Các vấn đề về bảo hiểm xã hội ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn Luật Bảo hiểm xã hội.

Trả lời:

Công ty Luật TNHH MINH KHUÊ xin gửi tới bạn lời chào trân trọng và cảm ơn bạn đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

2. Nội dung phân tích:

Chào Xin giấy phép, cho em hỏi em có tham gia BHXH từ năm 2012 rồi nhưng từ năm 2014 em không tham gia đến năm 2015, đến nay em tham gia. Cho em hỏi những năm em không đóng em muốn đóng lùi vào những năm đấy có được không ?

Điều 42 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định như sau:

“Điều 42. Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN
1. Truy thu cộng nối thời gian
1.1. Các trường hợp truy thu:
a) Đơn vị không đăng ký đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN đối với người lao động.
b) Người lao động quy định tại Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 truy đóng BHXH bắt buộc sau khi về nước.
c) Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền…”

Như vậy, nếu bạn thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH nêu trên mà bạn hoặc đơn vị không tham gia cho bạn thì bạn mới được cơ quan BHXH truy thu. Còn nếu bạn không thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH nêu trên thì bạn không được truy thu.

Em làm ở công ty cũ được 2 tháng, tham gia BHXH được một tháng. Em nghỉ việc ngang do gia đình có việc sau đó em vào công ty khác làm. Cho em hỏi như vậy em có cần lấy sổ BHXH bên công ty cū để qua công ty mới đóng không ?

Nguyễn tắc mỗi người chỉ có một quyển số BHXH do đó nếu như bạn đã được đơn vị cũ yêu cầu cơ quan BHXH cấp sổ bảo hiểm cho bạn rồi thì khi bạn nghỉ việc tại đơn vị cũ và bạn phải yêu cầu đơn vị cũ trả lại sổ BHXH.

Luật sư cho em hỏi nghỉ tang cha mẹ 3 ngày thì công ty trả lương hay BHXH trả lương ạ ? Cảm ơn luật sư.

Điều 116 Bộ luật Lao động 2012 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”

Như vậy, trong trường hợp của bạn thì khi bạn nghỉ tang cha mẹ vẫn sẽ được công ty trả lương như các ngày làm việc bình thường.

Em có 1 số thắc mắc cần hỏi về chế độ bảo hiểm như sau: Em đã đi dạy hợp đồng và đóng bảo hiểm được 8 tháng nhưng bị ngắt quang: – Từ 7/2/2015 – 31/5/2015 : Hợp đồng tại trường THCS A. – Từ 25/1/2016 – 31/5/2016: Hợp đồng tại trường Tiểu học B. Vậy em muốn hỏi, thời gian 8 tháng đóng BHXH đó có được cộng dồn và trừ vào thời gian tập sự 6 tháng như hiện nay không? Em xin chân thành cảm ơn! Rất mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư

Theo quy định của Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, trong trường hợp người lao động đóng bảo hiểm ngắt quãng, không liên tục thì sẽ được cộng dồn thời gian đóng BHXH.

Xin chào luật sư. Cho mình hỏi cơ quan mình có trường hợp người lao động được cấp sổ BHXH trùng ngày với giấy khai sinh. Tuy nhiên sử khi chuyển công tác thì phát hiện giấy tờ và ngày tháng năm sinh khai đóng BH ở đơn vị mới là ngày khác. Hiện giờ sổ BHXH và giấy tờ gốc một ngày , chứng minh thư và sổ hộ khẩu một ngày. Vậy cho mình hỏi bây giờ điều chỉnh ngày tháng năm sinh ghi trên sổ BHXH theo ngày tháng năm sinh ghi trên CMND thì cần những thủ tục giấy tờ gì ạ Xin cảm ơn!

Những trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bao gồm:

+) Sổ bảo hiểm xã hội bị mất, hỏng; gộp hoặc thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh.

+) Sổ bảo hiểm xã hội sai giới tính, quốc tịch; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng.

+) Sổ bảo hiểm xã hội bị mất, hỏng hoặc đã giải quyết chế độ BHXH có điều chỉnh quá trình đóng BHXH.

Như vậy, ngày, tháng, năm sinh trên sổ bảo hiểm của bạn không trùng với ngày, tháng, năm sinh trên chứng minh thư nhân dân thì bạn cần phải thay đổi, cải chính lại thông tin về ngày, tháng, năm sinh cho chính xác bằng việc xin cấp lại, đổi sổ bảo hiểm xã hội.

Thành phần hồ sơ gồm có:

a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

b) Sổ BHXH;

c) Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh (Mục I Phụ lục 03).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời gian giải quyết: không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm nhận đủ hồ sơ theo quy định, bạn sẽ được cấp lại, đổi sổ bảo hiểm xã hội.

Chào anh, chị. Anh, chị cho em hỏi trường hợp của em có được hưởng chế độ BHXH và BHTN không ạ. Em kí hợp đồng từ 11-8-2014 đến nay nhưng em nghỉ sinh em bé và sắp tới thời gian đi làm, em muốn xin nghỉ làm luôn thì có được hưởng chế độ BHTN – BHXH không và nếu có thì hưởng như thế nào ạ ? Em xin trân thành cảm ơn.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì sau khi bạn nghỉ làm bạn vẫn có thể hưởng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội một lần nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện hưởng. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Về trợ cấp thất nghiệp:

Điều 49 Luật Việc làm năm 2013 quy định điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp gồm có:

“Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.

Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.

3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.”

Như vậy, có thể thấy để được hưởng trợ cấp thất nghiệp bạn phải chấm dứt hợp đồng đúng quy định, đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, bạn chưa tìm kiếm được việc làm và phải nộp hồ sơ lên trung tâm dịch vụ việc làm trong vòng 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

– Thứ hai: Về bảo hiểm xã hội một lần:

Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 quy định:

“Điều 1. 

1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. 

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần. “

Như vậy, nếu bạn muốn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần bạn phải đợi 1 năm sau, kể từ ngày bạn nghỉ việc và bạn phải chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến: . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Luật Bảo hiểm xã hội – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *