Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hiện tại bên em đang chế tạo máy móc và muốn hỏi về 2 vấn đề liên quan đến kiểu dáng máy đó là: Thay đổi một số chi tiết so với đơn đăng kí và vấn đề bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Cụ thể:

1. Nếu bên em đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nhưng lúc sản xuất ra sẽ sửa lại một số chi tiết thì có được không, lúc này sản phẩm của em có được bảo hộ kiểu dáng nữa không?

2. Trong trường hợp xấu là có bên họ đăng ký trước kiểu dáng giống như vậy nhưng vẫn trong thời gian xét duyệt đơn thì bên em có được đăng ký kiểu dáng tương tự không và nếu có gian lận rò rỉ thông tin nên sản phẩm bị đăng ký trước thì bên em nên xử lý thế nào?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của công ty Xin giấy phép

Trả lời:

Kính chào và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chứng tôi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung trả lời:

Đối với câu hỏi thứ nhất của anh về việc sửa đổi một số chi tiết so với đơn đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì trong trường hợp này theo quy định của pháp luật phía công ty anh sẽ phải thực hiện thủ tục đăng kí lại đơn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo chi tiết mới.

1. Kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm và được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, hoặc sự kết với của các yêu tố này.

Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thủ tục hành chính được Cục SHTT tiến hành hay hiểu đơn giản chính là việc chủ sở hữu tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục SHTT để được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền cho kiểu dáng.

Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu sẽ được phép sử dụng kiểu dáng đó độc quyền tại Việt Nam trong thời gian tối đa là 15 năm ( thời gian bảo hộ kiểu dáng là 5 năm và có thể tiến hành gia hạn thêm 2 lần, mỗi lần gia hạn 5 năm tiếp theo).

2. Thay đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ

Theo quy định tại Điều 97 văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ 2013 thì:

“Điều 97. Sửa đổi văn bằng bảo hộ

1. Chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sửa đổi những thông tin sau đây trên văn bằng bảo hộ với điều kiện phải nộp phí, lệ phí:

a) Thay đổi, sửa chữa thiếu sót liên quan đến tên và địa chỉ của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ;

b) Sửa đổi bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý; sửa đổi quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

2. Theo yêu cầu của chủ văn bằng bảo hộ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm sửa chữa những thiếu sót trong văn bằng bảo hộ do lỗi của cơ quan đó. Trong trường hợp này, chủ văn bằng bảo hộ không phải nộp phí, lệ phí.

3. Chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thu hẹp phạm vi quyền sở hữu công nghiệp; trong trường hợp này, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tương ứng phải được thẩm định lại về nội dung và người yêu cầu phải nộp phí thẩm định nội dung.”

Như vậy, đối chiếu theo quy định tại Điều 97 trên thì trường hợp của bạn sẽ không thể đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi văn bằng bảo hộ. Mà khi có sự thay đổi về một số chi tiết khi kiểu dáng công nghiệp được sản xuất và đã được cấp văn bằng bảo hộ thì bạn phải đi đăng ký lại quyền sở hữu công nghiệp.

Đối với câu hỏi thứ hai của anh về việc có bên họ đăng ký trước kiểu dáng giống như vậy nhưng vẫn trong thời gian xét duyệt đơn thì bên thì anh có được đăng ký kiểu dáng tương tự không và nếu có gian lận rò rỉ thông tin nên sản phẩm bị đăng ký trước thì bên anh nên xử lý thế nào?

1. Về việc áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

Đối với câu hỏi này anh có quyền được nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tuy nhiên, việc cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được áp dụng theo nguyên tắc nếu không có ngày ưu tiên thì văn bằng bảo hộ sẽ được cấp cho đơn có đề nghị cấp văn bằng sớm nhất theo quy định tai Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên áp dụng nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ thể nộp đơn sớm hơn các chủ thể khác đối với cùng đối tượng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Thực tế, trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp tồn tại những trường hợp các chủ đơn, tác giả mặc dù hoàn toàn độc lập với nhau nhưng lại cùng sáng tạo ra một sản phẩm trùng nhau hoặc tương tự nhau. Vì thế, để đảm bảo công bằng, pháp luật nước ta quy định nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, xác định người nào nộp đơn đăng ký bảo hộ trước sẽ được ưu tiên bảo hộ.. Ví dụ, đối với đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, có những trường hợp người nộp đơn bảo hộ bị từ chối chỉ vì nhãn hiệu trùng với đơn đăng ký bảo hộ cho một nhãn hiệu khác cho cùng nhóm sản phẩm trùng hoặc tương tự nộp đơn trước 01 ngày. Cụ thể, theo Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì:

+ Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp:

Trường hợp có nhiều đơn đăng ký sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau; kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ sẽ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Ngoài ra, nếu các đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và có cùng ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn thì cũng sẽ chỉ có 01 văn bằng bảo hộ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn. Trường hợp không thoả thuận được thì các đối tượng đó đều sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

2. Xử lí khi có bằng chứng về việc gian lận rỏ ri thông tin kiểu dáng công nghiệp

Nếu có gian lận rò rỉ về thông tin và một bên được đăng ký trước thì như vậy, bên được đăng ký trước và được cấp hoàn toàn có quyền sở hữu trí tuệ và được pháp luật bảo vệ và bên được cấp họ hoàn toàn có quyền yêu cầu bên xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường nếu có gây thiệt hại cho bên bị vi phạm. Còn trong trường hợp mà bên nào gian lận, ăn cắp thông tin của bên kia thì về mặt nguyên tắc họ sẽ không bị chịu trách nhiệm gì khi bên bị vi phạm chưa được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp này thì một bên có quyền sử dụng trước nếu đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 134 văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2013:

“Điều 134. Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp

1. Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về ý kiến tư vấn xin hãy liên hệ với tổng đài để được tư vấn trực tiếp hoặc bạn có thể liên hệ với gmail :

Bộ phận tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ công ty Xin giấy phép.

Trân trọng.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *