Tư vấn và phân tích vụ việc khởi kiện giải quyết tranh chấp đất?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai thực hiện như thế nào? Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai mất bao lâu? Thủ tục hồ sơ khởi kiện bao gồm những gì? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể như sau:

Mục lục bài viết

1. Tư vấn và phân tích vụ việc khởi kiện giải quyết tranh chấp đất?

Kính chào Xin giấy phép, tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Tháng 10/2007 gia đình tôi có mua của gia đình ông Ngọ một mảnh đất thuộc thửa số 1, tờ bản đồ địa chính số 22 (tổ 4) phường Trung Thành, thành phố Thái Nguyên với diện tích là 589 m2, phía Bắc giáp đường bê tông dài 27m, phía Nam giáp nhà ông bà Thụ Minh dài 32,2m, phía Tây giáp ruộng lúa dài 19,6m, phía Đông giáp tường xây của gia đình ông Ngọ dài 20,3m;

Mảnh đất còn lại của gia đình ông Ngọ có chiều rộng 11m, diện tích xây nhà là 11m x 13,2 m (Chi tiết sơ đồ mảnh đất được vẽ trên giấy bán nhà, đất). Việc mua bán đã được sự đồng ý của vợ và con ông Ngọ cùng sự chứng kiến của bà Nguyễn Thị Bình và ông Đỗ Ngọc Dần – Tổ trưởng tổ dân phố. Thửa đất số 1 có cạnh AB dài 20,5m được trích theo bản đồ địa chính.

Phần đất còn lại của ông Ngọ sau khi bán cho gia đình tôi thể hiện trên bản đồ được giới hạn bởi các điểm. Trong quá trình mua bán chúng tôi đã thấy toàn bộ đất của ông Ngọ là do ông Ngọ được thanh lý và mua lại của một số hộ khác; đất trước khi giao bán cho tôi thuộc thửa số 1, tờ bản đồ địa chính số 22 và gồm hai phần:

1 – Đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Phần đất này được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 15/12/2000 thuộc thửa số 1, tờ bản đồ địa chính số 22 với diện tích 198 m2, trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không vẽ sơ đồ thửa đất; Đây là đất ông Ngọ mua lại của người khác có nguồn gốc là đất ở gắn liền với nhà thanh lý.

2 – Đất chưa làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Phần đất này có nguồn gốc đất trên nhà thanh lý, các giấy tờ liên quan gồm 03 bản gốc giấy tờ thanh lý nhà và hoa màu mang tên ông Ngọ, ông Có và bà Lưu; Phần đất này cũng thuộc thửa số 1 tờ bản đồ địa chính số 22, loại đất: T (đất ở), duyệt tháng 11/2000.

Khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ông Ngọ chỉ làm phần diện tích đất mua của hộ khác được thanh lý với diện tích là 198 m2 ; còn lại đất của ông Ngọ, đất mua của bà Lưu và ông Có chưa đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Khi trao đổi mua bán, vì trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi diện tích được cấp 198 m2, không có sơ đồ của thửa đất nên các bên thống nhất các nội dung như sau:

– Gia đình ông Ngọ đồng ý bán toàn bộ diện tích đất 589 m2 cho gia đình tôi và chỉ để lại ngôi nhà có chiều rộng 11 m (như sơ đồ đã vẽ trên giấy bán nhà, đất). Điều này có nghĩa là phần đất gia đình ông Ngọ bán cho gia đình tôi bao gồm toàn bộ diện tích đất có giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật và một phần diện tích đất thuộc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).

– Gia đình ông Ngọ có trách nhiệm phối hợp với gia đình tôi để thực hiện chuyển quyền sử dụng đất theo luật định, chi phí chuyển quyền sử dụng đất do gia đình tôi chịu. Trường hợp trong số 589 m2 đất chuyển nhượng có một phần diện tích đất nằm trong số diện tích 198 m2 đất đã được cấp GCNQSDĐ thì gia đình ông Ngọ sẽ đổi lại GCNQSD đất cho phù hợp với diện tích đất còn lại sau khi đã bán cho gia đình tôi.

– Các bên đã trao đổi thống nhất các nội dung mua bán và giá cả rồi tiến hành lập giấy tờ mua bán nhà, đất; khi bàn giao nhà, đất, giao tiền đều có sự chứng kiến của bà Nguyễn Thị Bình và tổ trưởng dân phố xác nhận đã có giao dịch mua bán.

Như vậy, theo Điều 50, Điều 146 Luật đất đai năm 2003, khoản 1 Điều 66 của Nghị định 84//2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của chính phủ thì toàn bộ diện tích đất của ông Ngọ có đủ điều kiện theo quy định để thực hiện quyền chuyển nhượng đất đai nên gia đình tôi đã mua mảnh đất này.

Sau khi làm giấy tờ mua bán nhà, đất với gia đình ông Ngọ, tôi có mang giấy tờ ra UBND phường để xác nhận nhưng cán bộ địa chính giải thích mảnh đất gia đình tôi mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên UBND phường không xác nhận vào giấy tờ mua bán.

Tháng 11 năm 2007 gia đình tôi chuyển người, vật tư, máy móc thiết bị xây dựng công trình đến khu đất mới mua trên và ở đó ổn định từ tháng 11/2007; trong quá trình sử dụng từ tháng 10/2007 đến trước thời điểm gia đình ông Ngọ bán phần đất còn lại, gia đình tôi không có sự tranh chấp về đất đai với gia đình nhà ông Ngọ và những người xung quanh.

Cuối tháng 6/2008 gia đình ông Ngọ bán phần đất còn lại cho gia đình bà Phạm Thị Uyên. Khi bà Phạm Thị Uyên mua nhà của ông Ngọ, gia đình tôi, gia đình ông Ngọ và gia đình bà Phạm Thị Uyên đã xác định rõ ranh giới ở thực địa mảnh đất gia đình tôi đã mua và đất còn lại gia đình ông Ngọ bán cho gia đình bà Phạm Thị Uyên ( mảnh đất của gia đình tôi mua hiện đang ở và có tường rào xây bằng gạch xung quanh, độc lập với mảnh đất nhà ông Ngọ bán cho gia đình Phạm Thị Uyên).

Từ thời điểm trước và sau khi mua đất của gia đình ông Ngọ đến ngày 03/07/2008, tôi đã nhiều lần ra gặp cán bộ địa chính để xem bản đồ quy hoạch, bản đồ địa chính và hỏi về thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất tôi mua của gia đình ông Ngọ. Ngày 03/07/2008 tôi lại đến đến UBND phường Trung Thành để hoàn tất về thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được biết UBND phường đã làm hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất cho gia đình bà Phạm Thị Uyên với diện tích 198 m2 và trên sơ đồ thửa đất ghi kích thước là 15,84 x 12,5m ( chiều bám theo mặt đường dài 15,84m). Như vậy, mảnh đất mà UBND phường làm thủ tục chuyển quyền cho gia đình bà Phạm Thị Uyên đã lấn sang phần đất của gia đình tôi 4,84m theo chiều bám mặt đường.

Theo hồ lưu tại Văn phòng Đăng ký đất đai thì hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Ngọ thì hồ sơ gồm:

– Bản đồ quy hoạch số : QH.01/1 đã được Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thái nguyên duyệt ngày 15/12/1997;

– Bản đồ địa chính phê duyệt tháng 11 năm 2000;

– Công văn số 485/CV-UB ngày 10/11/2000 của UBND thành phố Thái Nguyên về việc: Đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân đã nộp đủ tiền sử dụng đất tại khu dân cư đồi Độc Lập, phường Trung Thành, thành phố Thái Nguyên;

– Văn bản đề nghị chỉnh lý của UBND phường Trung Thành.

Trong văn bản của UBND phường Trung Thành thì UBND phường đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Ngọ diện tích 198 m2 thuộc thửa số 1, tờ bản đồ địa chính số 22.

Theo công văn số 485/CV-UB ngày 10/11/2000 của UBND thành phố Thái Nguyên thì UBND thành phố đề nghị UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Ngọ thuộc ô quy hoạch số 111+112, , thửa số 1 tờ bản đồ địa chính số 22 với diện tích 198 m2.

Ngày 15/12/2000 ông Ngọ được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 08406 với diện tích 198 m2; trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không vẽ sơ đồ thửa đất.

Với hồ sơ nêu trên cho thấy UBND tỉnh Thái Nguyên đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Ngọ theo đúng đề nghị của UBND thành phố Thái Nguyên tại công văn số 485/CV-UB ngày 10/11/2000; như vậy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Ngọ thuộc ô số 111 và một phần ô số 112 (Ô 111 có diện tích 150 m 2, ô 112 mới chỉ được cấp 48m 2 tương đương 1,92m bám theo mặt đường).

Sơ đồ lô đất số 111 và 112 như sau:

(Sơ đồ này được trích từ theo bản đồ quy hoạch số: QH.01/1 đã được Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thái nguyên duyệt ngày 15/12/1997)

Với các căn cứ nêu trên nên tôi đã gửi UBND thành phố về việc cán bộ địa chính phường làm hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất cho gia đình bà Phạm Thị Uyên với diện tích 198 m 2 và trên hồ sơ cấp đất ghi kích thước thửa đất có chiều dài là 12,5 m, chiều rộng bám theo mặt đường là 15,84 m là không phù hợp với hiện trạng sử dụng đất, không phù hợp với bản vẽ quy hoạch chi tiết đã được duyệt, không phù hợp với hồ sơ gốc cấp đất cho gia đình ông Ngọ, không đúng với hiện trạng sử dụng đất và không đúng lưu trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành thể hiện ở các điểm sau:

– Theo công văn số 485/CV-UB ngày 10/11/2000 và bản vẽ quy hoạch thì diện tích 198 m2 chỉ bao gồm lô số 111 và một phần của lô số 112, (thực tế căn nhà hai tầng của ông Ngọ được xây dựng trên khuôn viên đất hình chữ nhật có kích thức 14,9 m x 11,0 m), điều này đồng nghĩa với việc chiều rộng bám theo đường quy hoạch chỉ cần dài có 7,92 m là có đủ diện tích 198 m2 (25,0m x 7,92m = 198 m2); cũng theo theo thiết kế quy hoạch thì tổng chiều rộng của lô 111 và lô 112 là 14,0 m, nhưng cán bộ địa chính xác định chiều dài cạnh này là 15,84 m.

– Trong hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất của cho gia đình bà Phạm Thị Uyên cán bộ địa chính xác định chiều dài mảnh đất là 12,5 m, trong khi đó chiều dài ô đất theo bản vẽ quy hoạch là 25,0 m.

– Thực tế cho tấy tim đường theo bản vẽ quy hoạch không trùng với tim đường hiện tại, việc cán bộ địa chính không căn cứ vào kích thước các lô đất trong bản vẽ QH mà chỉ căn cứ vào tim đường hiện có và chiều rộng của đường quy hoạch để xác định chỉ giới cấp đất đã dẫn đến chiều dài cạnh AB chỉ còn có 12,5 m trong khi đó theo bản vẽ quy hoạch thì chiều dài cạnh AB là 25,0 m. Với cách xác định như trên của cán bộ địa chính thì toàn bộ các lô đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc các lô: từ lô số 190 đến lô 216, lô 126 đến lô 139… sẽ bị cấp đất lấn sang chỉ giới quy hoạch đường từ 2 m đến 5 m.

– Khi xây nhà gia đình ông Ngọ có , có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trên cơ sở bản đồ quy hoạch được duyệt; dưới sự quản lý của chính quyền địa phương ông Ngọ sẽ phải xây dựng theo đúng giấy phép được duyệt, đúng quy hoạch và nằm trong khuôn viên đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện tại, khuôn viên xây dựng nhà của ông Ngọ là hình chữ nhật có kích thước 14,9 m x 11,0 m, như vậy tại thời điểm xây nhà ông Ngọ đã được cấp phép xây dựng và dưới sự giám sát của chính quyền địa phương không có lẽ gia đình ông Ngọ vẫn xây dựng lấn vào đường quy hoạch 2,4 m.

– Gia đình tôi đã sử dụng đất ổn định từ tháng 10/2007 đến trước thời điểm gia đình ông Ngọ bán phần đất còn lại, trong quá trình sử dụng gia đình tôi không có sự tranh chấp về đất đai với những người xung quanh. Căn cứ điểm d khoản 1 và điểm d, e, khoản 2 Điều 47 của Luật đất đai năm 2003, khoản 2 Điều 148 , khoản 1 và 2 Điều 182 Nghị định số 181, hướng dẫn số 106/HD-TN&MT ngày 01/07/2005 của phòng Tài nguyên & Môi trường và theo mẫu quy định trong đai thì khi làm hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất giữa gia đình ông Ngọ và gia đình bà Phạm Thị Uyên cán bộ địa chính phải có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, đóng cọc để xác định ranh giới ngoài thực địa và trích đo sơ đồ thửa đất trên thực địa theo đúng hiện trạng sử dụng đất của các bên; nhưng trên thực tế thửa đất trên hồ sơ chuyển nhượng đã không được vẽ đúng như hiện trạng sử dụng đất, không được đóng cọc để xác định ranh giới thửa đất còn lại sau khi chuyển nhượng. (Gia đình ông Ngọ đã có bản tường trình cho biết trong quá trình xác định chỉ giới lô đất bán cho gia đình bà Phạm Thị Uyên, tất cả các thành viên trong gia đình ông Ngọ không chỉ sang phần đất đã bán cho gia đình tôi; Việc xác định chỉ giới đất lấn sang đất của gia đình tôi là do cán bộ địa chính và gia đình bà Phạm Thị Uyên tự xác định; bản tường trình này có chữ ký của tất cả các thành viên trong gia đình ông Ngọ và có chứng thực của chính quyền địa phương).

– Thực tế cho thấy tất cả các hộ dân trong khu dân cư đồi Độc Lập đều được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng kích thước của ô quy hoạch và tâm đường hiện tại ở thực địa không phải là tâm đường quy hoạch; như vậy tại sao tất cả các hộ được cấp bìa tại thời điểm đó không được chỉnh lý bản đồ mà duy nhất hộ gia đình ông Ngọ lại được chỉnh lý và diện tích chỉnh lý lại vượt ra ngoài bản đồ quy hoạch được duyệt, cụ thể ô số 111 và 112 có tổng chiều rộng tối đa là 14m trong khi đó lại chỉnh lý rộng ra tới 15,84m.

Ví dụ:

– Hộ bà Nguyễn Thị Vinh được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2005 tại thửa đất số 51 tờ bản đồ địa chính số 22 với kích thước (3,4m x 20,23m = 68,8m2), kích thước này hoàn toàn phù hợp với bản vẽ quy hoạch; theo bản đồ địa chính thì thửa đất này chỉ có kích thước (3,46 m x 18,1m), thửa đất này có hai mặt bên tiếp giáp với hai hộ liền kề, phía sau là rãnh thoát nước, phía trước là đường quy hoạch rộng 9m, với kích thước (3,4m x 20,5) thì diện tích đất được cấp nhiều hơn diện tích ghi trên bản đồ địa chính và nằm trùn lên đến đúng tâm đường hiện tại vậy tại sao trong trường hợp này lại không chỉnh lý bản đồ địa chính mà vẫn cấp đất trùm lên đường.

– Hộ ông Lê Văn Hoan và bà Nguyễn Thị Thanh được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2005 tại thửa đất số 234 tờ bản đồ địa chính số 2 với diện tích 220m2; trên sơ đồ ghi đường giao thông rộng chỉ có 7m trong khi đó theo bản đồ quy hoạch thì đường rộng 19,5m. Vậy tại sao trong trường hợp này cũng không chỉnh lý bản đồ địa chính mà vẫn cấp đất trùm lên đường.

– Nếu coi tâm đường hiện tại là tâm đường quy hoạch thì toàn bộ các lô đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc các lô: từ lô số 190 đến lô 216, lô 126 đến lô 139 … đều bị cấp đất lấn sang chỉ giới quy hoạch đường từ 2 m đến 5 m; vậy tại sao những trường hợp này lại không chỉnh lý.

Như vậy, tại thời điểm năm 2000 khi cấp bìa không có lý do gì thửa đất của ông Ngọ lại được chỉnh lý và xoay ngang ra thành 12,5m x 15,8m (chiều 25m của ô quy hoạch chỉnh xuống còn 12,5m).

Diễn biến quá trình giải quyết đơn thư ở cấp phường và cấp thành phố:

– Khi được biết gia đình bà Phạm Thị Uyên đang làm hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất và trong hồ sơ chuyển quyền còn tồn tại những sai sót trên, ngày 04/7/2008 gia đình tôi đã nộp đơn đề nghị dừng chuyển quyền sử dụng đất giữa gia đình ông Ngọ và gia đình bà Phạm Thị Uyên gửi UBND phường Trung Thành nhưng không được giải quyết.

– Ngày 10/7/2008 và ngày 01/01/2009 tôi có đơn đề nghị về việc giải quyết tranh chấp đất đai gửi UBND phường Trung Thành; Trong khoảng thời gian từ 10/7/2008 đến tháng 10/2009, UBND phường Trung Thành đã 03 lần tổ chức hòa giải nhưng không thành với lý do thiếu thành phần tham gia.

– Ngày 05/6/2010 tôi có đơn khiếu nại gửi UBND phường Trung Thành; ngày 05/10/2010 UBND phường Trung Thành có văn bản trả lời số 80/UBND-VP.

– Không đồng ý với nội dung trả lời đơn của UBND phường Trung Thành, ngày 10/11/2010 tôi có đơn khiếu nại gửi UBND thành phố Thái Nguyên;

– Ngày 02/12/2010 UBND thành phố Thái Nguyên có văn bản số 853/UBND-TTr về việc giao nhiệm vụ giải quyết đơn của công dân, theo tinh thần của công văn này thì UBND thành phố giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố kiểm tra, xác minh và tham mưu cho UBND thành phố giải quyết theo quy định của pháp luật. Thời gian xong trước ngày 10/01/2011.

– Ngày 17/4/ 2011 cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường Thành phố xuống kiểm tra thực địa theo đơn kiếu nại của gia đình tôi. Thành phần tham gia hôm đó gồm có Cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ địa chính phường, tổ trưởng dân phố, gia đình bà Uyên; Trong quá trình làm việc gia đình tôi được các “cán bộ” giải thích đây chỉ là buổi xuống kiểm tra thực địa xác định diện tích đất đang tranh chấp, không phân xử đúng sai nên mọi ý kiến của các bên sẽ được trình bày ở một hội nghị do UBND thành phố tổ chức tại Phường Trung Thành (Sự thực thì không có hội nghị nào được tổ chức cả).

– Ngày 06/5/2011 tôi nhận được công văn số 223/CV-TN&MT ngày 29/4/2011 của Phòng TM&MT thành phố Thái Nguyên và trong nội dung công văn trả lời đã phản ánh hoàn toàn sai so với thực tế sử dụng đất và thực tế diễn biến trong quá trình chuyển nhượng; điểm đáng lưu ý là Phòng TM&MT thành phố Thái Nguyên cho rằng tại thời điểm ông Ngọ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thửa đất đã được UBND phường Trung Thành chỉnh lý tại tờ bản đồ địa chính số 22 thửa số 01 diện tích 198m2 có kích thước 12,5m x 15,84m.

– Sau khi đọc tôi không đồng ý với nội dung đơn trả nên ngày 16/ 5/ 2011 tôi có đơn gửi UBND thành phố và Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố đề nghị xem xét lại các nội dung trả lời trong công văn số 223/CV-TN&MT ngày 29/4/2011 nhưng không được UBND thành phố xem xét giải quyết.

Việc Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố ra công văn số 223/CV-TN&MT ngày 29/4/2011 không đúng thẩm quyền, không phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất của các bên đã vô hình dung tạo hành lang pháp lý cho gia đình bà Phạm Thị Uyên tiến hành xây dựng hành rào và không cần xin phép chính quyền địa phương, tháng 5/2011 gia đình bà Phạm Thị Uyên đã tiến hành xây dựng hàng rào lấn sang đất nhà tôi 98,3 m2 đất (20,3m x 4,84m = 98,3 m2) đồng thời chiếm luôn một gian nhà cấp 4 và một gian bếp nằm trong phần đất này, (gia đình tôi đã gửi đơn ra UBND phường nhưng chưa được giải quyết).

– Ngày 01/3/2012 tôi tiếp tục có đơn gửi UBND thành phố và Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố đề nghị xem xét lại các nội dung trả lời trong công văn số 223/CV-TN&MT ngày 29/4/2011; Đến ngày 25/4/2012 tôi nhận được công văn trả lời số 347a/CV-TN&MT.

Sau khi xem xét nội dung hai công văn trả lời trên của Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố tôi nhận thấy nội dung đơn trả lời còn rất nhiều điểm mâu thuẫn và bất hợp lý không phản ánh đúng thực tế trong quá trình và thực tế sử dụng đất của các bên, không phù hợp với bản vẽ quy hoạch đã được phê duyệt; mặt khác, việc Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố trả lời đơn khiếu nại của công dân là không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Ngày 27/4/2012 tôi có đơn khiếu nại (lần 2) gửi UBND thành phố Thái Nguyên, ngày 22/6//2012 UBND TP có văn bản số 684/UBND-VP giao cho phòng TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, tham mưu đề xuất UBND thành phố giải quyết theo quy định, báo cáo UBND thành phố trước ngày 02/8/2012.

Ngày 20/8/2012 tôi đến trụ sở tiếp công dân của Thành phố thì nhận được văn bản số 188a/UBND-TNMT ngày 03/8/2012 của phòng TN&MT, tôi có thắc mắc về nội dung trả lời và thẩm quyền trả lời đơn thì được anh Hoàng cán bộ của bộ phận tiếp công dân hướng dẫn vào gặp anh Ích phó phòng TN&MT; khi gặp anh anh Ích tôi nhận được câu trả lời là phòng TN&MT và UBND thành phố đã trả lời theo đơn như trên là đúng thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật, nếu tôi có gửi đơn nữa thì sẽ không được nhận đơn nữa, tôi có hỏi lại anh Hoàng thì được trả lời theo luật khiếu nại thì văn bản trả lời của phòng TN&MT cũng được coi là quyết định trả lời đơn khiếu nại.

Tuy nhiên, căn cứ khoản 11 Điều 2, khoản 3 Điều 6 và khoản 1 Điều 54 Luật Khiếu nại 2011 và theo hướng dẫn của bộ phận tiếp công dân của Tỉnh thì đơn khiếu nại phải được UBND thành phố ra quyết định trả lời.

– Ngày 24/8/2012 tôi gửi đơn khiếu nại lần 3 đến UBND thành phố Thái Nguyên; Ngày /8/2012 tại buổi họp tiếp công dân, đồng chí Tiến – phó chủ tịch UBND thành phố đã giao cho anh Na – phó Phòng TN&MT thành phố tổ chức đối thoại và giải quyết đơn, khi tôi đến phòng TN&MT thành phố để giải quyết thì anh Na bảo sang gặp anh Ích, khi gặp anh Ích trả lời là phòng TN&MT thành phố đã trả lời rồi lên không tổ chức đối thoại giải quyết nữa; Tôi đã đề nghị anh Ích tham mưu cho UBND thành phố trả lời đơn theo đúng quy định của Luật khiếu nại nhưng đến nay tôi vẫn chưa nhận được quyết định trả lời đơn khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại.

Căn cứ điều 28 Luật Khiếu nại thì thời gian giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày nhưng với trường hợp của tôi, tính từ ngày giửi đơn khiếu nại lần đầu là ngày 10/11/2010 đến ngày10/10/2012 nay đã là 690 ngày, tôi đã phải tốn quá nhiều thời gian và công sức đi lại nhưng chưa nhận được quyết định trả lời đơn khiếu nại của UBND thành phố mà chỉ nhận được 03 văn bản trả lời của phòng TN&MT thành phố.

– Theo hướng dẫn của Phòng TN&MT thành phố Thái Nguyên, ngày 12/10/2012 tôi đã làm đơn khởi kiện vụ án hành chính ra tòa.

Trong đơn tôi có đề nghị Tòa án Nhân dân thành phố Thái Nguyên hủy giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp cho gia đình bà Phạm Thị Uyên và chồng là ông Nguyễn Anh Tuấn đã được cấp ngày 26/6/2008; Cấp lại giấy chứng nhận QSDĐ cho gia đình bà Phạm Thị Uyên và chồng là ông Nguyễn Anh Tuấn theo đúng chỉ giới, mốc giới và diện tích đất còn sau khi gia đình ông Ngọ bán cho gia đình tôi – Như vậy diện tích đất của gia đình bà Uyên sau khi cấp lại vẫn đủ diện tích 198 m2, vẫn đúng với ranh giới đất mà gia đình ông Ngọ đã chỉ ở ngoài thực địa khi gia đình ông Ngọ bán cho gia đình bà Uyên đồng thời vẫn phù hợp với bản vẽ quy hoạch đã được phê duyệt. Trả lại phần đất mà gia đình tôi đã mua hợp pháp của gia đình ông Ngọ.

– Ngày 8/11/2013 Tòa án thành phố Thái Nguyên đã tổ chức phiên đối thoại.

Tại buổi đối thoại này ý kiến của phòng TN&MT như sau:

+ Việc mua bán chuyển nhượng của tôi với gia đình ông Ngọ là vi phạm pháp luật nên tôi không có quyền gì trên mản đất đã mua của ông Ngọ.

+ Tại thời điểm ông Ngọ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thửa đất đã được UBND phường Trung Thành chỉnh lý tại tờ bản đồ địa chính số 22 thửa số 01 diện tích 198m2 có kích thước 12,5m x 15,84m và việc chính lý này đã được thực hiện theo đúng quy định.

Sau khi nghe ý kiến của phòng TN&MT, tôi đã có ý kiến như sau:

– Theo công văn số 485/CV-UB ngày 10/11/2000 của UBND thành phố Thái Nguyên thì UBND thành phố đề nghị UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Ngọ thuộc ô quy hoạch số 111+112, thửa số 1 tờ bản đồ địa chính số 22 với diện tích 198 m2 và chiều dài của lô quy hoạch là 25m chứ không phải 12,5m; (với chiều dài 25m thì chỉ cần chiều rộng là 7,92m là đủ 198m2.

– Văn của bản UBND phường không có chỗ nào đề nghị chỉnh lý ô đất cấp cho ông Ngọ có kích thước 12,5m x 15,84m .

– UBND phường không có thẩm quyền chỉnh lý thửa đất trái với quy hoạch đã được Giám đốc Sở Xây dựng duyệt, trái với công văn số 485/CV-UB ngày 10/11/2000 của UBND thành phố Thái Nguyên.

– Thực tế cho thấy tất cả các hộ dân trong khu dân cư đồi độc lập đều được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng kích thước của ô quy hoạch và tâm đường hiện tại ở thực địa không phải là tâm đường quy hoạch; như vậy tại sao tất cả các hộ được cấp bìa tại thời điểm đó không được chỉnh lý bản đồ mà duy nhất hộ gia đình ông Ngọ lại được chỉnh lý trái với quy hoạch đã được phê duyệt và diện tích chỉnh lý còn vượt cả ra ngoài bản đồ quy hoạch được duyệt, cụ thể ô số 111 và 112 có tổng chiều rộng tối đa là 14m trong khi đó lại chỉnh lý rộng ra tới 15,84m.

– Theo tôi thì việc chỉnh lý thửa đất của ông Ngọ được cán bộ địa chính thực hiện vào thời điểm lập hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất từ ông Ngọ sang bà Uyên điều này được thể hiện rất rõ trong biên bản kiểm tra hiện trạng sử dụng đất do cán bộ địa chính lập.

Nội dung biên bản kiểm tra hiện trạng sử dụng đất ghi rõ:

Về nguồn gốc, hiện trạng sử dụng đất, quá trình quản lý và biến động:

Đất ở gia đình ông Phạm Thanh Ngọ có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Số 45768 cấp ngày 15 tháng 12 năm 2000, đất sử dụng ổn định, không lấn chiếm tranh chấp. Được thể hiện tại tờ Bản đồ địa chính số 22 thửa số 1, diện tích cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 198m2. Kiểm tra thực tế diện tích là 835m2. Hiện nay đang sử dụng nhiều hơn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 637m2 . Nguyên nhân là đất của gia đình quản lý là toàn bộ diện tích đất theo Bản đồ địa chính nhưng đến năm 2000 gia đình hợp thức nộp tiền sử dụng đất chỉ xin hợp thức 198m2. đất ở đô thị. Sau khi kiểm tra đã chỉnh lý Bản đồ địa chính đúng với diện tích được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nay ông Ngọ chuyển toàn bộ diện tích 198m2 tại thửa số 01 cho bà Phạm Thị Uyên.

Như vậy trong biên bản này cán bộ địa chính phường đã nêu rõ đã nêu rất rõ là: “Sau khi kiểm tra đã chỉnh lý Bản đồ đại chính đúng với diện tích được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Thực tế cho tấy tim đường theo bản vẽ quy hoạch không trùng với tim đường hiện tại, việc cán bộ địa chính không căn cứ vào kích thước các lô đất trong bản vẽ QH mà chỉ căn cứ vào tim đường hiện có và chiều rộng của đường quy hoạch để xác định chỉ giới cấp đất đã dẫn đến chiều sâu của lô đất của ông Ngọ chỉ còn có 12,5 m trong khi đó theo bản vẽ quy hoạch thì chiều sâu của lô đất là 25,0 m. Với cách xác định như trên của cán bộ địa chính thì toàn bộ các lô đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc các lô: từ lô số 190 đến lô 216, lô 126 đến lô 139 … sẽ bị cấp đất lấn sang chỉ giới quy hoạch đường từ 2 m đến 5 m.

Cụ thể gia đình bà Hồng, gia đình ông Diễn … được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ranh giới thửa đất chỉ cách tâm đường hiện tại khoảng 1,5m trong khi đường ở đây quy hoạch rộng 9m.

Như vậy, việc cỏn bộ địa chính phường làm hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất cho gia đình bà Phạm Thị Uyên với diện tích 198 m 2 và trên hồ sơ cấp đất ghi kích thước thửa đất có chiều dài là 12,5 m, chiều rộng bám theo mặt đường là 15,84 m là không phù hợp với hiện trạng sử dụng đất, không phù hợp với bản vẽ quy hoạch chi tiết đã được duyệt, không phù hợp với hồ sơ gốc cấp đất cho gia đình ông Ngọ, trái với quy hoạch được duyệt và trái thẩm quyền.

Trên đây là toàn bộ diễn biến trong quá trình chuyển nhượng quyến sử dụng đất của gia đình tôi và việc giải quyết đơn của các cấp chính quyền địa phương.

Hiện nay, tòa án thành phố Thái Nguyên đang giải quyết vụ án và Phòng TN&MT thành phố là cơ quan được chủ tịch thành phố ủy quyền giải quyết vụ án có khuyên tôi nên rút đơn để phối hợp với gia đình ông Ngọ để gia đình ông Ngọ hoàn tất thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất tôi đã mua mang tên ông Ngọ sau đó làm thủ tục chuyển nhượng sang tên tôi với lý do để lâu khi luật đất đai sử đổi thì phải nộp tiền sử dụng đất cao và có nguy cơ sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tôi rất mong nhận được sự tư vấn pháp lý của Công ty Xin giấy phép về các nội dung sau:

– Có nên tiếp tục theo vụ kiện này không (vì tôi đang lo là tòa sẽ tuyên là tôi không có quyền trên mảnh đất tôi đã mua của ông Ngọ nên tôi không có quyền khởi kiện quyết định hành chính), nếu tiếp tục theo kiện thì phải làm những gì để bảo vệ được quyền lợi.

Có nên Xin rút đơn khởi kiện để viết đơn tố cáo việc lập hồ sơ chuyển nhượng không đúng của cán bộ địa chính phường không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Thanh Bằng

Tổng đài luật sư trực tuyến gọi: 0899456055.

Trả lời:

Trong trường hợp này, có thể thấy rằng đã có sự sai lệch trong việc đăng ký đất đai và quản lý đất đai. Bạn đã thực hiện thủ tục khiếu nại tới cơ quan hành chính đã thực hiện giải quyết tranh chấp cho mình và vẫn chưa đồng ý với quyết định giải quyết này thì bạn cần thực hiện thủ tục khởi kiện vụ án hành chính theo quy định tại Luật tố tụng hành chính. Trong khi thực hiện thủ tục khởi kiện bạn cần cung cấp chứng cứ, tài liệu chứng minh cho vi phạm của quyết định hành chính bạn đang khởi kiện đồng thời cung cấp chứng cứ cho yêu cầu của mình là hoàn toàn hợp pháp để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Về việc đảm bảo quyền lợi khi tiếp tục khởi kiện:

Thực hiện thủ tục khởi kiện là hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình dựa trên cơ sở pháp lý, chứng cứ có được. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình bạn cần thu thập chứng cứ chứng minh cho hành vi sai trái của cơ quan nhà nước đang thực hiện việc giải quyết vụ việc này. Bạn cần đưa ra căn cứ pháp lý chứng minh cho việc mua bán hợp pháp của mình với Ông Ngọ.

Về việc tố cáo sai phạm trong vấn đề lập hồ sơ chuyển nhượng không đúng của cán bộ địa chính phường:

Bạn có thể thực hiện thủ tục tố cáo hành vi này kèm theo các chứng cứ tới cơ quan công an nơi đang cư trú.

Thủ tục tố cáo được quy định tại Điều 144 như sau:

“Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.”

Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 145 thì trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố: Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Theo đó, bạn có thể nộp đơn tố giác tội phạm tới một trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình:

“2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.”

Mẫu đơn tố cáo bạn tham khảo:

>> Tham khảo dịch vụ: ;

2. Tranh chấp đất phần mộ theo quy định của pháp luật?

Kính gửi các luật sư, mong các luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau: Nhà tôi có ngôi mộ đã an táng trên dưới 100 năm rồi. Hiện nay, nhà bên cạnh phần mộ đã lấn chiếm đất, xây tường bao, trồng cây trong khuôn viên của mộ phần gia đình tôi. Vậy tôi cần làm gì để bảo toàn được toàn bộ khuôn viên phần mộ theo đúng pháp luật ? Tôi mong nhận được tư vấn của các luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

– Pham Quang dau –

Tư vấn và phân tích vụ việc khởi kiện giải quyết tranh chấp đất?

>> Luật sư trả lời:

3. Tranh chấp đất ao theo quy định của pháp luật?

Thưa luật sư, nhà tôi có một mảnh đất ao của các cụ để lại. Ông bà nội tôi đã mất năm 1999, giấy tờ chỉ có bản đồ xác nhận của địa chính qua một số mốc thời gian như năm 1986,1993, 2013. Gần đây nhất là năm 2013, cán bộ xã tôi tự ý cắt ra 2m*21,7m để cho nhà kế bên mà không được sự đồng ý của gia đình chúng tôi. Tôi xin hỏi luật sư như vậy là xã có sai không và vi phạm vào điều luật nào trong luật đất đai đất ao nhà tôi không tranh chấp với ai từ thời các cụ đến tận khi bị cán bộ tự ý cắt đất cho nhà kế bên? Tôi rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn và phân tích vụ việc khởi kiện giải quyết tranh chấp đất?

>> Luật sư trả lời:

4. Tư vấn về tranh chấp đất ở và kiện đòi tài sản?

Thưa luật sư! Cháu xin nhờ luật sư giúp đỡ tư vấn về vấn đề tranh chấp đất ở như sau: Hiện tại, gia đình cháu có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bề ngang 6,5m từ lộ chạy dài đến sau hè, trong đó gồm em họ của cháu ngang 6,5m dài 6m (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) đến gia đình cháu và chú Út. Bên phải đất cháu là chú H ngang 7,5m ( có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), bên trái là chú P ngang 6m (đất mua, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Giữa gia đình cháu và chú P có lối đi chung ra lộ ngang 1m ( gồm 0.7m là của gia đình cháu, 0.3m của chú P).

Năm 2007, do tranh chấp lối đi chú P rào lối đi chung 1m đó làm gia đình cháu và chú út không có lối đi. Vì thế chính quyền địa phương mời lên giải quyết và lập biên bản xác nhận. Tham gia lập biên bản: chú P, Ba cháu và chú út cùng lên, chú H và em họ cháu không được mời. Chú P trình bày với Chủ tịch xã người lập biên bản xác nhận rằng: Ông H 14m, chú 2 N 14m, dượng Ph 13m, chú H 7m (sổ đỏ chú H 7.5m), gia đình cháu 6m, chú P 7m ( gồm 6m mua và 1m người ta cho). Biên bản xác nhận được lập bởi Chủ tịch xã nơi cháu ở. Ba cháu và chú út đồng ý ký tên vào biên bản đó. Nay chú P rào lối đi và giành 1m đất đó là của chú P.

Gia đình cháu kính mong Xin giấy phép tư vấn giúp, nếu cháu hoặc kiện ra tòa thì gia đình cháu có lấy lại được 6.5m đất bề ngang như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Và cháu phải viết đơn thế nào, gửi ở đâu? Biên bản xác nhận Ba cháu ký trước đó có hợp lệ không? Có tác dụng gì đến đất của cháu không? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chú P và chú H được cấp trước khi lập biên bản xác nhận, còn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình cháu được cấp sau. Kính mong Xin giấy phép giúp đỡ.

Gia đình cháu vô cùng biết ơn!!!!

Tư vấn về tranh chấp đất ở ?

, gọi:

Trả lời:

Theo nội dung mà bạn trình bày thì giữa gia đình bạn và gia định chú P có chung lối đi (1m), theo đó, gia đình bạn dành 0,7m để làm lối đi chung, gia đình chú P dành 0.3m. Phần diện tích đất mà gia đình bạn và gia đình chú P đều đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền về lối đi qua thì:

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật gia đình bạn hoàn toàn có quyền được có lối đi chung. Đồng thời, cả hai bên đã cùng thỏa thuận dành một phần đất của mình để xây dựng lối đi.

Nhưng khi có tranh chấp về lối đi chung giữa gia đình bạn và gia đình chú P thì đã được Chủ tịch ủy ban nhân dân xã giải quyết và lập biên bản đồng thời ba bạn đã ký và nội dung biên bản đó với nội dung: “gia đình bạn 6m, chú P 7m ( gồm 6m mua và 1m người ta cho)”, do đó, biên bản hòa giải này được coi là hòa giải thành. Theo đó, gia đình chú P đã lấn, chiếm toàn bộ 1m lối đi chung mà hai gia đình cùng thỏa thuận xây dựng (trong đó, gia đình bạn dành 0.7m để xây dựng lối đi), thêm vào đó, giữa các bên đều đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gia đình bạn 6.5m bề ngang, gia đình chú P 6m bề ngang), như vậy, gia đình bạn có quyền sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất đó và bạn hoàn toàn có thể lấy lại được 6.5m bề ngang đó.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 88 thì:

“4. …Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.”

Như vậy, trong trường hợp các bên đã hòa giải thành mà gia đình bạn thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân xã sẽ lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để gải quyết tranh chấp tiếp theo. Vì vậy, biên bản hòa giải thành giữa gia đình bạn và gia đình chú P sẽ hết hiệu lực nếu gia đình bạn có ý kiến về kết quả hòa giải.

Công việc bạn phải làm tiếp theo là nộp hồ sơ giải quyết tranh chấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tỉnh để được giải quyết, hồ sơ giải quyết tranh chấp được quy định tại khoản 3 Điều 89 , bao gồm:

“a) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

b) Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

c) Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

d) Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.”

>> Tham khảo:

5. Hỏi về việc tranh chấp đất cho tặng và ?

Chào luật sư, vì chuyện gia đình khá phức tạp nên tôi mới nhờ đến sự giúp đỡ của luật sư. Chuyện là cha mẹ tôi đang bị anh trai cả của tôi xúi giục để chuyển hết đất của gia đình vào tay anh trai cả tôi. Khi nhận được phần đất này thì anh tôi sẽ đem bán lấy tiền để dùng vào việc riêng. Tôi rất lo lắng cho cha mẹ sau này không còn gì để dưỡng già nên mong luật sư tư vấn giúp về trường hợp của tôi.

Tôi tên là Ph, người con thứ 7 trong gia đình. Gia đình tôi có 9 người con. Cha mẹ ruột tôi là chủ hộ căn nhà chúng tôi đang ở. Các nhân khẩu gồm cha tôi, mẹ tôi, tôi và em trai thứ 9. Cách đây 5 năm cha mẹ ruột của tôi đã chủ động cắt hộ khẩu của tôi và em trai thứ 9 ra khỏi hộ khẩu của gia đình và không nhập hộ khẩu của hai chúng tôi vào nơi nào khác. Sau đó, tôi được biết là do anh trai cả của tôi xúi giục cha mẹ tôi làm như vậy. UBND tại nơi tôi cư trú cũng đã thực hiện việc tách hộ khẩu của tôi và em trai thứ 9 ra khỏi hộ khẩu gia đình tôi mà không hề thông báo cho chúng tôi được biết. Sau đó, chúng tôi bị cha mẹ đuổi ra phần đất kế bên căn nhà chúng tôi đang ở và tự sinh sống đến nay. Trong khoảng thời gian đó tôi có đi lại giữa Tp. HCM và tỉnh nhà nhiều lần nhưng không hề rời khỏi nơi cư trú quá 6 tháng. Trung bình cách 2 tuần (hoặc 15 ngày, tối đa là 1 tháng) tôi lại trở về nơi ở. Em trai thứ 9 của tôi thì vẫn sống tại nơi cũ và không hề di dời sang nơi ở mới. Xin hỏi luật sư cha mẹ chúng tôi và cán bộ UBND xã làm như vậy có đúng luật hay không?

Diễn biến sự việc sau đó là cách đây một tuần anh trai cả của tôi đã yêu cầu cha mẹ tôi làm giấy cho tặng bất động sản (cụ thể là 2.000 m2 đất) cho anh trai cả của tôi. Cha mẹ tôi đã đến UBND xã nơi tôi cư trú làm thủ tục giấy tờ cho tặng và đã sang tên cho anh trai cả của tôi phần đất nêu trên. Trước khi diễn ra quá trình này thì tôi, em trai thứ 9 và người chị thứ 4 đã nhận được giấy triệu tập của UBND đến làm chứng về việc cho tặng nhưng tôi và em trai thứ 9 không có mặt. Hiện tại, mọi thủ tục giấy tờ đã hoàn chỉnh và chờ bộ phận địa chính đến nhà để tiến hành đo đạc. Xin hỏi luật sư trong trường hợp này thì tôi và/hoặc em trai thứ 9 của tôi có thể khởi kiện tranh chấp đất nêu trên không? Nếu chúng tôi có tên trong sổ hộ khẩu gia đình thì chúng tôi có quyền không đồng ý cho cha mẹ tôi làm giấy cho tặng cho anh trai cả của tôi không?

Xin chân thành cảm ơn.

Hỏi về việc tranh chấp đất cho tặng và thủ tục cắt hộ khẩu ?

gọi:

Trả lời:

Căn cứ Điều 27 ,) quy định về tách hộ khẩu như sau:

“1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo , nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Theo quy định này thì việc tách hộ khẩu chỉ được tiến hành do chính người có nhu cầu tách thực hiện. Chứ cha hoặc mẹ ruột bạn không có quyền tự ý cắt hộ khẩu của bạn và và em trai thứ 9 ra khỏi hộ khẩu của gia đình, hành vi này là vi phạm quy định của pháp luật. Và việc UBND xã tại nơi bạn cư trú cũng đã thực hiện việc tách hộ khẩu của tôi và em trai thứ 9 ra khỏi hộ khẩu gia đình tôi mà không hề thông báo cho bạn và các em được biết cũng là không đúng theo quy định. Bên canh đó, khi tách khẩu thì chỉ có công an các cấp mới có thẩm quyền giải quyết các chế độ liên quan đến việc chuyển, tách, nhập hoặc điều chỉnh hộ khẩu. Việc UBND xã tự giải quyết là không đúng thầm quyền theo quy định của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn.

Đối với việc bố mẹ bạn tự ý tặng cho mảnh đất cho anh trai cả, bạn không nói rõ mảnh đất này hiện đang đứng tên của ai? là tài sản chung của hộ gia đình hay chỉ là của riêng bố mẹ bạn? Theo đó:

Trường hợp 1: Mảnh đất này của riêng bố mẹ bạn, Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên chỉ có bố mẹ bạn (tức cấp riêng cho hai vợ chồng) thì bố mẹ của bạn hoàn toàn có quyền tặng cho mảnh đất này cho bất cứ cá nhân nào mà bố mẹ bạn muốn tặng cho. Bạn và các anh chị em còn lại không có quyền ddối với mảnh đất này. Trừ trường hợp, bạn có bằng chứng về việc bố mẹ bạn bị lừa dối, ép buộc, cưỡng ép thì bạn có quyền nộp đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết.

Trường hợp 2: Tài sản này là tài sản chung của hộ gia đình.

Căn cứ theo Điều 212 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình thì:

“1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.

Nếu trong trường hợp bạn và các em bạn có tên trong sổ hộ khẩu, cùng đứng tên hoặc mảnh đất nêu trên được cấp chung cho hộ gia đình mà đại diện là bố mẹ bạn đứng tên thì việc tặng cho bất động sản phải được sự đồng ý của bạn và các anh chị em của bạn (sự đồng ý của các đồng chủ sở hữu, các thành viên trong hộ gia đình có tên trong sổ hộ khẩu gia đình tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Do đó, nếu hợp đồng tặng cho mảnh đất trên mà các thành viên cùng là chủ sở hữu mảnh đất đó không đồng ý thì bạn và các em hoàn toàn có quyền làm đơn khởi kiện đến Tòa án để giải quyết quyền lợi cho bạn.

>> Tham khảo ngay:

6. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất khi hàng xóm xây nhà lấn sang đất của mình?

Thưa Luật sư, luật sư tư vấn giúp tôi về việc đất đai như sau: Năm 2009, gia đình em có mua lại một thửa đất tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Sau khi thực hiện hợp đồng mua bán và địa chính đã xuống đo diện tích của nhà tôi và xác định ranh giới với các hộ lân cận không có tranh chấp và đã được với diện tích chiều ngang mặt trước 05 mét, chiều ngang mặt sau 05 mét, chiều dài 42 mét.

Sổ đỏ được cấp tháng 12 năm 2009. Sau khi mua bán gia đình đã đóng cọc mốc ranh giới. Do chưa có điều kiện xây nhà. Đến nay nhà bên cạnh xây nhà lấn vào diện tích đất nhà tôi 01 mét. Tôi đã làm đơn lên UBND phường và địa chính xuống xác minh thì đất nhà bên cạnh (người lấn đất nhà tôi) có sổ đỏ cấp vào tháng 12 năm 2015 là: 10 mét ngang mặt trước, 10 mét ngang mặt sau, chiều dài 42 mét. Nhưng khi họ xây nhà không có gọi nhà tôi lên để xác định ranh giới và nhổ cọc mốc của đất nhà tôi đi. Qua tìm hiểu tôi được biết lô đất nhà tôi và nhà đã lấn đất nhà tôi trước đây nguyên thủy là một lô nhà nước cấp 15 mét ngang trước và 15 mét ngang sau. Nhưng chủ cũ của lô đất không biết là đất thực tế bị thiếu so với sổ đỏ là 01 mét nên bán cho nhà tôi 05 mét ngang vào năm 2009 và đến năm 2015 thì bán phần còn lại cho nhà bên cạnh. Đến nay xảy ra tranh chấp, nhà tôi chỉ còn 04 mét ngang. Kính nhờ luật sư giải đáp giúp tôi là khi khởi kiện ra tòa tôi có lấy được phần đất đã bị lấn không? Và có nghị định hay luật nào quy định việc giải quyết vấn đề trên không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

>> :

Trả lời

Căn cứ Điều 202 hiện hành quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai phải thông qua hoà giải ở cơ sở, cụ thể như sau:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Do đó, đối với tranh chấp trên, trước tiên hai bên có thể tự hoà giải, nếu không tự hoà giải được thì bạn gửi yêu cầu đề nghị hoà giải đến UBND cấp xã (phường) nơi có đất tranh chấp. Trong thời hạn 45 ngày, Chủ tịch UBND xã có trách nhiệm tổ chức hoà giải cho các bên. Trường hợp hoà giải thành, gia đình bạn và nhà hàng xóm thống nhất lại được ranh giới đất đai của mình và có chênh lệch so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bạn và nhà hàng xóm. Trường hợp hoà giải không thành thì lập biên bản hoà giải không thành, có chữ ký của các bên và xác nhận của địa phương về hoà giải không thành. Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;”… ( theo khoản 1 Điều 203 )

Như vậy, do diện tích đất của gia đình bạn và nhà hàng xóm đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên sau khi hoà giải ở địa phương không thành, bạn có thể nộp đơn trực tiếp đến Toà án nhân dân huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Do phần đất bị lấn chiếm đã được Nhà nước cấp sổ đỏ nên để đòi lại phần đất này, bạn có thể khởi kiện người đã lấn chiếm (người được cấp sổ đỏ) yêu cầu tòa án buộc người lấn chiếm phải trả lại phần đất đã lấn chiếm cho ông (khoản 1 Điều 203 ; khoản 9 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 39 ).

Việc khởi kiện ông phải làm đơn khởi kiện và nộp kèm theo: biên bản hòa giải không thành hoặc biên bản về việc không hòa giải được, các chứng cứ chứng minh rằng ông đã bị lấn chiếm đất, Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người khởi kiện.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *