Mức hưởng chế độ thai sản có bao gồm trợ cấp thâm niên không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Mối quan hệ giữ chế độ thai sản và trợ cấp thâm niên được quy định như thế nào ? Làm sao để tính được chế độ thai sản theo quy định của pháp luật hiện nay ? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể mọi vướng mắc pháp lý:

Mục lục bài viết

1. Mức có bao gồm trợ cấp thâm niên không ?

Luật sư cho tôi hỏi với ạ: hiện nay tôi là giáo viên hệ số lương là 2.67. Thâm niên là 5%. Tôi nghỉ sinh con thứ 2 từ ngày 23/08/3015. Vậy tôi muốn hỏi chế độ thai sản của tôi được tính như thế nào ạ. Và khi hết thời gian thai sản thì tôi có được nghỉ dưỡng sức không ạ. Chế độ nghỉ dưỡng sức sẽ tính như thế nào ạ. Nếu được nghỉ thì có bị trừ vào tiền lương tháng đó không ạ. Mong luật sư tư vấn cho tôi với để tôi được hưởng theo đúng chế độ ?

Xin chân thành cảm ơn luật sư.

Mức hưởng chế độ thai sản có bao gồm trợ cấp thâm niên không ?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 35 về mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con:

“Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc”.

Như vậy, trong trường hợp này thì bạn sẽ là 100% mức bình quân tiền lương, tiền công bạn đóng BHXH của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc, nếu như tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của bạn có cả mức hưởng thâm niên thì bạn cũng sẽ được tính luôn mà mức phục cấp thâm niên, nếu như không có thì bạn sẽ không được hưởng mức phụ cấp này.

Liên quan đến chế độ nghỉ dưỡng sức được quy định tại Điều 37 Luật bảo hiểm xã hội 2006 :

“Điều 37. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản

1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm.

2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung”.

Căn cứ vào quy định này cũng như các quy định tại Điều 30, khoản 1 Điều 31 thì bạn sẽ được nghỉ dưỡng sức đến mười ngày trong một năm và vẫn được hưởng lương với mức hưởng là 25%.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Nghỉ việc rồi còn ?

Chào luật sư. tôi có thắc mắc cần luật sư giải đáp giúp. tôi làm công ty từ 21/5/2016 đến tháng 7/2016 tôi bắt đầu đóng bảo hiểm đến nay. tôi biết mk có bầu tháng 10/2016 ,dự kiến sinh của tôi là 15/6/2017 . Vậy nếu bây giờ tôi nghỉ thì sau này sinh có được hưởng chế độ thai sản không? hay phải làm đến tháng đẻ mới được ạ?mọi người bảo phải làm đủ 12 tháng và đóng được 6tháng bh mới đk hưởng.

Luật sư giải đáp giúp tôi vs. cảm ơn luật sư.

Nghỉ việc rồi còn được hưởng chế độ thai sản?

Luật sư tư vấn:

quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt , hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Theo đó, nếu tại thời điểm này bạn nghỉ việc thì bạn đã đóng bảo hiểm được nhiều hơn 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh nên bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản, không phụ thuộc vào thời điểm nghỉ việc của bạn.

>> Bài viết tham khảo thêm:

3. Điều kiện, quy trình, thủ tục hưởng chế độ thai sản ?

Chào luật sư . tôi bắt đầu đóng bh vào tháng 10/2016 và tôi đang mang thai. dự kiến là tháng 6/2017 tôi sinh con. Như vậy thì tôi có đc hưởng chế độ thai sản k .và nếu có tôi phải làm hồ sơ như thế nào. tôi sẽ phải nộp hồ sơ vào thời gian nào ?

Xin cảm ơn.

>>

Luật sư tư vấn:

Để được hưởng chế độ thai sản thì bạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 31 như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Bạn dự sinh ngày tháng 06/2017 như vậy thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn từ tháng 6/2016 đến hết tháng 5/2017 nếu bạn sinh trước ngày 15/06/2017, từ tháng 7/2016 đến tháng 6/2017 nếu bạn sinh vào các ngày từ ngày 15/6 đến hết tháng 6. Trong thời gian này bạn đã có đủ 6 tháng trở lên đóng BHXH nên bạn hoàn toàn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

>> Bài viết tham khảo thêm:

4. Nghỉ việc không báo trước sau khi nghỉ hưởng chế độ thai sản có được trả sổ BHXH ở Công ty không?

Cho em hỏi ,em nghĩ thai sản 6 tháng sau khi nghĩ sáu tháng em không tiếp tục làm nữa mà đã nghĩ việc luôn vậy cty có trả sổ bảo hiểm lại cho em không, nếu cty trả em có đóng tiền gì lại cho cty hay không, ( có người nói em phải trả lại số tiền bằng mức lương cơ bản của em lúc còn làm ở cty)?

Mong nhận được câu trả lời sớm nhất xin cảm ơn.

Nghỉ việc không báo trước sau khi nghỉ hưởng chế độ thai sản có được trả sổ BHXH ở Công ty không?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của như sau:

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, bạn thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng bạn có vi phạm về thời gian báo trước theo pháp luật lao động hay không? bạn chưa cung cấp cho chúng tôi biết.

Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Do đó, nếu bạn vi phạm thì bạn phải bồi thường cho doanh nghiệp và công ty vẫn phải có trách nhiệm trả lại sổ cho lao động theo quy định nêu trên.

>> Bài viết tham khảo thêm:

5. Quy định mới về việc đóng bảo hiểm xã hội đủ 3 tháng được hưởng chế độ thai sản ?

Chào luật sư. Tôi tham gia đóng bảo hiểm từ tháng 11/2013 đến hết tháng 05/2016. Tôi bắt đầu nghỉ việc từ tháng 6/2016 do mang thai không thể đi làm được. Lúc đó tôi không biết luật có quy định trong vòng 12 tháng trước khi sinh người mang thai đóng được bảo hiểm 3 tháng và phải nghỉ việc để dưỡng thai khi có giấy xác nhận của bệnh viện thì vẫn được thanh toán bảo hiểm thai sản bình thường. Do không biết nên tôi không có giấy xác nhận đó. Vậy bây giờ tôi có được thanh toán không ạ ? Tôi nghỉ việc có quyết định đồng ý của công ty.

Mong luật sư tư vấn giúp tôi.Tôi sinh con vào ngày 22/2/2017. Trân trọng cảm ơn

Quy định mới về việc đóng bảo hiểm xã hội đủ 3 tháng được hưởng chế độ thai sản ?

Luật sư tư vấn:

Để được hưởng chế độ thai sản thì nhân viên này phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 31 như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

– Trong thời gian 12 tháng trước sinh bạn có đủ 6 tháng trở lên đóng BHXH thì bạn ấy đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

– Đối với trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng theo điều kiện trên mà chỉ đóng bảo hiểm được đủ 3 tháng trong vòng 12 tháng trước sinh con, trước đó đã đóng đủ 12 tháng bảo hiểm xã hội thì bạn vẫn buộc phải có được giấy nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền mới được xem xét hưởng chế độ thai sản.

>> Bài viết tham khảo thêm:

6. Nghỉ thai sản có được trả lương không ?

Thưa luật sư. Em có câu hỏi thắc mắc như sau, kính nhờ luật sư giải đáp hộ. Em là nhân viên hợp đồng tại chi cục thuế Hóc Môn, tham gia bảo hiểm từ ngày 1/11/2012, đến tháng 10/2015 thì em xin để sinh em bé vào tháng 10/2015. Và em chấm dứt hợp đồng vào ngày 31/12/2015. Ngày 1/12/2015 em trúng tuyển kì thi tuyển dụng công chức thuế và chính thức đuợc tuyển dụng vào biên chế và được phân công công tác tại chi cục thuế Quận 2 kể từ ngày 1/12/2015.

Em đã được hưởng chế độ thai sản tại chi cục thuế Hóc Môn, ngày 1/12/2015 em đến nhận công tác tại chi cục thuế Quận 2, em trình bày là vừa sinh em bé được 2 tháng, phòng hành chính nhân sự yêu cầu em nộp bản photo tại chi cục thuế Hóc Môn để em được nghỉ tiếp 4 tháng thai sản còn lại. Em đã đã nộp và đang nghỉ tiếp 4 tháng. Vậy trong 4 tháng đó em có được huởng luơng không thưa luật sư?

Nghỉ thai sản có được trả lương không ?

Luật sư tư vấn:

– Điều 157 quy định:

“1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Trong thời gian , lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

quy định:

“Điều 34. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”

Theo đó thì pháp luật hiện hành chỉ quy định lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản được hưởng các chế độ theo luật bảo hiểm xã hội mà không quy định người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động trong thời gian nghỉ thai sản. Như vậy, ngoài khoản tiền bảo hiểm xã hội chi trả bạn không được nhận thêm một khoản nào khác nữa hay nói cách khác là bạn không được hỗ trợ lương hàng tháng trong thời gian nghỉ thai sản (Trừ khi cơ quan bạn đang làm việc có chính sách hỗ trợ hoặc trả lương cho trường hợp này).

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Bảo hiểm Xã hội – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *