Xin mở cổng ra con hẻm cụt (lối đi duy nhất) thì có phải xin phép cơ quan nào không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: “Hiện tại nhà tôi nằm trong một hẻm có chiều rộng trung bình là 1m, hẻm hiện tại là lối đi duy nhất của nhà tôi, tuy nhiên lối đi này có một nhà trổ cửa hông từ trước, dù có cửa mặt tiền ở hẻm khác rất rộng khi tôi đến mua nhà, và cũng ít khi sử dụng cửa này, hiện tại cũng trám sơ bên dưới không mở được.

Do hẻm khá sâu, nhưng hẹp lại chỉ có một mình nhà tôi sử dụng, bởi trong hẻm chỉ có một mình nhà tôi, nên tôi muốn làm một cái cổng đầu hẻm để bảo đảm vệ sinh và an ninh trật tự vì hiện trạng là đôi lúc người từ nhà khác hay vào hẻm phóng uế, cũng như người lạ có thể vào hẻm mà không ai biết. Xét thấy hành vi này cũng không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà nào cũng như cản trở lưu thông của ai cả. Tôi muốn xin phép thì xin phép như thế nào, và luật sư thấy việc xin phép này có chính đáng và khả thi không ?”

Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Trước hết, Công ty Xin giấy phép xin được cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty chúng tôi.

Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì nhà bạn ở trong 1 con hẻm, là lối đi duy nhất của nhà bạn. Tuy nhiên, lối đi này có một chủ sử dụng đất liền kề khác trổ cửa hông dù có cửa mặt tiền ở hẻm khác rất rộng. Như vậy có thể sẽ xảy ra hai trường hợp:

Trường hợp 1: Bạn xây cổng ở đầu hẻm và chủ sử dụng đất liền kề sẽ có quyền yêu cầu bạn dành cho họ 1 lối đi ra đến đường công cộng (nếu họ bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra) theo quy định tại Điều 254 , cụ thể như sau:

Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

…”

Trường hợp 2: Bạn xây cổng ở đầu hẻm và chủ sử dụng bất động sản liền kề không có quyền yêu cầu bạn dành cho họ 1 lối đi ra đến đường công cộng (nếu họ đã có lối đi ra thuận tiện và hợp lý nhất hoặc không thuộc trường hợp 1 nếu trên).

Theo thông tin bạn cung cấp: Do hẻm khá sâu, nhưng hẹp lại chỉ có một mình nhà tôi sử dụng, bởi trong hẻm chỉ có một mình nhà tôi, nên tôi muốn làm một cái cổng đầu hẻm để bảo đảm vệ sinh và an ninh trật tự vì hiện trạng là đôi lúc người từ nhà khác hay vào hẻm phóng uế, cũng như người lạ có thể vào hẻm mà không ai biết. Như vậy, mong muốn của bạn là xây cổng ở đầu hẻm sẽ không làm ảnh hưởng quyền lợi của bất cứ ai và không làm cản trở lưu thông của ai là hoàn toàn chính đáng. Bạn hoàn toàn có quyền xây dựng cổng ở đầu hẻm để bảo đảm vệ sinh và an ninh trật tự.

Trường hợp bạn muốn xin phép xây dựng thì bạn làm như sau:

Bạn nộp 02 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cho bạn trong trường hợp này là:

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý;

+ Ủy ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

Thành phần hồ sơ:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu đối với từng trường hợp, từng loại công trình);

2. Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ:

– Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

– Giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở, đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo;

– Giấy ủy quyền, đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình ủy quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo;

– Quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với công trình ngầm đô thị; quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

3. Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. Mỗi bộ gồm:

– Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất, bản vẽ bình đồ (đối với công trình theo tuyến), sơ đồ đấu nối với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của công trình (giao thông, thoát nước);

– Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình;

– Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực);

– Bản vẽ hệ thống PCCC đã được thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật về PCCC.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.

Nhận kết quả:

Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận. Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

+ Nếu hồ sơ không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết.

+ Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan có thẩm quyền không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

Việc xin giấy phép xây dựng của bạn là hoàn toàn chính đáng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn cũng như tránh tình trạng xâm phạm đến quyền của các chủ sử dụng đất liền kề.

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi, hy vọng câu trả lời nêu trên giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn.

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *