Trợ cấp thôi việc dành cho viên chức được tính như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào xin giấy phép, hiện tôi đang là viên chức của Trường THPT YL; tôi làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn. Hiện nay do nhu cầu cá nhân nên tôi không muốn tiếp tục làm việc tại nhà trường nữa.

Mục lục bài viết

Vậy, trong trường hợp này nếu tôi nghỉ việc thì phải báo trước bao nhiêu ngày? Tôi có được nhận trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc không (tôi làm việc từ năm 2000)?

Trước tiên, chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng Công ty chúng tôi, với bất kỳ vướng mắc, khó khăn nào liên quan đến mọi lĩnh vực bạn có thể vui lòng liên hệ tổng đài để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Với câu hỏi của bạn Xin giấy phép xin giải đáp như sau:

Về căn cứ pháp lý:

Luật viên chức năm 2010

Nghị định 29/2012/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

1. Chấm dứt hợp đồng làm việc

Chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức cũng tương tự như chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động. Viên chức làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn có thể chấm dứt hợp đồng làm việc khi thực hiện đúng yêu cầu sau, được quy định tại Luật viên chức:

 Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.

Vì thế trả lời cho câu hỏi đầu tiên của bạn, bạn cần phải làm văn bản thông báo cho Hiệu trưởng nhà trường biết rõ về việc chấm dứt hợp đồng làm việc; và bạn phải gửi đơn thông báo trước 45 ngày để đảm bảo đúng luật.

2. Trợ cấp thôi việc của viên chức.

Điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc đối với viên chức:

  • Viên chức làm việc cho đơn vị sự nghiệp công lập thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên
  •  Viên chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc có thông báo trước 45 ngày (đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn)

 

  • Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức 

Để được hưởng trợ cấp thôi việc viên chức sẽ phải làm văn bản gửi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc.

Trường hợp của bạn, đã làm việc tại đơn vị được gần 20 năm, cho nên nếu bạn muốn hưởng trợ cấp thôi việc thì chỉ cần thực hiện thủ tục viết đơn đề nghị hưởng trợ cấp thôi việc gửi cho Hiệu trưởng nhà trường.

Cách tính trợ cấp thôi việc:

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc thực tế cho đơn vị sự nghiệp công lập trừ đi thời gian viên chức đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Theo quy định của pháp luật bảo hiểm thì thời điểm bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp là ngày 1/1/2009; vì vậy trợ cấp thôi việc chỉ tính cho khoảng thời gian từ ngày 31/8/2008 trở về trước.

Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau: 
Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng; 

Trợ cấp thôi việc đối với viên chức được chia làm các mốc thời gian nhất định và mức chi trả cũng khác nhau theo từng mốc thời gian, theo đó:

  • Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008. 
  • Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008. 

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng làm việc của 06 tháng liền kề trước khi viên chức thôi việc.Tiền lương làm căn cứ chi trả trợ cấp thôi việc bao gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).

Đối với trường hợp của bạn, bắt đầu vào nhà trường làm từ năm 2000; nên bạn sẽ có thời gian là 8 năm hưởng trợ cấp; như vậy bạn được hưởng bằng 4 tháng tiền lương hiện hưởng. Bạn có thể căn cứ cụ thể vào mức lương của mình để tính.

Ví dụ: bình quân lương 6 tháng trước khi nghỉ việc là 7 triệu đồng, thì trợ cấp thôi việc = 7 triệu đồng x 4 tháng = 28 triệu đồng

Lưu ý, trong một số trường hợp sau thì viên chức chưa được giải quyết thôi việc:
 

a) Đang bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; 

b) Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo hoặc khi được xét tuyển; 

c) Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập; 

d) Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế. 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề Trợ cấp thôi việc dành cho viên chức được tính như thế nào?​

Trân trọng cảm ơn

Trần Nguyệt- Bộ phận tư vấn pháp luật lao động công ty Xin giấy phép!

 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *