Thời gian nghỉ thai sản có tính ngày nghỉ lễ không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Theo quy định về chế độ nghỉ thai sản thì lao động nữ sinh con được nghỉ 06 tháng, vậy thời gian nghỉ thai sản có tính ngày nghỉ lễ hay không ? và các quyền lợi hợp pháp khác mà người lao động được hưởng sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Thời gian có tính ngày nghỉ lễ không?

Chào bác ạ. bác cho cháu hỏi :2 vợ chồng cháu cùng tham gia bảo hiểm xã hội.cháu sinh em bé vào thời gian nghỉ tết vậy chồng cháu có được nghỉ số thời gian nghỉ chế độ không tính ngày nghỉ lễ không ạ?

Cháu cám ơn!

Thời gian nghỉ thai sản có tính ngày nghỉ lễ không?

Luật sư về chế độ thai sản trực tuyến, gọi:

Luật sư tư vấn:

quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:

“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

4. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

5. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

Theo đó, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của hai vợ chồng bạn tính cả ngày nghỉ lễ, tết. Tuy nhiên, chồng bạn có thể chờ hết thời gian nghỉ tết để làm thủ tục hưởng chế độ, miễn là trong thời gian 30 ngày kể từ ngày bạn sinh con.

>> Bài viết tham khảo thêm:

2. Sau thời gian nghỉ thai sản công ty không bố trí công việc có vi phạm luật lao động không ?

Thưa luật sư, Tôi nghỉ thải sản 6 tháng rồi quay trở lại công ty cũ (Tại Khu Công Nghiệp tỉnh Hà Nam) làm việc. Khi trở lại công ty, bộ phận nhân sự báo vị trí cũ của tôi đã có người thay thế và không thể bố trí vị trí làm việc tiếp được. Tôi rất bất bình nhưng không biết phải làm sao ?

Xin luật sư tư vấn cho tôi! Cảm ơn nhiều!

Sau thời gian nghỉ thai sản công ty không bố trí công việc có vi phạm luật lao động không ?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 157 Bộ luật lao động 2012 quy định:

“Điều 157.

1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động”.

Bên cạnh đó, Điều 158 quy định:

“Điều 158.

Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản”.

Do đó, sau thời gian nghỉ thai sản thì khi quay trở lại làm việc, người sử dụng lao động vẫn phải đảm bảo việc làm cho lao động nữ.

Theo thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn có người lao động nữ là chị An nghỉ thai sản 6 tháng và quay trở lại làm việc nhưng công ty bạn đã giao công việc của chị An cho người khác thì phải bố trí việc làm mới nhưng mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Nếu công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị An sẽ được xác định là đơn phương trái luật. Khi đó, công ty phải có nghĩa vụ bồi thường theo quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động 2012.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép, mọi vướng mắc vui lòng trao đổi trực tiếp với đội ngũ để được tư vấn trực tiếp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Thời gian tính hưởng chế độ thai sản được quy định như thế nào?

Em chào Anh/Chị Phòng tư vấn Minh Khuê Em – DỰ SINH NGÀY 05/05/2017. Cho em hỏi về chế độ thai sản đối với trường hợp em như sau: Cty A: đóng bảo hiểm 09/2011-02/2014 Cty B: đóng bảo hiểm 04/2015 – 09/2015 Cty C: đóng 02/2016 – 05/2016 Cty D: đóng 06/2016 – 08/2016 Cty E: đóng 09/2016 – 11/2016. Đến tháng 12/2016 thì Cty cho e nghỉ việc vì công ty giải thể. Từ 12/2016 đến lúc sinh nghỉ việc và không tham gia bảo hiểm. Vậy em có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu có thì thủ tục để em được hưởng chế độ thai sản thế nào ạ?

Mong phản hồi của Anh/Chị. Cảm ơn rất nhiều

Thời gian tính hưởng chế độ thai sản được quy định như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Điều 31, về điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Như vậy, cần dựa vào thời điểm dự sinh của bạn để tính đủ bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản hay chưa. Bạn chỉ cần tính đủ bạn tham gia BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi bạn sinh, thì bạn sẽ đủ điều kiện.

Ví dụ bạn sinh vào Tháng 5/2017 thì bạn cần tính tròn từ T5/2016 – Thàng 5/2017 bạn đóng đủ 6 tháng trở lên hay chưa.

Xin chào luật sư. Xin luật sư trả lời giúp tôi về chế độ thai sản của chồng. Tôi đã tìm hiểu rất nhiều bài viết nhưng chưa đủ thông tin vậy nêu tôi xin được hỏi và muôn nhận được câu trả lời. Như tôi được biết năm 2016 vk sinh con ck được nghỉ và hưởng tiền trợ cấp từ quỹ bảo hiểm xã hội trong thời gian chồng nghỉ để chăm sóc vk con. Vậy khi chồng nghỉ việc ở cơ quan thì lương của chồng có được hưởng 100% và phụ cấp hay không. Hay chỉ được hưởng lương bằng số ngày công mình đi làm. Còn số ngày nghỉ thai sản không được tính vì bảo hiểm chi trả những ngày đó. Xin trân trọng cảm ơn

Chào a,c ạ! Trong trường hợp, người chồng vừa kí hợp đồng chính thức ngày 15/10 nhưng người vợ ngày 25/10 sinh con thì người chồng có được hưởng chế độ thai sản (ngỉ 5 ngày có lương) theo luật bảo hiểm không ạ? E cám ơn ạ!

Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản ( hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc)

…………………

2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

Như vậy, chồng bạn cần tham gia BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi bạn sinh con thì chồng bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản là 2 tháng lương cơ sở.

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

…………………….

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Kính chào luật sư ! Tôi hiện đang công tác tại UBND phường tại Tp.HCM chức vụ phó chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự phường, là cán bộ không chuyên trách. Tháng 4/2016 tôi kết hôn với vợ tôi sau đó vợ tôi có thai. Cùng lúc đó, cơ quan cử tôi đi đào tạo lớp Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở thời gian đào tạo 2 năm tập trung tại Trường Quân sự TPHCM. Học từ thứ 2 đến 16h30 thứ sáu thì được về nghỉ tranh thủ từ 16h30 thứ sáu đến 18h00 ngày chủ nhật có mặt tại trường. Ngày 25/10/2016 vừa qua vợ tôi nhập viện để sinh mổ cấp cứu và tôi có làm đơn theo chế độ từ ngày 26/10 đến ngày 6/11/2016 ( thời gian nghỉ là 10 ngày, không tính ngày thứ 7, chủ nhật). Nhưng cấp trên của tôi chỉ giải quyết cho tôi nghỉ từ 26/10 – 28/10 ( 3 ngày ). Nhưng theo luật mới tôi được biết thì từ ngày 1/1/2016 thì khi vợ sinh chồng được nghỉ ít nhất 5 ngày đối với sinh thường và 7 ngày đối với sinh mổ. Tôi và vợ tôi đều có tham gia bảo hiểm xã hội, y tế đầy đủ. Như vậy theo luật trường hợp tôi đi học như vậy thì được nghỉ như thế nào thưa luật sư, và chế độ tiền thai sản vợ tôi được hưởng là như thế nào ? Mong luật sư tư vấn ! Cám ơn Văn phòng Luật sư ! Chúc mọi người một ngày làm việc vui vẻ !

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con ( Luật bảo hiểm xã hội năm 2014)

…………………….

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Mức hưởng chế độ thai sản của vợ bạn tính như sau:

Điều 12. Mức hưởng chế độ thai sản ( Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH )

1. Mức hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.

Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Ví dụ 16: Chị C sinh con vào ngày 16/3/2016, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:

– Từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2016 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;

– Từ tháng 02/2016 đến tháng 3/2016 (2 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kềtrước khi nghỉ việc

=

(5.000.000 x 4) + (6.500.000 x 2)

6

=

5.500.000 (đồng/tháng)

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị C là 5.500.000 đồng/tháng.

Ví dụ 17: Chị D sinh con ngày 13/5/2017 (thuộc trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền), có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:

– Từ tháng 5/2014 đến tháng 4/2016 (24 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 8.500.000 đồng/tháng;

– Từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 7.000.000 đồng/tháng;

– Từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017 (8 tháng), nghỉ dưỡng thai, không đóng bảo hiểm xã hội.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị D được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kềtrước khi nghỉ việc

=

(7.000.000 x 4) + (8.500.000 x 2)

6

=

7.500.000 (đồng/tháng)

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị D là 7.500.000 đồng/tháng.

b) Đối với trường hợp người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật bảo hiểm xã hội ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:

a) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

b) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hộinhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

d) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

3. Mức hưởng chế độ thai sản của người lao động không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.

4. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều này, được ghi theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Thưa luật sư, xin hỏi: Mình bị cắt hợp đồng khi mình đang nghỉ thai sản ? như vậy có kiện được không luật sư ? Cảm ơn!

Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố , mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong . Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Như vậy, nếu doanh nghiệp bạn đơn phương chấm dứt HĐLĐ với bạn trong thời gian bạn hưởng chế độ thai sản thì bạn có quyền làm công ty

Căn cứ Bộ luật lao động năm 2012 quy định trình tự khởi kiện Công ty như sau:

Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1. Hoà giải viên lao động.

2. Toà án nhân dân.

Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

Điều 202. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Như vậy, bạn gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi Công ty đặt trụ sở để yêu cầu khởi kiện.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Thời gian nghỉ thai sản có được tính vào thời gian tham gia không?

Kính gửi văn phòng Xin giấy phép! Tôi muốn nhờ luật sư giải đáp 1 số thắc mắc về bảo hiểm thất nghiệp. Quá trình làm việc của tôi tại 1công ty như sau:

> Từ 06/12/2010 – 05/01/2011: thử việc.

> Ngày 06/01/2011: ký hđld.

> Từ 09/02/2015-08/08/2015: nghỉ thai sản.

> Ngày 29/11/2016: thôi việc.

Tôi muốn hỏi tôi sẽ được hưởng bhtn như thế nào? 1 tháng thử việc 6 tháng nghỉ thai sản tôi không được tính vào thời gian đóng bhtn? Vậy thời gian tôi được hưởng bhtn là 5 tháng của 5 năm đóng và lẻ 5 tháng để bảo lưu sau này đóng tiếp để tính bhtn có đúng không ạ? Nhân viên công ty tôi có nói là: tôi chỉ được hưởng tiền bhtn mà không được hưởng trợ cấp thất nghiệp do tôi vào làm tại cty năm 2010. Cty chỉ trả trợ cấp TN cho nhân viên vào cty từ năm 2009 trở lại. Như thế thì có đúng không ạ? – Ngoài ra, chấm dứt hđlđ vớo ctu cũ được 2 tháng thì tôi xin được việc khác. Vậy những tháng còn lại chưa được hưởng tiền bhtn thì những tháng còn lại đó có được bảo lưu và đóng tiếp vào cty mới tôi làm không?

Mong Luật sư tư vấn giải đáp giúp tôi với. Tôi xin chân thành cám ơn!

Thời gian nghỉ thai sản có được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?

Luật sư trả lời:

Để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp bạn cần căn cứ vào thời gian bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp là bao lâu. Tuy nhiên, do ở đây bạn không cung cấp thời điểm nào bạn bắt đầu tham gia bảo hiểm thất nghiệp nên chúng tôi không thể khẳng định chắc chắn bạn được hưởng bao nhiêu tháng trợ cấp thất nghiệp.

Về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, thời gian này không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại mục 1.8 Quyết định 959/QĐ-BHXH như sau: Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN; phải đóng BHYT do cơ quan BHXH đóng.”

Về khoản trợ cấp thất nghiệp mà bạn nói, đây thực chất là khoản trợ cấp thôi việc mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 14 như sau:

“Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.

3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:

a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; , học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;

b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc. “

Theo đó, với thời gian bạn nghỉ chế độ thai sản, bạn sẽ được lĩnh tiền trợ cấp thôi việc. Còn với thời gian còn lại, bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng với thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.

Về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, Khoản 7 Điều 18 quy định:Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.”

Chào Xin giấy phép. Tháng 9/2016 tôi được ký HĐLĐ và được công ty đóng bảo hiểm xã hội cho tôi từ tháng 9/2016. Đến tháng 10 tôi phát hiện có thai và dự sinh vào khoảng tháng 6/2017, như vậy tôi sẽ được đóng đủ 9 tháng trước khi sinh. Cho tôi hỏi như vậy tôi đã đủ điều kiện để hưởng thai sản chưa ạ ? Mong nhận đc phản hồi từ Xin giấy phép. Chân thành cám ơn.

Về điều kiện hưởng chế độ thai sản, quy định:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy, với những thông tin bạn cung cấp thì đến thời điểm bạn sinh, bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Em chào anh/ chị luật sư minh Khuê . Em có thắc mắc này mong anh/chị tư vấn giúp em. Lúc trước em có đi làm tại cty tài chính từ tháng 9/2015 đến tháng 8/2016 em xin nghỉ vì có thai được 2 tháng sức khỏe không được tốt. Cho đến lúc em em đã đóng bảo hiểm được 9 tháng từ tháng 12/2015 đến 8/2016. Ngày dự sinh của em vao tháng 3/2017 . Như vậy cho tới lúc em sinh , em co được hưởng chế độ thai sản không. Trường hợp em không đu điều kiện thì em tự đóng bảo hiểm xã hội cho tới lúc em sinh em bé để được hưởng chế độ thai sản có được không. Em chân thành cảm ơn Đã gửi từ iPhone của tôi

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì trong trường hợp của bạn, để được hưởng chế độ thai sản thì bạn phải đóng đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh. Thời gian này được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 như sau:

“1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”

Như vậy, nếu bạn sinh con trước ngày 15 của tháng thì bạn sẽ được hưởng chế độ này, còn nếu sinh sau ngày 15, do bạn mới tham gia bảo hiểm được 5 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh nên sẽ không đủ điều kiện hưởng chế độ này.

Thưa Xin giấy phép! Tôi có thắc mắc như sau t dừng đóng bảo hiểm xã hội tới hết tháng 6 năm 2015 tới thời điểm hiện tại là hơn một năm rồi. Tại thời điểm toi dừng đóng bảo hiểm t mang bầu được hơn 3 tháng tôi có nhận được chế độ bảo hiểm thai sản là tới 16/06/2016 mới chế độ. Trong quá trình làm bảo hiểm thai sản cơ quan bảo hiểm đã thu quyết định nghỉ việc của tôi. Vậy cho tôi hỏi với trường hợp của tôi như vậy thì khi nào tôi được nhận bảo hiểm xã hội một lần và cần làm những thủ tục gì? Tôi rất mong câu trả lời của luật sư! Tôi xin chân thành cảm ơn

Về các trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, Điều 8 quy định như sau:

“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.

4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

5. Hồ sơ, giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 và các Khoản 3, 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, sau 1 năm kể từ ngày bạn nghỉ việc và không đóng bảo hiểm xã hội thì có thể hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần. Về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần, bạn cần:

– Sổ bảo hiểm xã hội

– Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động

Kính gửi luật sư! Hiện tại tôi đang mang thai được 5 tháng, dự kiến sinh là 18/03/2017, tôi đóng BHXH từ tháng 04/2016. Nhưng do điều kiện sức khỏe không đảm bảo. Tôi dự kiến làm hết tháng 11 sẽ nghỉ. Như thế tính đến thời điểm nghỉ tôi đóng BHXH đủ 06 tháng và nghỉ trước sinh 03 tháng. Như vậy tôi có được hưởng BHXH theo quy định Không. Trân trọng!

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh nên bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, việc nghỉ trước sinh 3 tháng sẽ cần có giấy xác nhận của cơ quan y tế về tình trạng sức khỏe của bạn hoặc thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ này vì theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bạn được nghỉ tối đa trước khi sinh là 2 tháng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Tư vấn cách giải quyết khi công ty chấm dứt HĐLĐ trong thời gian người lao động hưởng chế độ thai sản ?

Kính gửi Luật sư. Trước khi nghỉ thai sản, tôi có làm đơn xin nghỉ thai sản và được sự chấp nhận của tổng giám đốc công ty, trên đó có ghi rõ sau thời gian nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật tôi sẽ vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị. Nhưng sau thời gian nghỉ thai sản, tôi quay lại làm việc thì công ty cho tôi nghỉ việc, không có bất kỳ một chế độ nào, tiền thai sản BHXH thanh toán cũng phải rất lâu mới nhận được với lý do” sếp có việc, chị rút tiền cho sếp dùng rồi, khi nào thu xếp được nguồn, chị thanh toán cho “. Hiện tại tiền phụ cấp sau sinh và sổ bảo hiểm của tôi cũng không rút được, lý do là công ty chưa thanh toán tiền bảo hiểm từ đầu năm đến hiện tại. Tôi muốn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng không đủ giấy tờ ?

Xin luật sư tư vấn giúp tôi các điều kiện và thủ tục để khởi kiện công ty . Xin cảm ơn !

Trả lời:

Xin giấy phép tư vấn cách thức giải quyết khi công ty chấm dứt HĐLĐ trong thời gian lao động nữ hưởng chế độ thai sản, các vấn đề pháp lý liên quan đến chế độ thai sản và phương hướng giải quyết trong từng trường hợp.

Theo quy định tại Điều 155 :

“Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.”

Như vậy, việc chấm dứt HĐLĐ của công ty đối với bạn khi bạn đang trong thời gian nghỉ thai sản là trái quy định của pháp luật. Vì vậy, bạn có quyền làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân quận/huyện nơi công ty này có trụ sở để bảo vệ quyền lợi cho mình, mà không nhất thiết phải qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động.

Xin chào! Cho em hỏi em sinh em bé được 5thang và đã nộp giấy khai sinh cho công ty,mà vẫn chưa nhận được tiền thai sản.giờ em nghỉ việc em có được nhận tiền thai sản không? Em cảm ơn!

Theo quy định của khoản 2, khoản 3 Điều 102 thì:

“2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, trong thời gian tối đa 15 ngày kể từ ngày bạn nộp giấy khai sinh lên công ty, thì công ty có trách nhiệm lập hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho bạn và bạn được cơ quan BHXH chi trả chế độ này. Nếu quá thời hạn nêu trên, bạn có thể trực tiếp đến công ty nơi bạn làm việc để yêu cầu trả lời về vấn đề này. Nếu chế độ thai sản của bạn đã được chi trả, mà công ty giữ không đưa cho bạn, thì đây là hành vi trái quy định pháp luật. Theo đó, bạn có quyền làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện để được giải quyết.

Thưa luật sư, Em ký hợp đồng với công ty từ ngày 25/7/2015-25/7/2016. Tháng 11/2015 e nghỉ thai sản và đi làm lại từ tháng 5/2015. Đến 25/7/2016, công ty không ký tiếp hợp đồng mà cho e nghỉ trong khi e đang nuôi con 8 tháng tuổi. Vậy thưa luật sư, công ty làm vậy là đúng không ? Thời gian e nghỉ sinh có gọi là thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng không? Để e có thể trao đổi lại với công ty để tiếp tục làm việc đến lúc còn được 12 tháng tuổi.

Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật lao động, việc công ty chấm dứt HĐLĐ với bạn khi con bạn mới đủ 8 tháng tuổi thì đây là hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Vì vậy, bạn có thể làm đơn khởi kiện gửi lên Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp này.

Theo đó, công ty phải có các nghĩa vụ như sau:

“Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”

Kính gửi luật sư, Trong thời gian mang thai người lao động có thể nghỉ làm đi khám thai 5 lần vào 5 ngày làm việc và vẫn được hưởng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Việc khám thai theo giờ làm việc theo quy định của cơ sở y tế. *Như vậy, mức hưởng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội, do công ty chi trả hay do BHXH chi trả 5 ngày đi khám thai này. N**ếu người lao động không nghỉ việc để đi khám thai thì 5 ngày này có đc cộng vô thời gian hưởng thai sản không?* Rất mong được sự phản hồi của luật sư. Em chân thành cám ơn. Kim Thoa

Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì:

“2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, đối với trường hợp nghỉ làm để đi khám thai mà người lao động nghỉ việc thời gian dưới 14 ngày thì tiền lương, tiền công đóng BHXH do người sử dụng lao động chi trả.

Thứ hai, đối với thời gian người lao động được nghỉ để đi khám thai thì chỉ được hưởng chế độ này khi hồ sơ phải đảm bảo theo khoản 2 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:

“2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.”

Như vậy, nếu người lao động không nghỉ việc để đi khám thai, không có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thì không được giải quyết hưởng chế độ này.

Trân trọng ./.

6. Trong thời gian nghỉ thai sản có được tính phụ cấp thu hút hay không ?

Thưa luật sư, Em muốn hỏi phụ cấp thu hút theo nghị định 116 như sau: Theo Điểm 2 điều 4 của Nghị định 116/2010/NĐ-CP có ghi( thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có ĐK-KTXH đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm) vậy trong thời gian 5 năm đó trường e có nhân viên y tế có nghỉ thai sản 6 tháng không tính hưởng phụ cấp thu hút, nhưng sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản nhân viên đó có được tiếp tục hưởng phụ cấp thu hút cho đủ 5 năm bằng 60 tháng không hay phải trừ đi 6 tháng nghỉ đẻ và chỉ hưởng 54 tháng ?

Em mong Vụ chế độ- Bộ Tài Chính trả lời thắc mắc giúp em, em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới mục tư vấn của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Điều 8 quy định như sau:

“1. Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP trong các khoản thời gian như sau:

a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;

b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.

…”.

Như vậy, trong thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng phụ cấp thu hút. Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này thì thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm. Do đó, thời gian nghỉ thai sản sẽ không tính vào thời gian 5 năm hưởng phụ cấp thu hút. Sau khi nghỉ thai sản, nhân viên đó sẽ tiếng tục hưởng phụ cấp thu hút cho đủ 5 năm.

Thưa luật sư, Theo BHXH đối với lao động nữ khi sinh con thì có thể được hưởng chế độ thai sản trước khi sinh 2 tháng. Tuy nhiên khi tôi hỏi cty nơi tôi đang làm việc thì được trả lời rằng nếu muốn nghỉ trước sinh thì nghỉ phép, còn thai sản thì chỉ chấm khi sinh con. Hỏi kỹ ra thì được trả lời trong thời gian trước sinh bảo hiểm sẽ không trả lương. Và bảo hiểm sẽ chỉ tính chế độ thai sản kể từ khi sinh con đến khi con 6 tháng tuổi. Tôi ví dụ: dự sinh là 1/12, nhưng nghỉ thai sản từ 1/11. Như vậy khoảng thời gian từ 1/11 đến 1/12 là nghỉ không lương. Bảo hiểm chỉ công nhận chế độ thai sản của tôi từ 1/12 đến khi con tôi 6 tháng. Cho tôi hỏi : – Vậy chế độ được nghỉ trước khi sinh 2 tháng là gì? – Bảo hiểm sẽ tính thời gian thai sản cho tôi từ 1/11 hay 1/12? Chân thành cảm ơn

quy định:

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Như vậy, theo quy định trên thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản từ ngày nghỉ trước sinh (không quá 02 tháng) chứ không phải tính từ ngày bạn sinh con đến khi con 06 tháng tuổi. Việc công ty bạn trả lời như trên là không có căn cứ. Nếu bạn nghỉ trước sinh 1 tháng là từ ngày 1/11 thì chế độ thai sản sẽ bắt đầu tính từ ngày này và cho đến khi bạn nghỉ đủ 6 tháng (con bạn được 5 tháng).

Thưa luật sư, Em ký hợp đồng lao động 1 năm từ ngày 01/08/2016 đến ngày 01/07/2017. Đến ngày 01/11/2016 em có thai được 4 tuần. Em báo lên phòng nhân sự của công ty. Thì phòng nhân sự bảo là em phải làm được 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng lao động thì mang thai được hưởng chế độ thai sản. Còn chưa làm được 6 tháng mà đã có thai thì bị đuổi việc. Các công ty khác thì không như công ty em. Ký hợp đồng lao động là được mang thai và được hưởng bảo hiểm thai sản. Cho em hỏi bảo hiểm thai sản được áp dụng theo từng công ty hay như thế nào? Em phải làm sao để đòi lại quyền lợi cho mình. Nếu như tùy theo công ty thì lúc em mới vào và lúc ký hợp đồng lao động sao bộ phận nhân sự không thông báo cho em biết và trong hợp đồng lao động cũng không có nói về vấn đề này.

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Ngoài ra, quy định:

Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì sẽ được hưởng và công ty bạn không được phép sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn vì lý do bạn mang thai khi chưa làm việc đủ 6 tháng tại công ty. Điều này là trái với pháp luật lao động.

Bạn cần trình bày các căn cứ trên với công ty. Nếu như đến khi bạn nghỉ thai sản (trường hợp bạn đủ điều kiện hưởng thai sản theo quy định trên) mà công ty không giải quyết chế độ cho bạn hoặc sa thải bạn thì bạn có quyền gửi đơn yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giản hoặc có thể khởi kiện trực tiếp tới Tòa án nhân dân để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Dear anh chị! Em đóng bảo hiểm từ t5/2016 đến nay là t10/2016. Em đang có em bé và dự sinh là t2/2017. Vậy trường hợp của em có được hưởng BH theo chế độ thai sản cuả Nhà Nước không ạ? Thanks anh chị!

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Bạn đóng BHXH từ T5/2016 và dự sinh vào T2/2017 thì bạn đã có hơn 06 tháng đóng BHXH trong thời gian 21 tháng trước khi sinh con, do đó đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *