Vi phạm bản quyền phần mềm máy tính sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Cùng với việc phát triển công nghệ thông tin thì việc vi phạm/xâm phạm bản quyền phần mềm cũng diễn ra hết sức phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Vậy, thực trạng việc xâm phạm bản quyền ở nước ta như thế nào ? Cách thức đăng ký để bảo vệ quyền lợi khi các phần mềm bị xâm phạm ? …

Mục lục bài viết

1. Xóa vi phạm phần mềm máy tính như thế nào ?

Trích đăng ý kiến của luật sư, chuyên gia pháp lý của Xin giấy phép về vấn đề xử lý hành vi vi phạm bản quyền ở nước ta:

Hỏi: Luật sư có cho rằng một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng vi phạm bản quyền cao là do giá phần mềm đắt hay không?

Trả lời: Tôi không nghĩ rằng giá cả ảnh hưởng đến việc giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm, vì chúng tôi đã có những nghiên cứu rất cụ thể, thậm chí cả những phần mềm được coi là không mất tiền cũng bị vi phạm chứ không chỉ là phần mềm thương mại. Thứ hai, tôi cho rằng việc vi phạm bản quyền ở những nước như chúng ta nó thuộc về nhận thức về sở hữu trí tuệ cũng như sự phát triển của nền kinh tế, như là chính phủ đã làm những gì để giáo dục và tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân. Đó mới là những vấn đề, việc làm quan trọng để làm giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền. Vấn đề giá cả thì không liên quan trực tiếp đến vấn đề này, chúng ta có thể nhận thức rất rõ bản quyền phần mềm cũng giống như bản quyền trong âm nhạc, phim ảnh, là những sản phẩm rất dễ bị copy từ trên Internet, nó tạo ra cho người ta có thể dễ dàng bản quyền từ người khác mà không phải mất công nhiều lắm.

>>

Hỏi: Xung quanh vấn đề bán phần mềm có bản quyền của Microsoft cho Bộ Tài chính, các ngân hàng, FPT – giá bán này là giá bán tượng trưng hay mức giá được áp dụng chung cho tất cả, thưa Luật sư ?

Trả lời: Rất khó để trả lời câu hỏi này. Mỗi một đối tác chúng tôi có chính sách ưu đãi khác nhau. Với đối tượng là học sinh -sinh viên, có những phần mềm chúng tôi giảm thậm chí tới 70% giá bán. Tuy nhiên, giá bán chung được áp dụng trên quy mô toàn cầu.

Hỏi: Có kiểm soát được không việc sử dụng phần mềm có bản quyền tại các doanh nghiệp, nếu như doanh nghiệp đó chỉ mua một phần tượng trưng cho các máy tính đang sử dụng, thưa luật sư?

Trả lời: Thực tế, tôi chưa thấy công ty nào dùng máy tính mà chỉ mua một phần bản quyền để hợp thức hoá cho tất cả các phần mềm đang dùng. Họ thường mua theo giai đoạn, và dần dần họ sẽ mua hết giấy phép cho toàn bộ hệ thống máy tính đó. Kinh nghiệm của tôi ở các nước khác, khi mà chúng tôi làm việc với các tổ chức mà họ không đủ khả năng tài chính để mua một lần, thì như tôi đã nói lúc trước là họ có thể chia ra theo giai đoạn, tuy nhiên đòi hỏi phải rất thành thật với nhau.

Hỏi: Trong thời gian vừa qua, Chính phủ VN đã có những chỉ đạo kiên quyết trong việc chống vi phạm bản quyền phần mềm như phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra các đơn vị sản xuất và lắp ráp máy vi tính. Tuy nhiên, tại các cơ quan hành chính tình trạng vi phạm này khá nhiều. Liệu có kiểm tra và kiểm soát được những vi phạm tại các cơ quan này hay không? Microsoft đã có các cuộc làm việc với Chính phủ VN để thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin có bản quyền, tiến độ đó đến đâu rồi?

Trả lời: Tôi đồng ý với ý kiến rằng, hiện nay ở khối công cộng tỷ lệ vi phạm bản quyền tương đối cao, tuy nhiên chúng ta chỉ có thể cải thiện tình hình này từng bước một, và đúng là Microsoft cũng đã có nhiều cuộc đàm luận với Chính phủ VN hoặc các khối bộ ban ngành chức năng về vấn đề sử dụng bản quyền phần mềm, và thực sự là kết quả doanh thu sau mỗi năm của chúng tôi cho thấy tình trạng này đã được cải thiện rõ ràng. Chúng tôi cũng đã nói chuyện với Chính phủ VN để thuyết phục họ có thể mua bản quyền cho toàn bộ khối ban, ngành, công sở. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ nhận được những câu trả lời rất khả quan từ phía Chính phủ.

Chúng tôi đặt rất nhiều hi vọng vào Chính phủ VN và chúng tôi thấy Chính phủ VN rất sẵn sàng làm việc với chúng tôi và chia sẻ những phần mềm mà họ cần, những phần mềm họ không cần. Gần đây chúng tôi đã có nhiều cuộc đàm thoại từ cấp cao đến nhân viên của văn phòng tại VN để làm việc với Chính phủ VN về vấn đề mua phần mềm bản quyền. Chúng tôi hi vọng trong thời gian tới chúng tôi có thêm thông tin tốt lành để chia sẻ với báo giới.

Chính Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã khẳng định: “VN sẽ đẩy mạnh việc thực thi Luật Bản quyền, không vì lợi ích của Microsoft mà vì sự nghiêm minh của pháp luật và vì sự phát triển của VN”.

Cùng với các biện pháp hiệu quả như chiến dịch xử lý vi phạm bản quyền phần mềm 2006, VN đã cho thấy rõ sự quyết tâm của Chính phủ trong việc giảm thiểu vi phạm bản quyền và thực hiện các cam kết đối với cộng đồng quốc tế. Tôi tin chắc rằng VN sẽ là điểm sáng trong việc đẩy lùi nạn vi phạm bản quyền trên thế giới trong tương lai không xa.

– Xin cảm ơn luật sư!

2. Lợi ích của việc phần mềm máy tính

Nền kinh tế thế giới trong tương lai sẽ hình thành nên một nền kinh tế mới dựa vào công nghệ cao, hàm lượng chất xám cao, đó là nền kinh tế tri thức trong đó Công nghệ thông tin (CNTT) được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực.

2.1. Bản quyền phần mềm – Vì sao phải đăng ký?

Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng. Tại Mỹ, tỷ trọng CNTT chiếm khoảng 45-50% GDP. Tại Ấn Độ, lĩnh vực công nghiệp phần mềm máy tính tăng đều đặn với mức 50%/năm và đến năm 2000, kim ngạch phần mềm máy tính lên tới 5 tỷ USD. Một nước nhỏ như Singapore mà xuất khẩu của ngành CNTT cũng đã chiếm gần 40% tổng doanh số về xuất khẩu công nghiệp.

Ý thức được tầm quan trọng của CNTT, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, chiến lược nhằm bảo đảm cho sự phát triển thích nghi được với nền kinh tế tri thức của thế kỷ 21. Trong năm 2000, mức tăng trưởng CNTT ở Việt Nam là 24% với doanh thu khoảng 325 triệu USD. Chúng ta đã có Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 1 7-10-2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, nghị quyết số 07/2000 NQ-CP ngày 5-6/2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển. công nghệ phần mềm giai đoạn 2001-2005.

Rõ ràng với thế kỷ thứ 21 là thế kỷ của CNTT thì cùng với nó, bản quyền phần mềm cũng là vấn đề bức xúc, đặc biệt là ở một nước đang phát triển như Việt Nam, bởi lẽ việc đăng ký, giữ bản quyền là để bảo vệ quyền lợi của tác giả, giới thiệu, quảng bá nhằm thúc đẩy quá trình thương mại hóa phần mềm, tăng cường sự hiểu biết, phối hợp và cộng tác giữa các tác giả phần mềm cũng như tiếp cận được những phần mềm tiên tiến nhất đã có. Việc đăng ký bản quyền phần mềm, khi được thực hiện đúng, sẽ tạo nên lòng tin của khách hàng vào sản phẩm được sử dụng. Vấn đề bảo vệ bản quyền trong nước hiện nay ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Ca múa nhạc là ngành đầu tiên có sự lên tiếng về vi phạm , nổi tiếng với hai vụ kiện của các Nhạc sĩ Lê Vinh và Trần Tiến, nhưng cho tới nay cũng chỉ mới tổ chức được cuộc họp bàn về Thành lập Hội bản quyền tác giả thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Trong lĩnh vực phần mềm máy tính, có thể nói ai là tác giả phần mềm, chỉ có người ấy cùng với khách hàng sử dụng phần mềm của họ biết. Việc mua bán, xuất nhập khẩu phần mềm cũng được thực hiện mà chưa có sự kiểm soát từ phía Nhà nước.

Tới nay, Nhà nước đã sớm giao cho Cục bản quyền, Bộ Văn hóa – Thông tin trách nhiệm nhận phần mềm máy tính. Và xung quanh vấn đề này, còn có nhiều điều đáng bàn.

2.2. Đăng ký như hiện nay, bản quyền phần mềm có được bảo vệ?

Theo quy định của Bộ Văn hóa Thông tin, các tác giả bản quyền phần mềm có thể đến đăng ký tại Cục Bản quyền của Bộ này với lệ phí 405.000 đồng cho mỗi tác phẩm phần mềm. Tuy nhiên, việc đăng ký hiện nay chỉ đơn thuần là một thủ tục hành chính, Cục Bản quyền không có trách nhiệm thẩm định về tính hợp pháp của bất kỳ một vấn đề gì của phần mềm mang đến đăng ký. Như vậy là phía cấp giấy chứng nhận bản quyền, chỉ thu lệ phí, cấp giấy chứng nhận một cách… rất thiếu cơ sở khoa học, không cần quan tâm đến tính hợp pháp của bản quyền (mà đối với phần mềm máy tính, đây là một vấn đề quan trọng). Cục cũng không cần quan tâm đến những đặc trưng cơ bản của một phần mềm máy tính như tính mới, tính độc lập với các phần mềm khác có cùng mục đích sử dụng, tính phụ thuộc vào các phần mềm khác, tính đúng đắn, tính khả thi (khả năng ứng dụng của phần mềm), ý nghĩa thực tiễn của phần mềm. Vì vậy, các tác giả (hay tập thể tác giả) phần mềm phải chịu trách nhiệm về mọi khía cạnh về tính hợp pháp của phần mềm được viết ra: ví dụ như về quyền sử đụng các ngôn ngữ (Fortran, C, Visual Basic, Pascal…), các hệ điều hành, môi trường sử dụng phần mềm, và phải tự chịu trách nhiệm trước tòa nếu có sự tranh chấp. Đây là một vấn đề hết sức “nhạy cảm” bởi lẽ tại Việt Nam và nhiều nước đang phát triển khác, việc sử dụng bất hợp pháp (không xin phép) nhiều loại phần mềm và cả các ngôn ngữ lập trình là điều… rất phổ biến.

Các phần mềm, dù được trang bị khóa cứng hay khóa mềm đều lần lượt bị các “chuyên gia” lập trình nghiên cứu giải mã, “bẻ khóa” để sử dụng một cách bất hợp pháp. Các hãng phần mềm nổi tiếng, chẳng hạn như Microsoft không phải không biết chuyện này. Song, cho tới thời điểm hiện nay, có thể họ cho không tiếc sử dụng phần mềm là muốn dùng nó làm “con mồi” để săn (bán) phần cứng. Tuy nhiên, khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực (sau khi Quốc hội hai nước thông qua) thì họ hoàn toàn có quyền kiện về sự vi phạm bản quyền. Và lẽ đương nhiên, việc tranh chấp, kiện cáo nhau của các tác giả phần mềm rõ ràng sẽ lành ít, dữ nhiều, bởi người được hưởng lợi có khi lại là chủ các phần mềm gốc chứ không phải các tác giả này.

Như vậy có thể nói, việc đăng ký bản quyền phần mềm như hiện nay chỉ để mà… đăng ký. Các phần mềm đã đăng ký mà không được thẩm định có thể sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại do những sai sót trong thiết kế phần mềm không được vạch ra, mà người gánh chịu hậu quả là người sử dụng, khi họ hoàn toàn tin tưởng vào giấy chứng nhận bản quyền.

2.3. Để hoàn chỉnh “bài ca” bản quyền phần mềm

Rõ ràng việc đăng ký bản quyền phần mềm như một thủ tục hành chính hoàn toàn không có ý nghĩa thực tế. Điều này sẽ hạn chế tốc độ phát triển nền CNTT vì sự quảng bá, thương mại hóa phần mềm ít có cơ hội được thực hiện. Các tác giả phần mềm cũng không có dịp học hỏi lẫn nhau và tăng cường sự giao lưu, hợp tác phát triển.

Thiết nghĩ, Cục Bản quyền cần có một Hội đồng thẩm định phần mềm đồng thời thực hiện đúng và đầy đủ những yêu cầu cần thiết để bảo vệ quyền tác giả và đẩy mạnh sự phát triển ngành CNTT. Có như thế, mới tránh được tình trạng đóng nhãn mác vào bên ngoài một sản phẩm mà không biết được là sản phẩm ấy có chất lượng như thế nào, tạo được niềm tin cho khách hàng và thúc đẩy quá trình sử dụng, phát triển phần mềm máy tính.

Luật Xingiayphep (biên tập)

3. Vi phạm bản quyền khi gia nhập WTO

Đúng ngày VN được kết nạp vào WTO, Liên Minh Phần Mềm DN (BSA) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác với cục Bản Quyền Tác Giả và Thanh Tra bộ VHTT về thực thi luật Sở Hữu Trí Tuệ (SHTT) trong lĩnh vực phần mềm (PM).

Theo các số liệu của BSA, tỷ lệ vi phạm bản quyền PM hiện tại ở VN là 90%. Về số liệu này, TS Mai Anh – thành viên uỷ ban KHCNMT của Quốc Hội cho rằng BSA mới chỉ điều tra một thời gian ngắn tại Việt Nam nên kết quả là không thể chấp nhận. Còn đánh giá như thế nào cho đúng thì phải có khảo sát, điều tra. Ông cho biết, tại một số nước trong khu vực như Singapore, Trung Quốc, Thái Lan… trong mỗi siêu thị điện tử có đến vài chục quầy hàng, mỗi quầy niêm yết đến hàng ngàn tên PM khác nhau. Như vậy, mức độ vi phạm của họ còn nhiều hơn VN.

Trước thời điểm VN gia nhập WTO, nhiều doanh nghiệp (DN) lớn và cả một bộ của Chính Phủ đã chủ động mua bản quyền PM của Microsoft cho hệ thống máy tính của mình. Tuy nhiên, đã có nhận xét cho rằng cách làm như vậy có màu sắc “đánh bóng thương hiệu” chứ không chỉ là tôn trọng SHTT và không nên để tình trạng này phát triển. Bởi nếu DN, bộ, ngành nào cũng tự mua thì tiền đâu để mua? Còn theo tính toán của Hội Tin học VN (VAIP), nếu Chính Phủ mua bản quyền cho các cơ quan nhà nước với 2 triệu công chức và 22 triệu học sinh, sinh viên thì ngân sách phải trả cho Microsoft sẽ mất khoảng 1 tỷ USD mà chỉ có giá trị trong 3 năm. Vì thế, Chính Phủ nên nhanh chóng nắm bắt tình hình, tổ chức thương thảo với Microsoft và các công ty cung cấp PM với tư cách một khách hàng lớn đại diện cho VN để có thể đạt được những mức giá ưu đãi. Được biết, VAIP đã kiến nghị Chính Phủ giao cho bộ BCVT làm đầu mối quốc gia để đàm phán về bản quyền với Microsoft.

Gia nhập WTO: Sức ép bản quyền phần mềm và thương mại điện tử

Vậy thì lối thoát sử dụng PM nguồn mở (PMNM) như đề xuất cuối năm 2002 đã đạt được đến đâu? Theo TS Vũ Duy Lợi – giám đốc trung tâm Tin Học Văn Phòng Trung Ương Đảng, trước hết phải xác định dùng PMNM là để nâng cao năng lực của chính giới CNTT chứ chưa phải là để tiết kiệm chi phí bản quyền. Cùng quan điểm đó, ông Lê Mạnh Hà – giám đốc sở BCVT TP.HCM cho rằng để PMNM thực sự phát triển và đi vào cuộc sống thì cần có thời gian và quan trọng là nó phải nhận được sự lựa chọn của người sử dụng. Còn nói PMNM là rẻ thì chưa chắc vì nó không dễ sử dụng bằng PMTM và cũng phải tập trung nguồn lực để làm. TS Nguyễn Chí Công – tổ trưởng tổ chuyên môn Đề Án 112 cũng cho rằng cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề này và Chính Phủ phải có chủ trương, kế hoạch phát triển rõ ràng, cụ thể chứ không thể chung chung được (!). PMNM không phải là để triệt tiêu PMTM mà là để hỗ trợ lẫn nhau. Phát triển PMNM cũng không thể vội vàng.

Chống phần mềm lậu

Phần mềm máy tính ngày càng phổ biến ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong kinh doanh và sản xuất hàng hóa. Nhu cầu sử dụng trên thế giới ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng các phần mềm lậu đang làm nhiều quốc gia đau đầu. Vấn nạn này gây thiệt hại lớn cho các công ty sản xuất.

Liên minh Phần mềm kinh doanh, BSA (Mỹ) là tổ chức hoạt động vì lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất phần mềm. Họ có sự hợp tác chặt chẽ với các nước. Cũng theo BSA, sử dụng phần mềm lậu sẽ gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin (IT). Nếu tỷ lệ sử dụng phần mềm lậu hàng năm giảm 10% trong bốn năm tới sẽ giúp ngành IT tăng trưởng 90% vào năm 2009.

BSA đang thực hiện chiến dịch Đường dây nóng tại Thái Lan và một số nước khác trong khu vực châu Á. Đây là chiến dịch chống nạn sử dụng phần mềm không có bản quyền. 9 tháng đầu năm 2006, BSA và cơ quan chức năng của Thái Lan đã tiến hành kiểm tra 80 công ty và phát hiện hơn 3000 chương trình phần mềm lậu.

Cá nhân cung cấp thông tin, giúp BSA phát hiện việc sử dụng phần mềm lậu sẽ được thưởng gần 7.000 USD. Thông tin có thể cung cấp qua website: www.bsa.org

Thông tấn xã AFP, hôm 9-11, đã đăng thông tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang chuẩn bị kế hoạch chống vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam. Theo đó, cá nhân hoặc tổ chức nào vi phạm sẽ bị phạt nặng. Mức phạt có thể gấp 5 lần trị giá phần mềm chính thống.

Đứng trên góc độ của DN có nhu cầu ứng dụng CNTT, việc sử dụng PM có bản quyền cũng là một động lực để họ buộc phải nâng cao hiệu quả hoạt động. Công ty Gạch Đồng Tâm đã chủ động đầu tư 6 tỷ đồng cho hoạt động tin học hóa trong đó có việc mua PM. Tin học hoá sẽ giúp Gạch Đồng Tâm giảm thiểu nhân sự, đúng hơn là không phải thuê thêm nhân viên và trong vòng vài năm sẽ thu hồi vốn. Tổng giám đốc Võ Quốc Thắng cho biết, quản lý hiện đại bằng CNTT phải cho biết trong vòng 1 giờ lỗ – lãi là bao nhiêu. Yêu cầu đặt ra là phải giảm chi phí để cạnh tranh. Nếu chúng ta có bộ máy cồng kềnh, không chính xác, làm việc thủ công thì sẽ không thể hội nhập thành công.

Một việc nữa cũng phải đề cập là những cơ hội cho CNTT nhân Hội Nghị Cấp Cao APEC 2006 tại Hà Nội. Tổng giám đốc Microsoft Craig Mundie đã được Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp và nhân dịp này Microsoft đã ký kết đối tác chiến lược với FPT, cùng với VDC đầu tư cổng điện tử MSN tại VN. Còn trong tuyên bố chung VN – Nhật Bản, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ Tướng Shinzo Abe cũng đã nhất trí Khu Công Nghệ Cao Hòa Lạc là một trong 3 dự án ưu tiên của Chính Phủ Nhật Bản tại VN. Cộng đồng DN Nhật Bản cũng bày tỏ sự tin tưởng vào những nỗ lực của Chính Phủ Việt Nam về việc đẩy nhanh sự phát triển của CNTT và Khu Công Nghệ Cao Hòa Lạc, một trong những dự án hạ tầng thiết yếu của Việt Nam. Đây chính là lý do để các DN Nhật Bản đến thăm và kỳ vọng góp phần phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh tế trong lĩnh vực công nghệ cao Việt – Nhật…

Gia nhập WTO, các DN VN đã và đang rất chủ động làm ăn với nước ngoài. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra của Hiệp Hội Các Nhà Nhập Khẩu Mỹ thì 87% các nhà nhập khẩu Mỹ đều thích nhận được tiếp thị bằng thư, song chỉ đọc phần đầu và phần cuối. Phần cuối của lá thư luôn phải có địa chỉ website DN và nếu không có thì lá thư đó sẽ không được đọc. Điểm tối kỵ là sử dụng fax vì ở Mỹ, gửi fax bán hàng bị coi là không hợp pháp. Trong trường hợp sử dụng e-mail, không nên dùng e-mail miễn phí vì sẽ bị đánh giá thấp và dễ bị coi là lừa đảo. Hơn nữa, các mail miễn phí thì tính bảo mật yếu khiến nhà nhập khẩu không an tâm. Đây quả là một thách thức lớn cho các DN VN muốn làm ăn với nước ngoài, đặc biệt là Mỹ trong nền kinh tế số của thế kỷ 21. Trên các niên giám DN của Việt Nam hiện nay, số lượng DN có website không nhiều nhưng, không ít trong số đó chỉ là những trang web được làm cho có. Bên cạnh đó, rất nhiều hiệp hội DN có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng chưa hề có website. Vậy thì bản thân các DN và hiệp hội ngành nghề của họ đã và sẽ làm gì với luật chơi phải có website và e-mail của các đối tác nước ngoài?

( biên tập)

4. Phân tích thực trạng bi phạm bản quyền phần mềm

“Trong lĩnh vực bản quyền phần mềm (BQPM), không thể phủ nhận chúng ta đã có những chuyển biến tích cực trong khối DN nhờ vào các hoạt động tuyên truyền và thực thi được triển khai mạnh. Song khối người tiêu dùng, là nơi có tốc độ tăng số máy tính cá nhân mua mới rất cao đi kèm với các phần mềm “lậu”, đã làm giảm tác dụng của các nỗ lực kéo tỷ lệ vi phạm BQPM xuống”.

Ông Đào Anh Tuấn, đại diện Liên minh phần mềm DN Việt Nam (BSA) đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với báo Kinh tế Việt Nam.

Thực tế, vẫn đang phổ biến hiện tượng người dùng và DN sử dụng các sản phẩm phần mềm không có bản quyền. Ông nhận định như thế nào về tình trạng này ở Việt Nam?

Theo báo cáo gần đây của BSA và IDC, tỷ lệ vi phạm BQPM của Việt Nam là 85%. Thiệt hại từ vi phạm BQPM của Việt Nam hiện tăng lên tới 353 triệu USD, đứng thứ 24 trong số 30 quốc gia có giá trị vi phạm BQPM cao nhất.

Không chỉ riêng phần mềm mà chúng ta cũng đang chứng kiến những bức xúc của người lao động sáng tạo trong các lĩnh vực khác như âm nhạc, xuất bản. Con số cụ thể dù là x% hay y% nhưng cứ nhìn thực tế ta thấy là ca sỹ, công ty băng đĩa ngại, không dám sản xuất. Nhà văn, nhà thơ, nhà xuất bản không dám trông chờ vào thu nhập từ việc bán sách hợp pháp của mình…

Vi phạm bản quyền phần mềm: Bao giờ hết “báo động đỏ”?

Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã có những nỗ lực đáng kể trong việc chống vi phạm BQPM như đầu tư hàng chục triệu USD cho việc mua sắm BQPM, đẩy mạnh thanh tra BQPM… song tỷ lệ vi phạm BQPM vẫn không thay đổi, giữ mức 85%. Theo ông, điều gì khiến cho tỷ lệ vi phạm BQPM ở Việt Nam không giảm?

Chuyển biến nhận thức là một quá trình lâu dài, nhất là một khi tinh thần thượng tôn pháp luật chưa ăn sâu vào tâm thức mỗi người. Ngay việc tôn trọng luật giao thông, là cái ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng của mỗi người Việt Nam ta và được tuyên truyền, giáo dục với số lượng tiền của và thời gian khổng lồ, hiện vẫn ở mức báo động đỏ…

Trong lĩnh vực BQPM, không thể phủ nhận đã có những chuyển biến tích cực trong khối DN nhờ vào các hoạt động tuyên truyền và thực thi được triển khai mạnh. Song khối người tiêu dùng, là nơi có tốc độ tăng số máy tính cá nhân mua mới rất cao (52%), đi kèm với các phần mềm “lậu”, đã làm giảm tác dụng của các nỗ lực kéo tỷ lệ vi phạm BQPM xuống.

Tình trạng vi phạm BQPM tràn lan không chỉ gây tổn thất cho ngành phần mềm nước nhà mà còn ảnh hưởng tới uy tín của quốc gia. Theo ông, để cải thiện tình trạng này trong thời gian tới, chúng ta nên làm gì?

Điều quan trọng nhất vẫn là nhận thức của chúng ta. Muốn trò học giỏi thực chất thì nhà trường không thể dung túng việc quay cóp, xin điểm. Muốn những người lao động sáng tạo có động lực sáng tạo thì lao động và sản phẩm làm ra của họ phải được tôn trọng và bảo vệ. Và điều này càng trở nên đúng và cấp thiết hơn khi chúng ta đang hướng tới nền kinh tế tri thức, phấn đấu để trở thành một nước mạnh về CNTT.

Bảo vệ sở hữu trí tuệ là một trong những điều kiện đầu tiên để Việt Nam chúng ta sớm trở thành vườn ươm cho những doanh nghiệp “Apple” hay “Google” 100% Việt Nam.

Việc đầu tư thường xuyên cho IT nói chung và nâng cấp BQPM nói riêng thường rất tốn kém và phức tạp, trong khi đa số các DN Việt Nam là vừa và nhỏ, nguồn lực có hạn. Ông có chia sẻ gì với các DN đang “e ngại” vấn đề này?

Khi quyết định đầu tư sản xuất, kinh doanh, chúng ta thường chỉ tính tới các chi phí cho những thứ không thể không mua được (nhà xưởng, trang thiết bị văn phòng, kể cả hệ thống máy tính và mạng, điện nước, nguồn nhân lực…). Đó là bởi vì chúng ta không thể nhân danh eo hẹp ngân sách mà có thể đi chiếm đoạt hay sử dụng bất hợp pháp tài sản (nhà xưởng, máy móc…) hay sản phẩm (điện nước, văn phòng phẩm…) của người khác. Các tài sản trí tuệ, trong đó có phần mềm, thường không được coi như là các tài sản và sản phẩm “thông thường” nói trên và chủ sở hữu của các tài sản trí tuệ không được tôn trọng như các chủ sở hữu khác. Đó là do thói quen cũng như do việc không tôn trọng quyền tài sản của người khác không bị xử lý một cách nghiêm khắc. Vì vậy, cái gọi là “e ngại” ở đây sẽ mất đi khi mọi DN, dù lớn hay nhỏ, đều tôn trọng lao động, công sức làm ra sản phẩm của các DN sản xuất phần mềm, là những người cũng phải đầu tư, phải lao tâm khổ tứ mới làm ra được các sản phẩm phần mềm. Chúng ta nghĩ gì khi sản phẩm của chúng ta làm ra (thóc gạo, quần áo…) cứ bị người khác nghiễm nhiên lấy sử dụng mà không hề xin phép, trả tiền?

Xin cảm ơn ông!

Ông Đỗ Huy Hoàng, Giám đốc phụ trách marketing sản phẩm của Microsoft tại Việt Nam: Khi đầu tư cho CNTT, các DN nên cân nhắc để có được một hệ thống công nghệ phù hợp với quy mô hiện tại của DN nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu phát triển sau này. Như vậy mới tránh được bội chi trong đầu tư.Việc đầu tư cho phần mềm có bản quyền sẽ mang lại sự an toàn, giảm rủi ro trong quá trình sử dụng so với một hệ thống không có bản quyền như: tính nhạy cảm với lỗ hổng, các bản nâng cấp, bản vá lỗi và các chính sách cấp phép trong tương lai… Từ đó, giúp giảm các “chi phí trong hoạt động” (như thời gian hệ thống ngừng hoạt động, thời gian đào tạo, chi phí hỗ trợ…) và “chi phí dài hạn” (như chi phí nâng cấp mở rộng hệ thống…).

Microsoft và IBM tại Việt Nam vừa hợp tác chính thức cho ra mắt bộ sản phẩm Windows Server ROK đi kèm máy chủ System X. Trong giai đoạn thử nghiệm, kết quả thu được là đáng khích lệ với tỷ lệ tăng trưởng 12% mỗi quý. Với những công ty nhỏ, đầu tư không thường xuyên cho IT thường nâng cấp phần mềm và phần cứng cùng một thời điểm thì bộ ROK (Reseller Option Kit) là giải pháp tối ưu nhất giúp họ tránh lọt vào danh sách đối tượng vi phạm BQPM với mức chi phí được giảm thiểu ít nhất 10% so với mua rời hệ điều hành ngoài thị trường.

( biên tập)

5. Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ đăng ký phần mềm máy tính

Thưa luật sư, Tôi có thiết kế ra một phần mềm máy tính khá hữu ích và tôi muốn đăng ký nó vậy thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính hiện nay được quy định như thế nào ? Hồ sơ gồm những gì ?

Cảm ơn luật sư và mong nhận được sự hồi đáp!

Người hỏi: T.P

Thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính hiện nay được quy định như thế nào ? Hồ sơ gồm những gì ?

Trả lời:

Theo quy định của () thì các hồ sơ, tài liệu cần cung cấp để thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền được chia thành các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/đồng tác giả, các giấy tờ cần thiết để nộp đơn đăng ký bản quyền bao gồm:

+ Hai đĩa CD ghi Phần mềm;

+ Hai bản mô tả phần mềm đóng thành quyển;

+ Giấy uỷ quyền của tác giả/đồng tác giả (có xác nhận chữ ký của chính quyền nơi cư trú, cơ quan Công chứng hoặc cơ quan quản lý nhân sự – 1 bản);

+ Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/đồng tác giả có chứng thực tại UBND xã phường

+ Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại. fax của tác giả/các đồng tác giả.

Trường hợp thứ hai: Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu nhưng không đồng thời là tác giả (tổ chức; công ty) các giấy tờ cần thiết để nộp đơn Đăng ký bản quyền bao gồm:

– Hai đĩa CD ghi Phần mềm;

– Hai bản mô tả phần mềm đóng thành quyển;

– Giấy uỷ quyền của tổ chức hoặc công ty;

– Giấy tờ chuyển nhượng, biên bản giao nhiệm vụ của công ty…;

– Bản sao giấy phép kinh doanh của công ty

– Tên đầy đủ, bút danh (nếu có) của tác giả / các tác giả; địa chỉ, số điện thoại. fax của tác gỉa / các đồng tác giả, tổ chức, công ty;

– Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các đồng có chứng thực tại UBND xã, phường

Hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính bao gồm:

+ ;

+ Bản sao có công chứng Giấy đăng ký kinh doanh;

+ Giấy uỷ quyền (ký và đóng dấu);

+ Giấy xác nhận quyền chủ sở hữu tác phẩm;

+ Giấy cam đoan của tác giả sáng tác tác phẩm do nhiệm vụ được giao;

+ Bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân của tác giả;

+Hai đĩa CD ghi nội dung phần mềm;

+ Hai bản mô tả tác phẩm được đóng thành quyển.

Mọi vướng mắc pháp lý cần được tư vấn chuyên sâu, Hãy gọi ngay: (gặp luật sư: Phương Dung) để được tư vấn và cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính theo đúng quy định của pháp luật hiện nay.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng ./.

Bộ phận Sở hữu trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *