Bị công ty cho nghỉ việc ngang thì phải làm sao ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh trong lĩnh vực lao động như chấm dứt hợp đồng lao động, cho thôi việc và giải quyết chế độ phát sinh theo hợp đồng lao động:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung phân tích: 

luật sư cho em hỏi em bắt đầu vào làm việc tại cty Phan Gia Trang từ tháng 12/2015 vào làm việc không ký hợp đồng thử việc hay hợp đồng lao động gì hết (có cô kế toán nói ký cái hợp đồng thời vụ gì đó em ko nhớ rõ) đến ngày 20/3 công ty tự nhiên cho nghỉ việc ko báo trước và hỗ trợ 1 tháng lương cơ bản như vậy người sử dụng lao động có vi phạm luật lao động ko ạ và phải bồi thường thế nào mới đúng ạ

 Điều 16 Bộ luật Lao động quy định:

“Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”

Tuy nhiên, dữ liệu bạn đưa ra thì bạn làm việc từ 12/2015 đến ngày 20/3/2016 nhưng không nói cụ thể bạn làm ngày bao nhiêu của tháng 12/2015 do đó chúng tôi sẽ trao đổi với bạn như sau:

– Nếu bạn giao kết từ ngày 21/12/2015 trở về sau thì công ty giao kết hợp đồng bằng miệng với bạn là hoàn toàn không trái với quy định của pháp luật.

– Nếu bạn làm từ 20/12/2015 trở về trước thì việc không giao kết hợp đồng bằng văn bản với bạn là không đúng với quy định pháp luật.

Điều 38 Bộ luật Lao động quy định như sau:

“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”

Như vậy, có thể thấy rằng dù là loại hợp đồng mùa vụ thì công ty bạn khi chấm dứt hợp đồng cũng phải thông báo trước cho bạn, việc công ty không thông báo mà chấm dứt hợp đồng được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Do đó, công ty phải có những trách nhiệm được quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động như sau:

“Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”

Kinh gửi công ty Luật Minh Khê, Nhờ luật sư tư vấn giúp em trường hợp của em. Em vào công ty làm từ ngày 15/11/2015, kí hợp đồng 1 năm từ ngày 1/3/2016. Khi em vào làm thì thời gian làm việc là giờ hành chính, được nghỉ các ngày lễ và chủ nhật. Nhưng sắp tới đây (ngày 5/5) thì công ty em bắt buộc bộ phận em phải làm theo ca (xoay ca sáng/tối, ko nghỉ t7, cn, lễ). Em đọc lại hợp đồng thì trong hợp đồng ghi *Thời giờ làm việc: theo quy định của công ty. * *Lịch làm việc có thể thay đổi theo từng thời điểm của công ty. Thời giờ làm thêm ( nếu có ) theo quy định của bộ luật lao động hiện hành.* Cho em hỏi công ty em thay đổi thời gian làm việc đột ngột như vậy thì có đúng quy định không, có dựa vào hợp đồng để bắt buộc em phải theo giờ làm mới không? Nếu em không đáp ứng được thời gian làm mới như yêu cầu thì công ty em phải như thế nào? Ngoài ra, em đang theo học lớp anh văn tại công ty, phải cam kết làm trong 1 năm nếu nghỉ làm sẽ bị đền tiền học anh văn cho công ty, nếu công ty thay đổi giờ làm việc nên em mới xin nghỉ thì em có phải đền khoản tiền này không (không có giấy tờ cam kết ký tên về khoản này, chỉ có gửi mail thông báo quy định lớp học anh văn). Mong nhận được sự hồi đáp sớm của quý luật sư. Trân trọng,

 Điều 15 Bộ luật Lao động quy định như sau:

“Điều 15. Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa và về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”

Như vậy, việc bạn với người sử dụng lao động giao kết hợp đồng có điều khoản như: *Thời giờ làm việc: theo quy định của công ty. * *Lịch làm việc có thể thay đổi theo từng thời điểm của công ty. Thời giờ làm thêm ( nếu có ) theo quy định của bộ luật lao động hiện hành.* là không trái với quy định của pháp luật. Do đó, việc công ty yêu cầu bạn làm xoay ca thì vẫn đúng theo quy định của luật. Còn về vấn đề không nghỉ thứ 7, chủ nhật và ngày lễ, bạn nên xem xét lại nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể để xác định công ty có quyền yêu cầu mình làm như vậy hay không. Nếu không có thì phải căn cứ theo quy định của Bộ luật Lao động, theo đó:

Điều 104 Bộ luật Lao động quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:

“Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”

Đối với ngày lễ, công ty bạn phải cho bạn nghỉ lễ theo đúng quy định của pháp luật. Nếu công ty bạn yêu cầu bạn phải làm vào ngày nghỉ lễ thì phải có sự đồng ý của bạn theo quy định của Điều 106 Bộ luật Lao động:

“Điều 106. Làm thêm giờ

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”

Điều 61 Bộ luật Lao động quy định như sau:

“Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.

Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.

3. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.”

Như vậy, theo quy định của luật thì bạn với công ty phải ký hợp đồng đào tạo nghề. Nhưng theo dữ liệu bạn đưa ra thì công ty chỉ gửi mail cho bạn yêu cầu bạn tham gia khóa đào tạo tại công ty, do đó trong trường hợp này mail yêu cầu tham gia đào tạo đó không được pháp luật công nhận là hợp đồng đào tạo nghề. Do đó, trong trường hợp này, bạn không phải bồi thường cho công ty.

Chồng em là công nhân lái máy xúc tại mỏ có hợp đồng lao động ký với giám đốc công ty trong quá trình làm việc dọn dẹp sản phẩm tinh quặng từ bể lắng sang bể chứa do sức ép của quặng dẫn đến vỡ bể chứa.lãnh đạo mỏ là giám đốc mỏ và phó giám đốc mỏ không có con dấu gọi chồng em đến làm việc ký biên bản với nội dung làm bất cẩn dẫn đến vỡ bể,chồng em không ký và phó giám đốc tuyên bố đình chỉ công việc với chồng em điều đó đúng hay sai khi đình chỉ thì phải có những giấy tờ thủ tục gì xin luật sư tư vấn em cảm ơn!

Điều 123 Bộ luật Lao động quy định như sau

“Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;

d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.”

Như vậy, nếu không tuân thủ theo nguyên tắc và trình tự xử lý kỷ luật lao động trên thì việc ra quyết định đình chỉ công việc của chồng bạn là không đúng với quy định pháp luật.

xin luật sư tư vấn giúp em bài tập này với ạ. Tú là kĩ sư điện,làm vieecj tại công ty M(100% vốn nước ngoài ) đóng trên địa bàn quận Hải Châu,tp Đà Nẵng.Trước khi ký hợp đồng lao động,2 bên thỏa thuận thử việc trong thời gian 4 tháng,từ ngày 1/9/2014 đến 31/12/2014,mức lương là 90% tiền lương của công việc làm thử .Hết thời gian thử việc ,mặc dù công ty M không ký hợp đồng lao động chính thúc nhung T vẫn di làm và được giao công việc bình thường. Do những khó khăn trong hoạt động kinh doanh,tháng 5/2015 công ty M tổ chức cơ cấu lại lao động và tiến hành sắp xếp lại nhân sự.Khi rà soát cac hợp đồng lao động ,công ty M phát hiện T không có hợp đồng lao động nên ngày 5/6/2015 công ty M triệu tập Tú đến và thông báo Tú nghỉ việc từ ngày 10/6/2015 với lý do giữa công ty và T không có quan hệ lao động .Cho rằng bị chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật ,Tú đã làm đơn khởi kiện ra tòa.Hỏi: 1. Việc chấm dứt của công ty M đối với T là đúng hay sai. 2 Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện của T 3. Theo quy đinh hiện hành,quyền lợi của t được gaiir quyết như thế nào. Xin luật sư tư vấn giúp em với ak.Em xin cảm ơn

1. Điều 29 Bộ luật lao động quy định như sau:

” Điều 29 Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định Thông báo kết quả về việc làm thử 

“1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động. 

2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.”

Theo đó, trong thời gian thử việc hai bên có quyền tự hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường cho bên còn lại khi không đạt yêu cầu. Sau khi kết thúc thời gian thử việc thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay HĐLĐ với người lao động.

Trường hợp này, sau khi bạn hết thời gian thử việc nếu đạt yêu cầu thì công ty phải kí kết HĐLĐ với bạn. Tuy nhiên, hết thời hạn thử việc công ty không thông báo về việc chấm dứt hợp đồng thử việc cũng không giao kết HĐLĐ mà bạn vẫn tiếp tục làm việc thì theo đúng quy định của pháp luật được coi như đã kí kết một HĐLĐ.

Tuy nhiên, pháp luật không có quy định hướng dẫn cụ thể về loại HĐLĐ phải giao kết sau khi đạt yêu cầu thử việc. Việc kí kết HĐLĐ loại nào là do hai bên thỏa thuận với nhau. Trường hợp của bạn, xác định loại HĐLĐ sẽ phụ thuộc vào tính chất của công việc mà bạn làm trong hợp đồng thử việc để xác định. Hiện nay, bạn không đề cập tới công việc bạn làm trong hợp đồng thử việc nên chúng tôi không có căn cứ xác định loại HĐLĐ của bạn.

Như vậy, khi công ty chấm dứt hợp đồng lao động vơi bạn thì vẫn phải tuân thủ quy định về thời gian báo trước và lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

 2. Khoản 2 Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định như sau:

“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

….

Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.”

Do đó, đối chiếu theo quy định pháp luật trên thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết đối với vụ việc này.

3. Điều 27 Bộ luật Lao động quy định như sau:

“Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”

Do đó, việc bạn thử việc 4 tháng từ tháng 1/9/2014 đến 31/12/2014 là hoàn toàn trái quy định của pháp luật do đó thời gian thử việc quá này sẽ được tuyên là vô hiệu theo quy định 

Công ty tôi có ký hợp đồng lao động thử việc 6 tháng với người lao động,nay đã hết hạn 6 tháng lại ký tiếp 6 tháng thử việc cho người lao động như vậy có trái luật lao động không. Xin luật sư trả lời giúp

 Điều 27 Bộ luật Lao động quy định như sau:

“Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”

Như vậy, theo quy định pháp luật thì nếu công ty bạn đã ký hợp đồng thử việc với bạn là 06 tháng và hiện tại bây giờ tiếp tục giao kết hợp đồng thử việc với bạn thì việc làm của công ty bạn là hoàn toàn trái với quy định pháp luật.

em được ký hợp đồng lao động là không xác định thời hạn, theo Công ty thì yêu cầu em ký thêm phụ lục hợp đồng lao động để điều chỉnh mức lương. Nhờ Luật sư tư vấn dùm em, phụ lục hợp đồng lao động được ký mấy lần khi đơn vị có yêu cầu cần điều chỉnh mức lương. Xin chân thành cám ơn Luật sư!

Bộ luật Lao động năm 2012 không có quy định về việc phụ lục hợp đồng lao động được ký bao nhiêu lần, khi người sử dụng lao động hoặc người lao động có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng thì hai bên ký phụ lục hợp đồng lao động. Điều 35 Bộ luật Lao động quy định như sau:

“Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.”

Tôi có băn khoăn muốn nhờ Luật sự Xin giấy phép trợ giúp : – Tôi có nơi sinh, quê quán và HKTT tại xã thuộc huyện thuộc tỉnh Hải Dương. – Tôi (độc thân) có mua một căn hộ tập thể nằm tại Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, đã thực hiện xong chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu căn hộ tên mình tôi. – Tôi đã có Hợp đồng lao động không thời hạn với một công ty TNHH. – Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (thông tin tôi khai, chưa có xác nhận gì). – Bản khai nhân khẩu. – Và tôi thiếu Giấy chuyển hộ khẩu. Hiện giờ tôi muốn đăng ký thay đổi hộ khẩu thường trú sang Quận Cầu Giấy, HN. Luật sư cho tôi hỏi tôi muốn xin Giấy chuyển hộ khẩu thì tôi làm hồ sơ xin tại Công an Xã hay Công an Huyện thuộc tỉnh Hải Dương nơi tôi đang đăng ký HKTT ? Và Luật Sư cho hỏi với các giấy tờ thủ tục nêu trên thì tôi có đủ điều kiện đăng ký thường trú tại Quận Cầu Giấy, HN ko ? Và nếu thiếu thì cần bổ sung gì ? Rất mong nhận được lời giải đáp trợ giúp của Luật sư Xin giấy phép! Tôi xin chân thành cám ơn !

Theo quy định tại Điều 20 Luật cư trú 2006 Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
 
“Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
 
1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
 
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
 
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
 
c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
 
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
 
đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;
 
3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
 
4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.”
 
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 Luật thủ đô 2012 về Quản lý dân cư
 
“Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:
 
a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;
 
b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.”
 
Trường hợp của bạn được quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 19 Luật thủ đô, điều kiện để đăng ký thường trú tại quận Cầu Giấy là đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc thuê.
Điều 8 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định như sau:

“Điều 8. Giấy chuyển hộ khẩu 

1. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu 

a) Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh; 

b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.”

Như vậy, bạn chuyển ra khỏi phạm vi tỉnh thì Trưởng công an xã sẽ cấp cho bạn giấy chuyển hộ khẩu.

Rất mong luật sư giải đáp giúp em Em đang hợp đồng lao động tại phòng tài nguyên và môi trường huyên và đươc trưởng phòng giao nhiệm vụ phụ trách lĩnh vực môi trường và khoáng sản cùng với phó trưởng phòng. Vậy cho em hỏi khi phát hiện một tổ chức hay cá nhân khai thác đất, cát trái phép em có được phép lập biên bản làm việc để yêu cầu tổ chức, cá nhân dừng hoạt động trái phép nêu trên hay không?lưu ý đây không phải là biên bản xử lý vi phạm hành chính luật sư nhé.rất mong được sự giúp đỡ từ luật sư

Vấn đề này, bạn cần phải xác định trên công việc, nhiệm vụ mà bạn được giao trong hợp đồng lao động.

Công ty tôi ký hợp đồng lao động thử việc đối với kỹ sư điện. Nội dung của hợp đồng ghi: Loại hợp đông lao động: thử việc; Thời gian từ 16/3/2016 đến 15/5/2016 là đúng hay sai

Điều 26 Bộ luật Lao động quy định như sau:

“Điều 26. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.”

 Như vậy, khi có thỏa thuận về thử việc thì hợp đồng ở đây sẽ là hợp đồng thử việc, việc công ty bạn ghi nội dung của hợp đồng là “hợp đồng lao động: thử việc” là không đúng với quy định của pháp luật.

Do bạn không nói rõ công việc này cần chức danh có trình độ chuyên môn như thế nào nên chúng tôi không thể trao đổi chính xác với bạn được. Do vậy, bạn có thể căn cứ theo quy định của Điều 27 Bộ luật Lao động để xác định chính xác thời gian thử việc cho anh kỹ sư điện này:

“Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật Lao động –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *