Người sử dụng lao động cần biết nếu muốn cho Người lao động nghỉ lễ dài ngày

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Dịp nghỉ lễ 30/04 – 01/05 sắp tới rơi vào ngày thứ 3 và thứ 4. Vì muốn cho nhân viên được nghỉ dài hơn nên tôi dự định cho công ty nghỉ làm cả thứ 2, sau đó sẽ đi làm lại vào thứ 4 ngày 01/05. Hoán đổi như vậy tôi có cần chi trả thêm tiền lương cho nhân viên không hay vẫn được giữ nguyên lương

Dịp nghỉ lễ 30/04 – 01/05 sắp tới rơi vào thứ 3 và thứ 4. Vì muốn cho nhân viên được nghỉ dài hơn nên tôi dự định cho công ty nghỉ làm cả thứ 2, sau đó sẽ đi làm lại vào thứ 4 ngày 01/05. Hoán đổi như vậy tôi có cần chi trả thêm tiền lương cho nhân viên không hay vẫn được giữ nguyên lương? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi cách thức để vừa thuận tiện cho những bạn nhân viên xa nhà, vừa đảm bảo ngân sách của công ty. Cảm ơn bạn rất nhiều !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. :

Công ty TNHH Xin giấy phép xin được giải đáp vướng mắc của bạn nói riêng, cũng như quy định của pháp luật về chế độ hưởng lương của Người lao động vào ngày nghỉ lễ nói chung như sau:

Căn cứ vào Điều 115 Bộ luật Lao động 2012 quy định về Nghỉ lễ, tết:

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

Căn cứ vào Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 quy định về Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Như vậy:

– Nếu Người lao động làm việc vào ngày lễ, tết (cụ thể ở đây là ngày Quốc tế lao động 01/05 dương lịch) thì công ty bạn phải chi trả “ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày”.

Ví dụ: tiền lương 1 ngày công (ban ngày) của anh Nguyễn Văn X là 200.000 đồng. Nay anh X đi làm vào ngày 01/05 theo sắp xếp của công ty, thì anh X được hưởng lương 1 ngày công theo là 200.000 đồng.

Cộng với 200.000 x 3 = 600.000 đồng là mức tối thiểu mà anh X được hưởng khi đi làm vào ngày lễ chưa kể tiền lương. Tổng cộng vào ngày 01/05 số tiền anh X được nhận là 800.000 đồng.

– Tương tự, nếu công ty bạn sắp xếp cho Người lao động đi làm vào ngày chủ nhật (28/03) để Người lao động được nghỉ liền vào Thứ 2 – Thứ 3 – Thứ 4 thì vào ngày chủ nhật (nếu chủ nhật được công ty bạn quy định là ngày nghỉ hằng tuần) Người lao động sẽ được trả lương “ít nhất bằng 150%”.

Để tạo điều kiện cho những Người lao động làm việc xa quê, cũng như đảm bảo ngân sách cho công ty, bạn có thể thỏa thuận với nhân viên của mình với cách thức nghỉ sau đây:

– Người lao động được nghỉ vào chủ nhật (nếu chủ nhật được công ty bạn quy định là ngày nghỉ hằng tuần).

– Nghỉ vào thứ 3 và thứ 4 (tức ngày 30/04 và 01/05).

– Với ngày thứ 2, công ty và người lao động có thể thỏa thuận đó là NGÀY NGHỈ KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG căn cứ theo Khoản 3 Điều 116 Bộ luật Lao động 2012 quy định về Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *