Quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động được pháp luật quy định như thế nào? Thủ tục đăng ký hưởng chế độ lao động và các vấn đề pháp lý liên quan sẽ được luật sư của Công ty luật DV Xingiaypheptư vấn và giải đáp cụ thể như sau:

Mục lục bài viết

1. Quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động?

Kính chào Luật sư! Em có công nhân bị tai nạn lao động đứt chân tại công ty trách nhiệm hữu hạn Cường Phát. Công nhân này phải vào viện điều trị 3 ngày. Em muốn hỏi là công ty phải chi trả những khoản gì?Xin cảm ơn!

Người gửi: Phương

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 144 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

“1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”

Trường hợp này, công nhân bị tai nạn đứt chân tại công ty nhưng bạn không nói là tai nạn này xảy ra trong giờ làm việc hay ngoài giờ làm việc. Nếu tai nạn xảy ra trong giờ làm việc có nghĩa là gắn với quá trình lao động thì tai nạn này là tai nạn lao động và công ty bạn có nghĩa vụ chi trả những chi phí y tế không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả và trả lương cho người lao động trong 3 ngày nghỉ điều trị. Nếu tai nạn xảy ra ngoài giờ làm việc thì đó là tai nạn rủi ro và công ty bạn không phải chi trả bất kỳ khoản gì cho người lao động cả người lao động chỉ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của .

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý:

2. Quyền lợi cho người bị tai nạn lao động đang ở nước ngoài?

Kính gửi luật sư, tên tôi là Nguyễn Văn Nam, tôi là thực tập sinh. Hiện tôi đang sống và lao động tại Nhật Bản vừa qua tôi có bị người Nhật trong công ty làm gãy ngón tay do lái xe tải khác đụng vào cánh cửa xe ô tô của tôi khi tôi đang mở cửa trong lúc ở công ty và chuẩn bị đi đến nơi làm việc và hôm nay cũng đã là 1 tháng. Trước đó, tôi cũng có đề cập và gọi điện tới nghiệp đoàn để nhờ sự giúp đỡ những quyền lợi được hưởng nhưng không nhận được sự giúp đỡ gì cả, còn về phía công ty thì chỉ nói là tôi được nhận bảo hiểm xã hội.

Vậy trong trường hợp này tôi có được nhận tiền đền bù và tiền hỗ trợ trong khi tôi phải nghỉ dưỡng thương không? Vì tôi chưa thể tiếp tục được công việc. Và tôi có được hưởng chế độ lương thất nghiệp không ạ?

Rất mong nhận được sự giúp đỡ, tôi xin chân thành cảm ơn!

Quyền lợi cho người bị tai nạn lao động đang ở nước ngoài?

Trả lời:

Bạn nói bạn là thực tập sinh đang sống và lao động tại Nhật Bản thì theo quy định tại Điều 48 theo hợp đồng lao động:

“Điều 48. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề

Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Luật này, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Ký kết Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

2. Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập;

3. Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.”

Khoản 1,2 và 3, Điều 44 Luật này quy định quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài:

“1. Yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài;

2. Hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này;

3. Được doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế trong ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích trong Hợp đồng lao động, Hợp đồng thực tập;”

Như vậy, việc bạn bị đánh gãy ngón tay khi lao động ở Nhật Bản thì bạn có quyền nhờ cơ quan, tổ chức sự nghiệp, cơ quan đại diện ngoại giao lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định tại Điều 71 .

Về việc bạn hỏi về chế độ bảo hiểm và chế độ trợ cấp lương thất nghiệp thì còn phụ thuộc vào hợp đồng bạn ký kết. Vì bạn đi lao động và thực tập tại nước ngoài nên bạn sẽ phải dóng bảo hiểm xã hội theo Luật nước ngoài và chế độ hưởng bảo hiểm của bạn sẽ phải theo quy định của pháp luật nức ngoài . Vì vậy, bạn hãy căn cứ vào pháp luật Nhật Bản để xác định quyền lợi của mình khi ký hợp đồng lao động làm việc tại đây nhé

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì từ ngày 01/01/2016 thì tất cả người lao động Việt Nam đi làm việc phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, nếu bạn sang Nhật với hình thức hợp đồng thực tập nâng cao tay nghề thì bạn chỉ được hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí và tử tuất, nên bạn sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm cho trường hợp của bạn là bị đánh gẫy tay và phải nghỉ việc dưỡng sức theo khoản 2, 3 Điều 2 :

“2. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này được áp dụng đối với các hợp đồng sau:

a) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

b) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

c) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

d) Hợp đồng cá nhân.

Các đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

3. Người lao động quy định tại Nghị định này thực hiện đầy đủ các bắt buộc. Riêng người lao động quy định tại các Điểm e và g Khoản 1 và các Điểm a, c và d Khoản 2 Điều này chỉ thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất.”

Việc bạn bị đánh ở nước ngoài thì bạn nên nhờ cơ quan ngoại giao lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

>> Tham khảo nội dung liên quan:

3. Tai nạn lao động trong quá trình làm việc được hưởng trợ cấp như thế nào?

Chào xin giấy phép. Tôi là Lò Văn Hặc, quê ở tỉnh Lai Châu. Tôi có một vụ việc sau mong công ty tư vấn giúp: Tôi là Trưởng Ban Văn hóa xã thực hiện kế hoạch số 05 của Ủy ban nhân dân về việc tuyên truyền Đại hội Đảng Bộ huyện treo cờ băng rôn, khẩu hiệu. Trong lúc làm việc đã xảy ra tai nạn, tôi đã được sơ cứu và điều trị theo hội đồng giám định y tế, tôi bị tổn thương 41% được bảo hiểm xã hội trợ cấp hàng tháng theo đúng quy định, Ủy ban nhân dân xã hỗ trợ 20 triệu tiền viện phí, trong khi phí viện phí của tôi phải trả (bảo hiểm y tế là 9.500.000 đồng và nhà thuốc bệnh viện 40 triệu). Vậy: Theo thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH tôi có được bồi thường hoặc trợ cấp nữa không? Tôi có thuộc đối tượng theo Điều 5 của thông tư này không (trường hợp đặc thù)? Xin cảm ơn luật sư đã tư vấn!

>> :

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 142 : Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Tại Điều 5 quy định:

Điều 5. Bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù

1. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.

2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động vẫn phải trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này.

4. Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này, người sử dụng lao động phải trả chế độ bảo hiểm xã hội thay cơ quan bảo hiểm xã hội cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì người sử dụng lao động phải trả , bệnh nghề nghiệp một lần bằng mức quy định của Luật bảo hiểm xã hội;

b) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bằng mức quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hàng tháng theo thỏa thuận của các bên.”

Theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, bạn bị tai nạn lao động trong lúc làm việc đã xảy ra tai nạn lao động thì trường hợp của bạn thuộc vào trường hợp đặc thù được quy định tại Thông tư số 04/2015/ TT-BLĐTBXH. Tuy nhiên, khi bị tai nạn lao động bạn đã được hưởng trợ cấp xã hội theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Ủy ban nhân dân xã đã hỗ trợ, bồi thường 20 triệu tiền viện phí cho bạn do đó bạn sẽ không được hưởng tiền bồi thường và trợ cấp lần nữa.

>> Tham khảo thêm nội dung:

4. Có được hưởng trợ cấp khi bị tai nạn lao động mất 41% sức khỏe không?

Thưa luật sư, cho tôi hỏi: Tôi bị tai nạn lao động ở công ty và giám định mất 41% sức khỏe. Tôi có được hưởng trợ cấp không? Và sau này tôi không đi làm ở công ty nữa có được hưởng nữa không? Và có được cấp thẻ y tế không? Cảm ơn!

Có được hưởng trợ cấp khi bị tai nạn lao động mất 41% sức khỏe không ?

Trả lời:

Theo quy định tại điều 145, quy định:

“Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng , bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị , bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”

Như vậy, trường hợp của bạn bị suy giảm khả năng lao động là 41% thì bạn sẽ được hưởng khoản trợ cấp sau:

Hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015:

– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

+ Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

Do bạn không cung cấp thông tin về lỗi của các bên trong tai nạn lao động này nên có hai trường hợp xảy ra theo khoản 3, khoản 4 Điều 145 đã được trình bày ở bài viết ở trên.

>> Xem thêm:

5. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động bị tai nạn lao động?

Chào Xin giấy phép, luật sư cho tôi hỏi tôi bị tai nạn lao động. Đến ngày 20 tháng 4 năm 2108, tôi hết hợp đồng lao động nhưng tôi vẫn đang trong thời gian điều trị. Vậy thì tôi co được chi trả tiền viện phí khi còn điều trị hay không? Và bên công ty có trách nhiệm như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Cảm ơn luật sư!

Quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động?

>> Luật sư trả lời:

6. Tư vấn trường hợp tàu bị chìm?

Kính chào Xin giấy phép, tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Ngày 16/05/2018, tàu TP của công ty K đi từ Hải Phòng vào thành phố Hồ Chí Minh bị đắm. Thủy thủ đoàn trên tầu có 30 người đều ký .

Thực tế, lương theo bảng lương ký nhận mỗi thủy thủ vào tháng 10/2010 trung bình là 20.000.000 đồng, lương theo sổ BHXH trung bình là 5.000.000 đồng. Công ty K đã tổ chức tìm kiếm, cứu nạn cho đến ngày 25/07/2018. Trong số 30 thủy thù của tàu TP, cứu sống được 15 người, 2 người đã chết và đã tìm thấy thi thể, còn lại 13 người không có tin tức gì.
Ngày 05/08/2013, công ty K gửi đến thân nhân của 13 người thủy thủ đang bị mất tích quyết định tạm hoãn hoãn hợp đồng lao động, yêu cầu nhân thân của 13 thủy thủ chưa có tin tức ký vào quyết định tạm hoãn hợp đồng lao động thì công ty sẽ làm thủ tục ứng trước tiền bảo hiểm của Bảo Việt và PJICO (mỗi hợp đồng trị giá 5000 USD và sẽ được thanh toán khi thủy thủ chết hoặc mất tích) biên bản điều tra vụ tai nạn của cảng Hải Phòng ghi: “nguyên nhân đắm tàu là do thuyền trưởng thiếu kinh nghiệm, các thủy thủ neo buộc hàng không cẩn thận…”

1. Việc trả lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của công ty K như vậy đã phủ hợp chưa?

2. Việc giải quyết tạm hoãn hợp đồng lao động của công ty K với 13 thủy thủ có hợp pháp không? Tại sao?

3. Phương án quyết chế độ cho 2 người chết theo quy định của pháp luật lao động hiện hành?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Xin giấy phép!

Người gửi:Linh Nguyen

Tư vấn chế độ tai nạn lao động trường hợp tầu bị chìm ?

Trả lời:

Theo Khoản 2 Điều 89 quy định:

“2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.”

Vì vậy, việc công ty trả lương cho người lao động là 20 triệu đồng/tháng nhưng lại kê trong sổ bảo hiểm xã hội với mức tiền lương 5 triệu đồng/tháng là không đúng với quy định của pháp luật. Trường hợp này công ty sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 122 .

Điều 32 quy định về các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động bao gồm:

“1. Người lao động đi làm .

2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.”

Theo đó thì nếu trong hợp đồng lao động giữa công ty và 13 thủy thủ này không có thỏa thuận về việc có thể tạm hoãn hợp đồng lao động trong các tình huống xảy ra tương tự như bạn đã nêu thì việc công ty giải quyết tạm hoãn hợp đồng lao động với 13 thủy thủ là trái quy định của pháp luật.

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Trong trường hợp này, hai thủy thủ đã chết trong quá trình làm việc theo kế hoạch của công ty (tàu của công ty đi từ Hải Phòng vào Tp. Hồ Chí Minh bị đắm) nên hai thủy thủ được xem là tử vong do tai nạn lao động. Căn cứ theo điều 144, 145 thì chế độ mà hai thủy thủ này được hưởng là:

– Được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của luật bảo hiểm xã hội vì cả hai người đều đã tham gia bảo hiểm.

– Được công ty trả ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

– Được hưởng chế độ tử tuất theo Mục 5 Chương III .

Trân trọng./.

Bộ phận lao động –

———————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. ;

2. ;

3. ;

4. ;

5.

6. ;

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *