Khi chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì được ký loại hợp đồng lao động nào tiếp theo?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Công ty tôi có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với một số nhân viên, nay muốn chuyển sang thành hợp đồng lao động có thời hạn một năm. Xin cho hỏi nếu công ty làm thanh lý hợp đồng không thời hạn và ký lại hợp đồng có thời hạn từng năm như vậy có đúng luật không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

– 

2. Luật sư tư vấn:

Theo Khoản 1 Điều 22 Bộ luật lao động 2012 hợp đồng lao động gồm ba loại sau đây:

“a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”

Nhìn chung, hợp đồng lao động sẽ được chia thành hợp đồng lao động có thời hạn và hợp đồng lao động không thời hạn. Đồng thời, Khoản 2 Điều 22 cũng quy định về trường hợp phải chuyển từ hợp đồng lao động có thời hạn sang hợp đồng lao động không thời hạn như sau:

“Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Như vậy, pháp luật chỉ quy định về việc chuyển loại hợp đồng có thời hạn sang hợp đồng không thời hạn mà không có quy định chuyển loại hợp đồng từ hợp đồng không xác định thời hạn sang hợp đồng thời hạn. Do đó, người sử dụng lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn để chuyển sang ký kết hợp đồng xác định thời hạn thì phải chấm dứt hợp đồng lao động cũ đã ký và ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn mới.

Để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật. Khi nào người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, Điều 38 Khoản 1 Bộ luật lao động 2012  có quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này”

Khi các vấn đề trên xảy ra, chủ yếu xuất phát từ phía người lao động, người sử dụng lao động mới có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Chính vì thế, bạn khó có thể sử dụng phương thức này nhằm thanh lý hợp đồng. Mặc dù bạn có thể cân nhắc áp dụng Điểm c Khoản 2 Điều 38 để làm căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng đạt được thỏa thuận với người lao động là lựa chọn tối ưu nhất nhằm tránh phát sinh tranh chấp.

Nếu doanh nghiệp của bạn không thỏa thuận và được sự đồng ý của người lao động mà tự ý chuyển loại hợp đồng sang hợp đồng xác định thời hạn thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP, nghị định sửa đổi Nghị định 93/2013/NĐ-CP như sau:

1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 đã nêu trên, nếu doanh nghiệp ký hợp đồng lao động có thời hạn sau khi hết hạn 30 ngày thì hai bên phải ký hợp đồng lao động mới. Doanh nghiệp chỉ được ký hợp đồng lao động có thời hạn thêm 1 lần sau đó. Nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Như vậy, doanh nghiệp của bạn có thể ký hợp đồng có thời hạn tối đa 2 lần. Nếu lần thứ 3 doanh nghiệp vẫn ký hợp đồng lao động có thời hạn thì doanh nghiệp đã vi phạm quy định về giao kết hợp đồng và bị xử phạt hành chính theo  Khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP đã nêu.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *