Mức hưởng chế độ thai sản mới nhất hiện hành ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Mức hưởng chế độ thai sản, điều kiện hưởng chế độ thai sản và cách tính chế độ thai sản luôn là những vấn đề được người lao động đặc biệt quan tâm và đặt nhiều câu hỏi tư vấn. xin giấy phép giải đáp và hướng dẫn một số quy định pháp luật hiện nay về vấn đề này:

Mục lục bài viết

1. Mức mới nhất hiện hành ?

Xin chào các luật sư Công ty Xin giấy phép, tôi có yêu cầu kính mong các luật sư tư vấn giúp tôi: Tôi sinh con vào ngày 22 tháng 01 năm 2018. Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội liên tục từ năm 2010 đến hết tháng 12 năm 2017 sau đó tôi nghỉ sinh. Vậy cho tôi hỏi: Tôi sẽ với mức hưởng như thế nào?

Mong sớm nhận được tư vấn của luật sư, tôi xin chân thành cảm ơn!

Mức hưởng chế độ thai sản mới nhất hiện hành ?

:

Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn đã đóng bảo hiểm xã hội liên tục từ năm 2010 đến hết tháng 12 năm 2017, sau đó đến ngày 22 tháng 01 năm 2018 bị sinh con. Chính vì vậy, bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 khi đóng đủ 06 bảo hiểm xã hội trong 12 tháng trước khi sinh con, thời gian bạn được nghỉ hưởng chế độ thai sản là 06 tháng.

Căn cứ theo quy định tại Điều 39 : Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.

Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ, nên chúng tôi sẽ căn cứ vào những thông tin của bạn cung cấp để tư vấn cho bạn, bạn có thể áp dụng từng ví dụ dưới đây để tính mức hưởng bảo hiểm cho mình với mức tiền lương tương ứng.

Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con.

Ví dụ: Chị A sinh con vào ngày 16/03/2017, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:

– Từ tháng 10/2016 đến tháng 01/2017 (04 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;

– Từ tháng 02/2017 đến tháng 03/2017 (02 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị A được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

=

(5.000.000 x 4) + (6.500.000 x 2)

06

=

5.500.000 (đồng/tháng)

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị A là 5.500.000 đồng/tháng.

Ví dụ: Chị B sinh con ngày 13/05/2017 (thuộc trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền), có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:

– Từ tháng 05/2014 đến tháng 04/2016 (24 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 8.500.000 đồng/tháng;

– Từ tháng 05/2016 đến tháng 08/2016 (04 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 7.000.000 đồng/tháng;

– Từ tháng 09/2016 đến tháng 04/2017 (08 tháng), nghỉ dưỡng thai, không đóng bảo hiểm xã hội.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị B được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

=

(7.000.000 x 4) + (8.500.000 x 2)

06

=

7.500.000 (đồng/tháng)

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị B là 7.500.000 đồng/tháng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản ?

Xin chào luật sư, Thư luật sư, Tôi có thắc mắc xin luật sư tư vấn giúp: Tôi tham gia đóng bhxh bắt buộc từ tháng 6/2008 đến tháng 3/2012 (từ tháng 4/2013 thì ngưng đóng). Hiện nay tôi chuyển sang một công ty mới ký đồng chính thức và đóng bhxh từ tháng 1/2013. Tôi dự kiến sinh vào đầu tháng 09/2013. vậy tôi xin hỏi trường hợp của tôi có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không? mong sớm nhận được hồi âm.

Xin cảm ơn luật sư!

Người gửi: niem bui

Điều kiện hưởng chế độ thai sản?

Trả lời:

Ý kiến thứ nhất:

Theo khoản 1 điều 14 Nghị định số ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo khoản 2 Điều 28 được quy định như sau:

1. Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

2. Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp của bạn, xét về điều kiện cần, thời gian dự kiến sinh là tháng 9/2013, khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh được tính là từ tháng 9/2012 – đến tháng 9/2013 việc bạn đã từng tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 6/2008 đến tháng 3/2012 (từ tháng 4/2013 thì ngưng đóng) là bạn đã có điều kiện cần để được hưởng chế độ thai sản

Xét về điều kiện đủ, bạn đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 1/2013 đến tháng 9/2013 là 8 tháng (tức đủ 6 tháng trở lên)

Vì vậy bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

Ý kiến thứ hai:

Vấn đề bạn hỏi, chúng tôi xin trả lời như sau:

Khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội quy định người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mới đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Như vậy, điều kiện hưởng chế độ thai sản là phải có ít nhất 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước thời điểm sinh. Bạn nộp đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 1/2013, đến tháng 9/2013, trong 12 tháng này bạn đã có đủ 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nên đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản. Sau khi sinh, bạn nộp sổ bảo hiểm xã hội, quyết định nghỉ việc, giấy khai sinh của con, đơn (theo mẫu) tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận, huyện nơi cư trú để nhận trợ cấp thai sản.

Bạn còn có vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi trực tiếp qua tổng đài để được hỗ trợ bạn nhé!

Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng

>> Tham khảo dịch vụ liên quan:

3. Chế độ thai sản cần những thủ tục gì ?

Xin chào! Em muốn hỏi về chế độ thai sản khi nghỉ việc, xin công ty giải đáp thắc mắc giúp em ạ. Em đóng bảo hiểm liên tục từ tháng 8/2015 cho đến nay (2018). Hiện giờ em đang mang thai tháng thứ 2 và dự sinh là tháng 11/2018 mà dự là hết tháng 5/2018 em nghỉ hẳn việc ở công ty. Nên em muốn hỏi với thời gian đóng bảo hiểm trên và thời gian nghỉ sắp tới thì em có được nhận BHTS sau khi kết thúc ko ạ? và nếu có thì cần những thủ tục gì ạ ?

-Tran Thi Nhung

Mang thai có phải thông báo để hưởng chế độ thai sản không ?

Luật sư tư vấn:

Về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con, Điều 31 quy định:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn đóng bảo hiểm xã hội liên tục từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 5 năm 2018 (bạn dự định nghỉ từ tháng 6 năm 2018) và thời gian dự sinh của bạn là tháng 11 năm 2018. Như vậy, thời gian 12 tháng trước sinh của bạn sẽ được tính từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 10 năm 2018. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết để tính thời gian 12 tháng trước khi sinh con:

Trong khoảng thời gian này bạn chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên là đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Trên thực tế, nếu bạn nghỉ việc vào tháng 6 và đóng bảo hiểm hết tháng 5 thì bạn đã có 07 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Vậy bạn đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Về thủ tục hưởng chế độ thai sản sau khi đã nghỉ việc, bạn chỉ cần chuẩn bị:

– Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh;

– Sổ bảo hiểm xã hội;

Sau đó nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn cư trú để hưởng chế độ thai sản.

Tư vấn điều kiện hưởng chế độ thai sản và khám thai ?

Em chào luật sư, Cho e hỏi là e đi làm ở công ty được 5 tháng, hiện giờ e đang mang thai 5 tháng. Công ty e có quy định những người làm trên 1 năm mới được hưởng chế độ của công ty, và giờ e vẫn chưa giám khai báo hay nộp giấy siêu âm cho phòng nhân sự. Vậy e không nộp giấy siêu âm và làm đến khi sinh thì có nhận được tiền thai sản hay không ạ, hay bắt buộc phải trình báo và nộp giấy siêu âm ? E cảm ơn!

-Ngô Thị Thuý Thơ

Trả lời:

Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội có quy định về đối tượng được hưởng chế độ thai sản gồm có:

Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Theo quy định này, chỉ cần bạn đang làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và đang mang thai thì bạn thuộc đối tượng được áp dụng chế độ thai sản. Ngoài ra, Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội có quy định về điều kiện để hưởng chế độ thai sản như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Theo quy định trên, chỉ cần bạn thuộc đối tượng áp dụng chế độ thai sản thì các quyền lợi về thai sản theo quy định của pháp luật như nghỉ khám thai (Điều 32), ( Điều 34),… bạn đều được hưởng mà không phụ thuộc vào chính sách của công ty. Bạn cũng không cần phải nộp giấy siêu âm. Chỉ cần bạn đảm bảo quy định tại Khoản 2 Điều 31 thì khi nghỉ thai sản, bạn chỉ cần nộp các hồ sơ theo Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội về cho công ty để công ty lập danh sách và nộp cho bên Bảo hiểm xã hội để họ giải quyết chế độ thai sản cho bạn.

Thưa luật sư, Hiện tôi đang thắc mắc về hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc. Cho em hỏi em tham gia BHXH từ tháng 1/2018 đến nay 1 thang 6 2018 Hiện em đang mang thai, ngày dự sinh là 17/07/2018. Vì đi lại khó khăn nên em muon sun nghỉ việc vào ngày 1/06/2018 Vậy em có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không. Và giấy tờ gồm những gì

-Đinh Thị Loan

Về điều kiện hưởng chế độ thai sản, bạn có thể tham khảo các trường hợp nêu trên. Chỉ cần bạn đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 là bạn sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Xét trường hợp của bạn, bạn tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 1 năm 2018 và dự tính tham gia đến hết tháng 5 năm 2018. Tuy nhiên do sức khỏe yếu nên bạn muốn vào ngày 1/6/2018. Xem thời điểm dự sinh của bạn là ngày 17/7/2018. Do bạn định nghỉ sinh từ tháng 6 nên thời gian 12 tháng của bạn sẽ được tính từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018. Trong khoảng thời gian này, để đáp ứng điều kiện hưởng chế độ thai sản, bạn phải đóng bảo hiểm được ít nhất là 6 tháng. Nhưng bạn mới chỉ đóng được 5 tháng (từ tháng 1 đến tháng 5) nên bạn sẽ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Nếu có thể bạn hãy cố gắng đi làm nốt tháng 6 hoặc đi làm ít nhất là hơn 15 ngày trong tháng 6 để được đóng bảo hiểm xã hội vì khoản 3 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội quy định:

3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Bạn hãy cân nhắc đến việc đi làm thêm tháng 6 để hưởng chế độ thai sản nhưng phải đảm bảo điều kiện sức khỏe cho cả bạn và cháu. Trân trọng!

4. Tư vấn về tiền trợ cấp thai sản theo quy định ?

Kính gửi , Tôi có thắc mắc về số tiền trợ cấp thai sản tôi sẽ nhận được theo chế độ của bảo hiểm xã hội. Theo đó, tôi có đóng BHXH đầy đủ trên 6 tháng trước khi sinh. Hợp đồng lao động của tôi là hợp đồng ký theo năm, mức lương cơ bản ở vị trí của tôi là 30.000.000 đồng / tháng + Trợ cấp 6.000.000 đồng / tháng.

Doanh nghiệp tôi đang làm việc gửi bảng lương hàng tháng có ghi rõ mỗi tháng khi đó, tôi đóng 1.936.000 cho BHXH (8%) ; 363.000 cho BHYT (1,5%); 300.000 cho BHTN (1%). Thu nhập chịu thuế của tôi là 24.401.000. Đóng thuế TNCN 3.230.200. Như vậy tiền lương thực nhận của tôi là 30.170.800. (File đính kèm) Với mức lương có đóng BHXH đủ 6 tháng như trên thì số tiền trợ cấp thai sản tôi sẽ được nhận là bao nhiêu ?

Mong quý Công ty xem xét thắc mắc và tư vấn giúp tôi. Chân thành cảm ơn!

Tư vấn về tiền trợ cấp thai sản theo quy định

Luật sư tư vấn:

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn đã đóng đầy đủ bảo hiểm trong vòng 6 tháng trước khi sinh. Hợp đồng lao động của bạn là hợp đồng ký theo năm nên số tiền trợ cấp thai sản của bạn được nhận sẽ được tính dựa trên các căn cứ pháp lý sau:

Căn cứ theo điều 39 :

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

Theo đó: mức hưởng chế độ thai sản = 6 x mức bình quân tiền lương đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi bạn nghỉ việc.

Ngoài ra, căn cứ theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội:

Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Từ ngày 010/1/2018 áp dụng mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng. Do đó, mức trợ cấp mà bạn được hưởng sẽ là 1.300.000 x 2 = 2.600.000 đồng

Do mức lương của bạn không thay đổi nên mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ = 1.936.000 x (8%) + 363.000 x (1,5%) + 300.000 x (1%).= 163.325 đồng

Vậy số tiền mà bạn được thanh toán cho trợ cấp thai sản sẽ là 2.600.000 + 163.325 = 2.763.325 đồng

Do đó, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chi trả trợ cấp một lần kèm theo 6 tháng chế độ thai sản. Nên sau khi tính được số tiền trợ cấp thai sản được hưởng, bạn hãy đối chiếusố tiền đó với số tiền mà công ty trả bạn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng.

5. Nghỉ trước ngày sinh có được hưởng chế độ thai sản ?

Thưa luật sư , em đi làm công ty lần đầu tiên, em nộp bảo hiểm được 7 tháng thì em sinh, em có được hưởng chế độ thai sản không? và giờ em đang nghỉ sinh được 3 tháng nhưng em muốn nghỉ việc luôn thì em có nhận được tiền thai sản không? nếu được thì em phải làm thủ tục như thế nào theo luật mới 2016? Xin cảm ơn.

Nghỉ trước ngày sinh có được hưởng chế độ thai sản ?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào điều 31, về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

>> Như vậy, bạn có thể được hưởng chế độ thai sản hay không phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm của bạn trong thời gian 12 tháng trước khi sinh phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, do đó trường hợp của bạn đã nộp bảo hiểm được 7 tháng thì bạn sinh và bạn muốn nghỉ việc luôn thì bạn vấn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

– Thủ tục hưởng chế độ thai sản được quy định tại điều 101 của luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với : hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

6. Tư vấn về chế độ bảo hiểm thai sản và các vấn đề pháp lý liên quan ?

Kính thưa luật sư: Cho tôi hỏi về chế độ bảo hiểm thai sản của vợ tôi với trường hợp như sau: Vợ tôi bắt đầu đóng bảo hiểm từ 8/2014 đến tháng 12/2015 ở công ty rồi nghỉ việc. Đến tháng 5/2016 vợ tôi bắt đầu đóng bh tại công ty mới. Và ngày dự sanh của vợ tôi là 1/9/2016, vậy vợ tôi bị gián đoạn thời gian đóng bh trong khoảng từ tháng 1/2016 đến tháng 4/2016. Luật sư giải đáp giúp tôi, như vậy vợ tôi có được hưởng bh thai sản hay không? Mong luật sư phản hồi sớm! Trân trọng!

Kính thư luật sư, Tôi nghỉ việc với lý do hết hạn hợp đồng và có quyết định nghỉ việc ngày 18/07/2015. Đến 2/02/2016 tôi sinh con. Vậy theo luật BHXH mới về chế độ thai sản tôi có đc hưởng ko? Kính mong nhận được phúc đáp từ luật sư. Trân trọng và cám ơn.

THưa luật sư, Tôi là giáo viên đã đóng bảo hiểm được 8 năm. Tôi sinh em bé vào tháng 2/6/2016 tức là vào thời gian được . Đến 1/8/2016 mới hết thời gian nghỉ hè và bắt đầu đi làm. Vậy tôi bắt đầu xin nghỉ chế độ thai sản vào 1/8/2016 có được không ạ? Tôi xin cảm ơn.

Tư vấn về chế độ bảo hiểm thai sản và các vấn đề pháp lý liên quan ?

Luật sư tư vấn:

Xin giấy phép tư vấn về chế độ bảo hiểm thai sản và các vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề trên:

Điều 31 quy định như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy, theo quy định của luật bảo hiểm xã hội thì vợ bạn chỉ cần đáp ứng điều kiện “đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con” hoặc “đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con” thì vợ bạn đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, không phân biệt vợ bạn đóng liên tiếp hay gián đoạn.

Kính chào luật sư! E là người không rõ về luật cần sự giúp đơ của luật sư.hiện em đang làm cho một công ty TNHH tư nhân đc hơn 2 năm.em đc đóng BHXH đc 2 năm và vợ em chưa đc đóng BHXH nhưng sắp sinh vào khoảng tháng 7/2016.em được đóng bảo hiểm từ năm 2014.như vậy em đc quyền hưởng chế độ thai sản khi vợ đẻ theo quy định của nhà nước đúng không ak.nhưng cơ quan em có một a vợ vừa mới sinh mổ và vợ cũng chưa đc đóng BHXH, a ấy đc công ty đóng BHXH trước cả em..nhưng lại không đc nghỉ theo quy định..vì khi xin công ty nghỉ thì ko đc nghỉ và a ấy đã gặp trưc tiếp của công ty thì chị ấy nói công ty chưa đc áp dụng nv.như vậy là đúng hay sai ak.va nếu công ty sai nv thi chung em nên làm gì để đc hưởng ngày nghỉ theo quy định nv.vì em quê ở xa mà nghỉ quá ngày cong ty quy định thì bị phạt rất nặng..e mong a chị tư vấn giúp em xxin cảm ơn rất nhiều!

Điều 124 Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:

“Điều 124. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, trừ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
2. Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.”

Như vậy, cần phải xác định được chính xác vợ của anh làm cùng bạn sinh con vào thời điểm nào thì mới xác định được luật nào áp dụng và luật đó có quy định về việc cho lao động nam hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con mà không tham gia bảo hiểm xã hội hay không.

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì vợ bạn sinh vào tháng 7/2016 do đó luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là luật áp dụng cho trường hợp của bạn. Do đó, theo quy định của Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội nêu trên và Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản và hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con.

“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”

Xin chào luật sư, Cho phép tôi được hỏi luật sư một việc sau: Vợ tôi đang làm một công ty A. Rồi sau đó vợ tôi chuyển công ty mới và đóng bão hiểm liên tục. Khi qua công ty mới vợ tôi đóng đủ bão hiểm xã hội đúng 6 tháng. Nhưng vợ tôi có thai nên xin nghỉ việc luôn. đã có quyết định nghỉ việc là ngày 02 tháng 05 năm 2016. Đến ngày 29 tháng 05 năm 2016. vợ tôi sinh nhưng con đã mất bệnh viện ghi thai chết lưu 33 tuần. Vậy xin hỏi như trường hợp trên vợ tôi có được hưởng chế độ gì không? Xin cảm ơn luật sư

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bệnh viện xác nhận trường hợp của vợ bạn là “thai chết lưu” do đó theo quy định của Điều 33 và Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ được hưởng các chế độ như sau:

“Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.”

Kính gửi Văn Phòng Luật Sư Minh Khuê, Em có một câu hỏi cần văn phòng tư vấn giúp: Em sinh cháu ngày 24/12/2015, sang đầu tháng 01/2016 em đã nộp giấy khai sinh bản sao của cháu cho công ty, nơi em đang làm việc. Nhưng đến hôm nay ngày 01/06/2016, em vẫn chưa nhận được tiền trợ cấp. Em có hỏi bên công ty nhưng họ bảo đang làm, vậy em nên xử lý sao, trường hợp của em có bị quá hạn không ạ?

Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:

“Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Như vậy, trong trường hợp này, bạn nên liên hệ trực tiếp với người sử dụng lao động bên công ty bạn để được xem xét và giải quyết.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật Bảo hiểm Xã hội – Công ty luật Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *