Những trường hợp mà người lao động chấm dứt HĐLĐ hợp pháp không bị coi là trái luật là gì ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chấm dứt hợp đồng lao động một cách hợp pháp là điều mà mọi người lao động đều mong muốn thực hiện, xin giấy phép tư vấn về pháp luật lao động mới nhất hiện nay về điều kiện, thủ tục, yêu cầu pháp lý khi thực hiện việc chấm dứt hợp đồng lao động một cách đúng luật:

Trả lời:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới mục tư vấn của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

 

 

2. Nội dung tư vấn:

Thưa luật sư, Công ty tôi cách nhà tôi khá xa, khoảng 40km, tôi làm việc tại công ty từ năm 2014, suốt trong thời gian tôi làm việc, công ty có xe đưa đón. nhưng từ khi tôi nghỉ xong thai sản, công ty không trợ cấp xe cho tôi vì vậy mà tôi không thể tiếp tục làm việc tại công ty, Tôi đã viết đơn xin nghỉ việc ngay sau khi hưởng xong chế độ thai sản. Vì vậy cho tôi hỏi tôi xin nghỉ việc như thế có trái luật không? và tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Xin cảm ơn!

Vì bạn không cung cấp thông tin về loại hợp đồng lao động giữa bạn và công ty cũng như về nội dung hợp đồng có thỏa thuận về việc đưa đón xe hay có quy định điều này hay không, nên chúng tôi đưa ra các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động đúng pháp luật theo BLLĐ, dựa vào các nội dung này, bạn xem xét về trường hợp của mình.

Điều 37 BLLĐ 2012. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Về trợ cấp thôi việc: nếu như bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp thì sẽ được trả trợ cấp thôi việc nếu như đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên tại công ty. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian bạn đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Chào luật sư, hiện em đang mang thai và dự sanh ngày 20/11/2016. em có tham gia bảo hiểm từ tháng 10/ 2013 đến tháng 4/2016. và em chốt sổ bảo hiểm hết tháng 4/2016( tháng 5 em nghỉ việc luôn). vậy trường hợp này em có được trợ cấp thai sản không? Cảm ơn!

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Như vậy, trường hợp của bạn nếu sinh con trước ngày 15/11/2016 thì đủ điều kiện hưởng, còn từ ngày 15/11/2016 trở đi thì sẽ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Thưa luật sư, xin hỏi: Do đặc thù công việc trong cơ quan tôi không có người thay, tôi phải đi làm từ lúc 3 tháng trong thời gian tôi hưởng thai sản. Vậy cho tôi hỏi tôi có thể làm văn thỏa thuận hay ký hợp đồng với cơ quan để tôi được trả lương trong thời gian tôi đi làm trước khi hết thời gian thai sản không?

BLLĐ 2012 quy định:

Điều 157. Nghỉ thai sản

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Như vậy, bạn phải nghỉ ít nhất được 04 tháng thì mới được đi làm sớm. Trong thời gian đi làm sớm bạn vẫn hưởng trợ cấp thai sản và hưởng thêm tiền lương do cơ quan trả. Đây là quy định của pháp luật bạn được hưởng nên không cần thỏa thuận, tuy nhiên bạn cần thỏa thuận với cơ quan về mức tiền lương hay các yêu cầu khác không trái pháp luật trong thời gian đặc biệt này.

Chào luật sư! Cho em hỏi chế độ nghỉ thai sản và chế độ nghỉ trực đêm đối với cán bộ viên chức ngành y tế ạ? Em xin cảm ơn!

Chế độ nghỉ thai sản đối với cán bộ viên chức ngành Y tế thực hiện theo quy định chung về chế độ thai sản theo quy định Bộ luật lao động 2012 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Về chế độ nghỉ trực đêm: Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa khi mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

Chế độ phụ cấp thường trực của cán bộ viên chức ngày Y tế theo quy định tại quyết định 73/2011/QĐ-TTg quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động (LĐ) trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

Thưa luật sư, Tôi là giáo viên mầm non,đi làm và đóng bảo hiểm từ 10-2014, với mức lương 4.173.000đ đã trừ BHXH. Tháng 11-2016 tôi làm giấy nghỉ sinh, vậy mức tính hưởng bảo hiểm thai sản của tôi là bao nhiêu,cảm ơn!.

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Như vậy, mức hưởng phải tính theo tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chứ không tính theo mức lương sau khi đã trừ bảo hiểm xã hội.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với :  hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Luật Lao động – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *