều 5 quy định:

3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Khoản 7 Điều 34 quy định: Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Theo đó, pháp luật hiện hành không có quy định về vấn đề giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hằng năm (nghỉ hè). Tuy nhiên, căn cứ các quy định đã trích dẫn ở trên, hiện bạn đang trong thời gian nghỉ thai sản, do đó, bạn có thể đề nghị hiệu trưởng căn cứ vào kế hoạch, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của nhà trường để bố trí thời gian nghỉ hè sau thời gian nghỉ thai sản.

Kính gửi VP Luật sư Minh Khuê, Em đang mang bầu được 10 tuần, công ty em bắt đầu đóng Bảo hiểm xã hội cho em vào T8/2016, em dự kiến sinh vào cuối Tháng 2/2017 hoặc đầu tháng 3/2017, luật sư cho em hỏi vậy em có không ạ? Em xin cảm ơn!

Thưa luật sư, Tôi sinh con ngày 30/12/2015 ngày 29/6/2016 tôi đi làm, ngày 17/8/2016 tôi mới nộp hồ sơ thai sản của tôi lên cơ quan BHXH. Xin hỏi luật sư vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản không ?

Điều 31 quy định:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Xin chào Cty Xin giấy phép! Thưa luật sư cho e hỏi. E làm cty và tham gia bảo hiểm xh năm 2013( tại tphcm) đc 1 tháng e nghĩ cty đến tháng 1 năm 2015 e lập gđinh. Bố mẹ chồng e làm công nhân cty cà phê đã về hưu trí nên để lại cho e vào công nhân và đóng bhiem. Đến tháng 4 năm 2015 e vào đồng nai làm cty khác. Ở quê e vẫn đứng tên và vẫn đóng bhiem. Lúc e vào xin cty ở đồng nai thì cty bảo e rút sổ bhiem nộp cho cty. E cứ nghĩ là sổ bhiem ở quê nên xin số xổ bhxh nhưng cty bảo hok phải sổ này sổ ở tp.hcm. e đã rút sổ ở tphcm và nộp cho cty đồng nai. Hiện tại e vẫn đóng bhxh 2 cty. Công ty ở quê là 100%. Đến tháng 9 năm 2015 e có thai và đến 27 tháng 5 e sinh con. Vậy nhờ luật sư cho e hỏi e có đc nhận bh thai sản ở cả 2 cty hay hok? Và 2 cty là 2 sổ bhxh khác nhau hay không. E xin xảm ơn. Mong được giải đáp sớm. Thanks!

Khoản 1 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

Mỗi người sẽ chỉ có duy nhất một số sổ bảo hiểm xã hội. Khoản 5 Điều 46 thu bảo hiểm xã hội y tế thất nghiệp quản lý sổ bảo hiểm thẻ bảo hiểm y tế 2015 quy định:

5. Xử lý một số tình huống trong công tác cấp sổ BHXH
5.1. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất.
5.2. Một số sổ BHXH được cấp cho 2 hay nhiều người thì cơ quan BHXH giữ lại số sổ BHXH đã cấp cho người có thời gian tham gia BHXH sớm nhất, các sổ BHXH còn lại thực hiện thu hồi và cấp lại theo số sổ mới. Trường hợp người tham gia BHXH sau đã giải quyết chế độ BHXH thì tất cả các sổ còn lại cấp lại theo số sổ BHXH mới.

Theo đó, bạn sẽ chỉ có một sổ BHXH và chỉ được hưởng chế độ thai sản ở một nơi nếu đủ điều kiện hưởng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Giáo viên thử việc có được hưởng chế độ thai sản không ?

THưa luật sư, Tôi là giáo viên mầm non, trúng tuyển viên chức từ 09/10/2014 hệ CĐ 1 năm. Tức là tới tháng 10/2015 nhưng tới ngày 25/12/2015 tôi sinh con thì tôi có được hưởng chế độ thai sản không?

Mong luật sư giải đáp giúp tôi!

Giáo viên thử việc có được hưởng chế độ thai sản không ?

:

Trả Lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Xin giấy phép, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

– Theo điều 26 quy định thử việc:

Điều 26. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

– Theo điều 27 bộ luật lao động 2012 :

Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

– Theo điều 27 quy định chế độ tập sự

Điều 27. Chế độ tập sự

1. Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

2. Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc.

3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ tập sự

– Theo điều 28 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản

Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Theo đó thời gian thử việc 12 tháng là đúng quy định của pháp luật. Hợp đồng lao động và hợp đồng thử việc là hai loại hợp đồng khác nhau. Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật lao động 2012. Bên cạnh đó khi có hợp đồng thử việc trong thời gian này người thử việc đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua Tổng đài tư vấn: . Trân trọng./.

4. Thủ tục nhận bảo hiểm thai sản của giáo viên hợp đồng ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi là giáo viên hợp đồng và đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2014 đến hết tháng 5/2015. Hết tháng 5/2015, tôi hết hợp đồng và không đóng bảo hiểm nữa. Tôi dự kiến sinh vào cuối tháng 8/2015.

Vậy tôi có được hưởng bảo hiểm thai sản không và thủ tục nhận chế độ bảo hiểm thai sản nếu có như thế nào? Xin cảm ơn luật sư.

Người gửi: D.P

Thủ tục nhận bảo hiểm thai sản của giáo viên hợp đồng ?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Điều 28 quy định điều kiện hưởng thai sản như sau :

“Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”.

Theo như thông tin bạn trình bày thì bạn đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2014 đến hết tháng 5/2015. Hết tháng 5/2015, bạn hết hợp đồng và không đóng bảo hiểm nữa. Bạn dự kiến sinh vào cuối tháng 8/2015. Khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh được xác định từ tháng 9/2014 đến tháng 8/2015. Trong thời gian này bạn đóng được 9 tháng bảo hiểm xã hội cho nên bạn đủ điều kiện hưởng thai sản.

Thủ tục hưởng thai sản :

Theo đó bạn cần chuẩn bị hồ sơ sau:

“Điều 113. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng tử trong trường hợp sau khi sinh con mà con chết hoặc mẹ chết.

Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi phải có chứng nhận theo quy định của pháp luật.

3. Xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc xác nhận của người sử dụng lao động đối với lao động nữ là người tàn tật.

4. Danh sách người hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập. “

Sau khi có hồ sơ đầy đủ thì bạn nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội. Điều 117 có quy định như sau :

“Điều 117. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động quy định tại Điều 112 và Điều 113 của Luật này, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động.

2. Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ của những người lao động đã được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định tại các điều 112, 113 và 116 của Luật này.

3. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi.

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo qua Tổng đài tư vấn: . Trân trọng./.

5. Chế độ thai sản cho giáo viên tiểu học khi sinh con?

Kính chào Xin giấy phép, tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Tôi là giáo viên dạy tiểu học. Tôi nghỉ sinh con từ ngày 4/11/2014, hệ số lương của tôi là 2,86; phụ cấp thâm niên nhà giáo là 10%. Vậy tôi muốn hỏi cách tính chế độ thai sản của tôi như thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: N.T

>> Luật sư tư vấn luật lao động về bảo hiểm thai sản, gọi:

Trả lời:

Thưa quý khách hàng! Công ty Luật TNHH MINH KHUÊ xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Điều 2 quy định: Đối tượng áp dụng gồm:

“c) Cán bộ, công chức, viên chức;”

Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

“1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”

Điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Mức hưởng chế độ thai sản

“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

Như vậy, bạn sẽ được hưởng lương 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

6. Giáo viên nghỉ thai sản có được tính phụ cấp đứng lớp không ?

Kính chào Xin giấy phép! Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp như sau. T10/2013 tôi vào công tác giảng dạy tại Trung tâm DN&GDTX. Sau 3 tháng thử việc, tôi được kí hợp đồng trường và hưởng 85% mức lương (tương đương 2.288.500 VND). T7/2015, tôi được kí hợp đồng không xác định thời hạn do Chủ tịch quận nơi tôi công tác kí.

Khi đó tôi được hưởng 100% mức lương+30% phụ cấp đứng lớp. T11/2015, tôi nghỉ chế độ thai sản. Vậy tôi muốn hỏi khi tính tiền bảo hiểm tôi có được hưởng 30% tiền đứng lớp hay không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Giáo viên nghỉ thai sản có được tính phụ cấp đứng lớp không ?

Luật sư tư vấn:

Theo Điều 39 có hiệu lực 1/1/2016

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

Như vậy, theo quy định hiện hành, bạn chỉ được hưởng theo mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của mình, không được tính thêm khoản phụ cấp đứng lớp ( phụ cấp chỉ tính với trường hợp giáo viên trực tiếp đứng lớp thôi )

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Bảo hiểm Xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *