Tai nạn giao thông trên đường đi làm có được coi là tai nạn lao động ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Sức khỏe, khả năng lao động sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều khi xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Vậy, khi nào thì tai nạn giao thông được xem là tai nạn lao động và người lao động được hưởng những quyền lợi pháp lý nào ?

Mục lục bài viết

1. Tai nạn giao thông trên đường đi làm có được coi là tai nạn lao động ?

Thưa Luật sư, cách đây vài ngày thì chị của tôi đang trên đường đến công ty làm việc như thường lệ thì xảy ra tai nạn giao thông. Kết quả là chị của tôi bị gãy kín xương 3 ngón tay phải và phải băng bột đồng thời còn có thêm vài vết thương nhỏ khác.

Vậy tai nạn giao thông nêu trên có được coi là tai nạn lao động không? Khi xảy ra tai nạn thì chị của tôi tự hòa giải nên không có báo cho cảnh sát giao thông nên không có biên bản tai nạn giao thông. Vậy luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này chị của tôi có thể xin giấy xác nhận xảy ra tại nạn giao thông tại xã xảy ra tai nạn thay cho biên bản tai nạn giao thông được không ạ. Và nếu được thì chị của tôi cần những giấy tờ gì để làm thủ tục xin trợ cấp ạ.

Xin chân thành cảm ơn luật sư !

Luật sư tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến trên VOV2

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng khi có đủ các điều kiện tại điều 45 sau đây:

“1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Nếu chị bạn thuộc các trường hợp trên thì chị bạn được xem xét là bị tai nạn lao động.

Điếu 57:

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.

3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Vậy chị bạn có thể được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo các quy định nếu trên , hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm lao động không bao gồm biên bản vụ tai nạn giao thông nên chị bạn không cần nộp biên bản này. Chị bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ gòm 3 loại giấy tờ đó là : sổ bảo hiểm xã hội, giấy ra viện hoặc bệnh án, đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo quy định tại điều 57 nêu trên.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Xem ngay:

2. Xác định lỗi trong vụ tai nạn giao thông ?

Chào luật sư, luật sư cho con hỏi ở trường hợp này ai là người có lỗi.

Anh a dang lưu thông trên đường với tốc độ bình thường thì bất ngờ anh b từ trong quán tạp hóa lui đích xe ra thì anh a né không kịp nên hai bên va chạp nhau lúc đó xe buýt đi hướng ngược chiều né chiếc xe tải đang dừng nên chạy qua lề bên đây và cán lên tay anh a bị nát thịt, và công an xử lý là anh a và anh b có lỗi còn xe buýt thì ko vậy luật sư cho con hỏi như vậy có đúng nha không ạ ? Cảm ơn!

– TRAN THI TU DUY

>> Xem ngay:

3. Xin tư vấn luật về tai nạn giao thông khi sang đường ?

Chào luật sư. Tôi muốn xin tư vấn về trường hợp tai nạn giao thông. Chú của tôi bị tai nạn giao thông vào buổi tối, đó là đường 1 chiều nhưng đang được sửa chữa. Chú tôi đã có uống rượu nhưng đi đúng đường và có va chạm với1 người phụ nữ đi sang đường.

Người phụ nữ đó bị nặng hơn nhưng chú tôi cũng bị trấn thương ở đầu và chú tôi bây giờ nhiều lúc không thể tự chủ hành vi của mình. Vì nhà kia nặng hơn nên chúng tôi cũng đã đưa cho họ 35 triệu và họ đã nhận. Khi gặp công an để giải hoà thì họ lại muốn bắp đền chúng tôi toàn bộ viện phí là 150 triệu. Chúng tôi hoàn toàn không có khả năng để chi trả số tiền đó nên chúng tôi muốn xin lời khuyên của luật sư. Hy vọng chúng tôi sẽ nhận được câu trả lời sớm của luật sư ?

Xin trân thành cảm ơn luật sư.

– Nguyễn Thj Hoàng Yến

>> Tham khảo ngay:

4. Tai nạn giao thông gây chết người xử lý như thế nào ?

Kính chào Xin giấy phép. Tôi có câu hỏi mong được giải đáp như sau: Xin cho tôi hỏi trong trường hợp này ai là người có lỗi, nếu họ có lỗi thì mức bồi thườg thiệt hại là bao nhiêu, và sẽ bị xử lí thế nào theo pháp luật.

Ngày 6/8/2015 cháu tôi trên đường đi học bằng xe đạp đến đọan đường hẹp thì có xe tải đi cùng chiều phía sau bíp còi cháu tôi đứng lại né vào lề đường, bên đường chủ cửa hàng xay lúa để nhiều bao đựng vỏ trấu (lúa), cháu tôi bị vướng vào bao trấu té ra đường thì xe tải dẫm lên đầu và cháu tôi chết tại chỗ. Đến nay không bên nào nhận lỗi, bên này đỗ lỗi cho bên kia, họ cậy thế là con cháu chủ tịch huyện nên cứ chay ì. Xin luật sư tư vấn giúp, chúng tôi là dân lao động không hiểu biết nhiều. Ngôn từ không mạch lạc mong luật sư thông cảm.

Tôi thay mặt gia đình anh chị tôi chân thành cảm ơn !

Người gửi: L.L

Tai nạn giao thông gây chết người xử lí như thế nào ?

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Khoản 1,2,3 Điều 8 quy định các hành vi bị nghiêm cấm :

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

Những thông tin bạn đưa ra chưa đủ để chúng tôi xác định bên nào có lỗi một cách chính xác nhất. Tuy nhiên áp dụng khoản 1 điều 203 quy định về những trường hợp gây cản trở giao thông đường bộ như sau :

Điều 203.Tội cản trở giao thông đường bộ

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

A) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;

B) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;

C) Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;

D) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;

Đ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;

E) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;

G) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;

H) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.

Như vậy, hành vi của chủ của hàng xay lúa về việc đặt bao đựng thóc, lấn chiếm phần diện tích lòng đường. Dẫn đến hậu quả là nguy hại đến tính mạng của người khác sẽ bị xử lý hình sự. Trong trường hợp bồi thường thì sẽ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo điều 46 bộ luật hình sự. Bạn gửi đơn tố giác tội phạm tới cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Đối với trường hợp của xe tải. bạn cũng cần phải xác định được là tài xế có lỗi hay không ? như việc có chạy quá tốc độ quy định hay không ? có báo hiệu an toàn, di chuyển an toàn hay không ? thì mới có thể xác định trách nhiệm.

Đối với việc bồi thường thiệt hại, Căn cứ vào quy định của về bồi thường thiệt hại như sau :

Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Cụ thể mức bồi thường bạn có thể yêu cầu là bồi thường về tính mạng, bồi thường về chi phí ma chay và những chi phí do hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Bên có trách nhiệm bồi thường trước hết sẽ là bên có hành vi gây cản trở giao thông đường bộ gây ra thiệt hại tính mạng cho cháu của bạn.

>> Xem ngay:

5. Xử lý hành vi tai nạn giao thông làm thương vong trẻ em?

Kính thưa Luật sư!. Anh tôi lái xe ô tô đến chốt đèn đỏ thì dừng lại. Khi chuyển sang đèn xanh, anh cho xe chạy về phía trước. Một mô tô do phụ nữ lái, có chở một em bé 2 tuổi chạy cùng chiều bất ngờ rẽ trái. Em bé không được trang bị đai an toàn.

Khi xảy ra va chạm với xe anh tôi thì em bé lọt thẳng vào gầm xe. Anh cho xe dừng lại, nhưng lại cán chết em bé.Anh tôi chạy đến công an khai báo. Gia đình anh tôi đã lo hậu sự cho em, có của gia đình em bé. Cha ruột anh tôi tham gia Cách mạng, được Chủ tịch nước tặng Huân chương Kháng chiến Hạng nhì. Vậy anh tôi có được hưởng án treo hay không? Nếu không, khung hình phạt sẽ như thế nào?

Xin trân trọng cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn xử lý hành vi gây tai nạn giao thông với trẻ em, gọi:

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Vấn đề của bạn đã được đội ngũ Luật sư chúng tôi nghiên cứu dựa trên một số quy định của pháp luật điều chỉnh. Chúng tôi xin được phân tích theo hướng cụ thể như sau:

1 Trường hợp phải chịu Trách nhiệm hình sự.

,Theo như bạn cung cấp thông tin “Một mô tô do phụ nữ lái, có chở một em bé 2 tuổi chạy cùng chiều bất ngờ rẽ trái. Em bé không được trang bị đai an toàn”. Chúng tôi nhận thấy rằng đây là do lỗi của Mẹ đứa bé vi phạm quy định về . cụ thể:

Điều 15. Chuyển hướng xe

1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

Mặc khác, theo quy định Điều 202 – như sau:

Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Như vậy, thực tế anh trai bạn đang tham gia giao thông và chấp hành đúng quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008 như: ” Đã dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ và khi chuyển sang đèn xanh, anh cho xe chạy về phía trước” nên không thuộc dấu hiệu của Tội này vì không có hành vi “Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ”.

2, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Căn cứ tại ,quy định về các trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và cụ thể các khoản phải bồi thường của người có lỗi hoặc do vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe:

Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”

Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Theo đó trường hợp của bố bạn được xác định là gây thiệt hại về tính mạng cho người khác do sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là xe oto đang lưu thông trên đường mà không thuộc một trong hai trường hợp không phải bồi thường tại điểm a,b khoản 3 Điều 623 LDS ( theo thông tin bạn cung cấp bên công an đã xác định đây là lỗi hỗn hợp ) nên sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị xâm phạm đến tính mạng kể cả trong trường hợp có lỗi hoặc không có lỗi. Mức bồi thường được quy định tại Điều 610 LDS như sau :

Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. “

Tóm lại, các mức bồi thường mà anh trai bạn phải gánh chịu đó là :

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc nạn nhân trước khi chết.

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng.

– Tiền cấp dưỡng cho những người nạn nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng

– Tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho người nhà nạn nhân.

Bên cạnh đó, các khoản phí trên được quy định cụ thể hơn tại Điểm 2 – Phần II .

3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1, 1.4 và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này.

2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…

2.3. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.

Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng.

– Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

2.4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.

a) Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.

b) Trường hợp không có những người được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 này, thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.

c) Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của những người thân thích của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại…

d) Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường”.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Xem ngay:

6. Tư vấn về trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông ?

Chào Luật sư Luật sư cho Em hỏi: Em chạy xe trong nội thành với tốc độ cho phép nhưng gây tai nạn cho 1 ông cụ 71 tuổi đang sang đường dành cho người đi bộ, đến nay cũng gần 3 tháng.

Lúc đầu, ông bị chấn thương sọ não nằm ở bệnh viện Chợ Rẫy, nay chuyển qua bệnh viện hồi phục chức năng nằm bất tỉnh, toàn bộ chi phí em đều chi trả (giờ củng khoảng 60 triệu), em muốn thỏa thuận mức bồi thường nhưng không đồng ý nay em không còn khả năng đáp ứng yêu cầu (kêu gửi tiền suốt) của bên gia đình bị nạn nữa. Kính hỏi luật sư giờ em phải làm gì? Đợi khi nào kết thúc em bồi thường lần một có được không? Em có bị xử lý gì không? Mong luật sư trả lời, hướng dẩn giúp em.

em xin chân thành cảm ơn !

Tư vấn về trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông

Luật sư tư vấn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định pháp luật.

Điều 605 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Về nguyên tắc, Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải được bồi thường một cách đầy đủ, kịp thời để khắc phục được hậu quả mà hành vi gây thiệt hại gây ra. Tuy nhiên, bạn có thể được giảm mức bồi thường khi đáp ứng được các điều kiện luật định. Cụ thể, các điều kiện này được quy định tại ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo đó, người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:

– Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;

– Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.

Do đó, bạn có thể yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại nếu đáp ứng được những điều kiện nêu trên.

Vấn đề thứ hai, có thể bồi thường một lần được không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 605: “Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”

Như vậy, bạn có thể áp dụng phương thức bồi thường một lần đối với thiệt hại đã gây ra.

Vấn đề thứ ba, bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009:

“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;”

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.”

Theo ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự thì: “4. Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự được quy định như sau:

4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

a. Làm chết một người;

b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng”

Do bạn không cung mức độ thiệt hại cụ thể về sức khỏe cũng như tài sản. Do đó, tùy vào tỷ lệ thương tật cụ thể và thiệt hại về tài sản mà bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua

Trân trọng!

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *