Công an tạm giữ khi nợ tiền của người khác có đúng không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Tôi có làm thuê cho một người, công việc cụ thể là bốc dỡ hàng hóa từ xe ô tô. Ngày hôm qua tôi có làm vỡ một chiếc bình pha lê trong quá trình dỡ hàng. Sau đó chủ thuê tôi có bắt tôi phải đền tiền nhưng do đi làm thuê đến cuối tháng mới được lương nên tôi có xin và hứa sẽ trả sau.

Mặc dù đã có xin nhưng họ không chấp nhận và có gọi công an tới can thiệp. Một lúc sau có một an tự xưng là công an viên tới bắt tôi tạm giữ trên trụ sở Công an Phường X từ 18 giờ cho tới 6 giờ sáng. Mặt khác, họ còn giữ xe máy, điện thoại của tôi và nói khi nào trả tiền thì sẽ trả xe.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi: việc làm của họ có đúng không? Xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn Pháp luật hành chínhcủa 

>> , Gọi:

 

Trả lời

1. Cơ sở pháp lý

2. Nội dung tư vấn

Theo thông tin bạn cung cấp nhận thấy có 3 vấn đề cần bàn luận:

– Thứ nhất, các trường hợp được bắt giữ người:

Khoản 1 – Điều 122 – quy định các trường hợp được tạm giữ người như sau:

Điều 122. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, cho người khác.

Như vậy, chỉ khi có hành vi và hành vi vi phạm đó phải thuộc hai nhóm: gây rối trật tự công cộng hoặc . Ngoài hai trường hợp này không được phép bắt giữ người theo thủ tục hành chính.

– Thứ hai, ai có thẩm quyền giữ người:

Về thẩm quyền ra quyết định giữ người, Điểm  – khoản 1 – Điều 123 – quy định như sau:

Điều 123. Thẩm quyền giữ người theo thủ tục hành chính

1. Trong trường hợp có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;1. Trong trường hợp có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;

Như vậy, ở cấp xã, phường chỉ có hai người có thẩm quyền ra quyết định giữ người là: chủ tịch UBND xã, phường và Trưởng công an xã, phường.

Thứ ba, Phương tiện giao thông, điện thoại có bị tạm giữ khi nào:

Chỉ công cụ, phương tiện vi phạm hành chính thì mới bị tạm giữ. 

Từ những căn cứ trên nhận thấy việc bắt giữ bạn là trái quy định của pháp luật hiện nay về lý do cũng như trình tự bắt giữ. Khi bắt giữ phải ra quyết định và giao cho người vi phạm. Mặt khác việc giữ điện thoại, xe máy của bạn là không có cơ sở vì bạn không có hành vi vi phạm hành chính mà chỉ là quan hệ dân sự giữa bạn với người chủ.

Trên đây là giải đáp thắc mắc của bạn. Nếu có vướng mắc hoặc cần trao đổi vui lòng liên hệ – . Gọi:

Trân trọng./.

Chuyên viên tư vấn: Duy Bình – Bộ phận tư vấn Pháp luật Hành chính – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *