Xử phạt một số lỗi thường gặp về giao thông như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn về Luật Giao thông

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn

chúng tôi đang sinh sống tại ngõ 97, đường VC. mặt đường rộng 3m, vỉa hè rộng 1m. vậy ngõ 97 VC có được gọi là đường phố không? việc để xe, bán hàng trên vỉa hè có bị xử phạt theo nghị định hien hanh khong?. Xin trân trọng cảm ơn.

 Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Đường phốlà đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố.” Theo thông tin bạn cung cấp, đường này bao gồm cả vỉa hè và lòng đường nên sẽ được coi là đường phố. 

Về việc sử dụng hệ thống đường đô thị ngoài mục đích giao thông, Quyết định 15/2013/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội quy định như sau:

“Điều 9. Quy định về sử dụng hệ thống đường đô thị ngoài mục đích giao thông

1. Những yêu cầu khi sử dụng hệ thống đường đô thị ngoài mục đích giao thông:

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải được sự chấp thuận, cho phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong giấy phép.

b) Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tạm thời một phần đường đô thị ngoài mục đích giao thông không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông, phải bố trí lối đi thuận tiện, an toàn cho người đi bộ và phương tiện giao thông; không được làm hư hỏng kết cấu hạ tầng đường đô thị; giữ gìn cảnh quan, vệ sinh môi trường.

2. Quản lý việc sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường để xe đạp, xe máy, ô tô:

a) Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành danh mục các tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ô tô trên cơ sở đề nghị của Sở Giao thông vận tải sau khi Sở đã thống nhất với Công an thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý, cấp phép: các điểm đỗ xe tạm trên lòng đường các tuyến đường và trên vỉa hè một số tuyến đường do Thành phố quản lý.

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Công an Thành phố khảo sát, thống nhất vị trí các điểm để xe tạm thời trên hè phố.

d) Sử dụng hệ thống hạ tầng đường đô thị làm nơi để xe phải tuân thủ các quy định sau:

– Đối với hè phố:

+ Điểm để xe phải cách nút giao thông 20m và kẻ vạch sơn; xe đạp, xe máy phải xếp thành hàng, cách mép hè 0,2m, quay đầu xe vào trong. Không được cắm cọc, chăng dây, rào chắn trên hè phố, không cản trở lối đi cho người đi bộ, sang đường;

+ Phải có kết cấu phù hợp, đảm bảo chất lượng, mỹ quan đô thị;

+ Tuân thủ các quy định của Luật Giao thông đường bộ và khoản 9 Mục IV Phần 2 Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng và các quy định hiện hành có liên quan;

– Đối với lòng đường: Tuân thủ các quy định tại Luật Giao thông đường bộ và khoản 8 Mục IV Phần 2 Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng và các quy định hiện hành có liên quan.

– Đối với gầm cầu vượt:

+ Trường hợp sử dụng gầm cầu vượt làm bãi đổ xe tạm thời phải được UBND Thành phố Hà Nội quyết định. Sở Giao thông vận tải là cơ quan chịu trách nhiệm về việc tổ chức sử dụng gầm cầu vượt làm bãi đỗ xe tạm thời;

+ Bãi đỗ xe tạm thời phải đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị quản lý kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa cầu theo quy định.

3. Quản lý việc sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh buôn bán:

a) Chỉ một số công trình, tuyến phố đặc thù mới được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa. Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định danh mục công trình và tuyến phố được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán trên cơ sở đề nghị của Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Các tuyến phố không có trong danh mục không được sử dụng hè phố để kinh doanh buôn bán thì việc sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh buôn bán phải thực hiện theo đúng quy định của Thành phố.

c) Hè phố được sử dụng tạm thời để kinh doanh buôn bán phải bảo đảm các yêu cầu sau:

– Chiều rộng hè phố còn lại dành cho người đi bộ tối thiểu là 1,5m;

– Bảo đảm an toàn, thuận tiện giao thông; bảo đảm mỹ quan, vệ sinh môi trường đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ gia đình, chủ công trình trên tuyến phố;

– Không cho phép tổ chức kinh doanh buôn bán trước mặt tiền của các công trình văn hóa, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở và trên mặt cầu đường bộ, cầu vượt.”

Nếu bán hàng trên vỉa hè không đúng với quy định trên thì có thể bị xử phạt Theo Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng; trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 4, Điểm e Khoản 5 Điều này;”

Về hành vi đỗ xe trên vỉa hè, đối với xe máy người điều khiển xe có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo Điểm đ Khoản 3 Điều 6 và từ 600.000 đến 800.00 đồng đối với xe ô tô theo Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

Chào luật sư.tôi muôn hỏi về vấn đê như sau. Thứ nhất. Xe ôtô tải cua tôi có tai trong cho phép là 1.4 tấn .trọng lựơng xe 2.3 tấn.tổng trong tai la 3.7 tấn .tôi chay xe vào tp biên hòa.đồng nai lúc 17h .nơi có biển cấm tải trên 3.5 tân từ 16 dến 18h. Thì bị csgt tp biên hòa dừng xe đòi tiền phạt là 500 ngàn đòng với lý do là chạy vào đường cấm . Như vậy .chỉ số ghi trên biển báo là chỉ số tải cho phép hay là tổng tải trọng? Thứ 2 Tôi điêu biển xe tải nói trên chạy vào làn xe tải trên 2.5 tấn. Nơi có phân luồng tải thì đúng hay sai? Thứ 3 . Trên một số tuyến đường có đặt biển cấm tải trên 1 tân. Liệu có đúng không khi ở vietnam xe tải loại nhỏ nhất Cũng có tổng tải trọng 1,15 tấn. Tren day la vài van de can hỏi. Mong nhan dc y lien giai đáp của luatsu. Cảm on.

Theo “ Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, QCVN: 41/2012/ BGTVT ” ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/05/2012 của Bộ Giao thông vận tải, biển số 106 (a,b) “Cấm ôtô tải” quy định:

“a. Để báo đường cấm tất cả các loại ôtô chở hàng có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển

b. Nếu trên biển quy định trọng tải – trọng lượng xe cộng hàng (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe) thì chỉ cấm những ôtô có tổng trọng lượng (trọng lượng xe cộng hàng) vượt quá con số đã quy định trên biển số 106b. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.”

Như vậy, quy định về trọng tải ở đây là trọng lượng xe cộng hàng. Anh đi vào đường cấm nên sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP với mức phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng.

Xin chao luat su Toi ten la D Toi xin có một câu hỏi cho luật sư như sau Toi lai xe oto tải đã xảy ra va cham giao thong voi mot nguoi di xe dap,nguoi di xe đạp đi cùng chiều với tôi phần bên trái theo chiều tôi đi ở làn xe thô sơ và lỗi của nguoi di xe dap la thieu quan sat khi sag duong. Điểm va chạm vẫn ở tren làn xe cơ giới theo chiều tôi đi Vậy xin hỏi luật sư như vậy tôi có lỗi không và có bị phạt về hành chính không

Khoản 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau::

“3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Theo thông tin bạn cung cấp, tai nạn xảy ra là do người kia không quan sát nên va chạm, nếu như chứng minh được vụ tai nạn này xảy ra hoàn toàn là do lỗi cố ý của người đi xe đạp thì bạn sẽ không phải bồi thường thiệt hại. Còn trong trường hợp bạn không chứng minh được thì bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại theo hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP:

“a) Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ.”

Kính chào các Luật sư! Tôi có một vấn đề liên quan đến luật mong nhận được sự tư vấn từ các Luật sư. Vấn đề của tôi như sau : Anh Đ là tài xế lái xe tải cho công ty vận tải, gây tai nạn giao thông làm 1 người chết. Anh đã đầu thú tại cơ quan công an và hiện bị tạm giữ để điều tra. Gia đình anh hiện đang rất khó khăn về tài chính. Anh Đ sẽ bị xử lý như thế nào? Có cách nào để có thể giảm nhẹ tội cho anh không? Gia đình anh nên làm gì với gia đình nạn nhân? Tôi mong nhận được sự tư vấn và câu trả lời sớm nhất từ các Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

 Ngoài bị xử phạt về vi phạm khi tham gia giao thông, anh Đ còn có thể bị truy tố theo Điều 202 Bộ luật Hình sự:

“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Để được giảm nhẹ hình phạt thì anh Đ cần phải có tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 Bộ luật này, cụ thể:

“Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

A) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

B) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

C) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

D) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

Đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

E) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

G) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

H) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

I) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

K) Phạm tội do lạc hậu;

L) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

M) Người phạm tội là người già;

N) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

O) Người phạm tội tự thú;

P) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

Q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

R) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

S) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.”

Xin chào luật sư . Tôi có 1 vấn đề không hiểu mong luật sư giải đáp giùm . Tối qua tôi có đi chơi và dừng xe trên vỉa hè ở 1 quán nước sau đó tôi có người bạn gọi đi có chút việc và để xe ở lại đó thì có mấy a công an phường ra và kiểm tra giấy tờ xe . vì lúc đó tôi không có ở đó lên không xuất trình được giấy tờ xe lên bị mang về phường , tôi nghĩ rằng bị phạt lỗi để xe trên vỉa hè sai nơi quy định nhưng lúc tôi lên phường để xin lại xe thì mấy a ấy viết cái biên bản không có giấy tờ hay không mang giấy tờ gì đó lên tôi không ký biên bản và đã để lại giấy tờ xin xe về . Vậy cho tôi hỏi tôi bị phạt lỗi không có giấy tờ hay không mang giấy tờ có đúng không ? Mong được luật sư giúp đỡ . Xin cảm ơn

Trong trường hợp này cần xác định xem vỉa hè này có được phép dùng để để xe không. Nếu đây là chỗ cấm để xe thì việc bị đưa xe về khi không xuất trình được giấy tờ là đúng với quy định của pháp luật.

Về quyền hạn của công an phường, Khoản 3 Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định: “Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”Như vậy, khi độc lập làm nhiệm vụ, Công an phường chỉ được thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Theo đó, công an phường có quyền dừng các phương tiện vi phạm giao thông trong các trường hợp: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu, lưu thông đường cấm, ngược chiều; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông… hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Luật Hành chính – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *