Quy định về mở lối đi chung theo luật dân sự?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn Luật Dân sự, luật đất đai về việc giải quyết tranh chấp lối đi chung như: Cách xác định lối đi chung, phương thức giải quyết tranh chấp lối đi chung và các vấn đề pháp lý liên quan như mở cửa sổ hướng vào lối đi chung.

Mục lục bài viết

1. Quy định về mở lối đi chung theo luật dân sự?

Thưa luật sư, em muốn hỏi: Nhà em có bán cho các hộ dân 01 thửa đất. Trước đó là đất của cha mẹ cho con, sau đó em tách từng thửa ra để chuyển quyền lại cho người dân. Tuy nhiên, thửa đất của em lại không có đường đi vào (Cách đường nhựa khoảng 60m). Ba em đã làm thủ tục hiến đường đi để em có đường đi vào cho em và các hộ sau. UBND xã và UBND huyện lại không đồng ý lập đường đi cho em. Theo Điều 254 Bộ luật Dân sự thì ba em đã tự nguyện chừa đường rồi sao lại không được chấp thuận? Xin luật sư tư vấn cho em!

Người gửi: LC Hòa

Quy định pháp luật về mở ngõ đi chung ?

Quy định pháp luật về mở ngõ đi chung, gọi:

Trả lời:

Khoản 1 Điều 254 quy định:

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, trong trường hợp này bạn có quyền yêu cầu được mở một lối đi ra đến đường công cộng. UBND cấp xã, huyện không đồng ý lập đường cho bạn cần phải có lý do. Nếu lý do không thỏa đáng bạn có quyền gửi đơn khiếu nại, tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết để đòi lại quyền lợi cho mình

>> Tham khảo nội dung:

2. Hỗ trợ tư vấn về quyền sử dụng lối đi chung?

Chào luật sư, chủ đất củ có lô đất ở đô thị 16×40 mét. Phân lô bán nền, lúc tách thửa có để 4×40 mét là lối đi chung của 06 hộ dân, được thể hiện trên giấy chứng nhận của 06 hộ. Hiện tại, 06 hộ chúng tôi đồng lòng làm cổng chung ở đầu đường của lối đi chung.

Chúng tôi có làm đơn lên phường trình bày 06 đồng ý và mong muốn làm cổng chung và được phường đồng ý. Tuy nhiên, khi chúng tôi làm các hộ sống gần lối đi chung trên con hẻm (lối đi chung trổ ra hẻm 187/Lê Lợi) gọi đường dây nóng, bên đô thị xuống không cho làm lý do có hộ phản đối. Nhờ luật sư tư vấn, mong muốn làm cổng chung của 06 chúng tôi có đúng luật không, phản đối của các hộ trên con hẻm (không thuộc lối đi chung) có ảnh hưởng đến việc làm cổng chung của chúng tôi không? Trân trọng cảm ơn.

– Hoan Dao –

Quy định về mở lối đi chung theo luật dân sự?

>> Luật sư trả lời:

3. Lối đi chung có tách thửa được không?

Thưa luật sư, tôi có mua một thửa đất 12×15 mét. Trên sổ đất thể hiện đường trước mặt là lối đi chung 3,3m. Nếu tôi muốn tách thành 2 thửa được không? Xin cảm ơn!

– Hòa An –

Quy định về mở lối đi chung theo luật dân sự?

>> Tham khảo ngay:

4. Lối đi chung – Lối đi riêng được xác định như thế nào?

Thưa luật sư, tôi có một thửa đất 300 m2, nay muốn phân chia thành hai thửa nhưng thửa đất phía sau cần có một lối đi nên yêu cầu tôi cắt lối đi cho bất động sản phía sau (Tôi không rõ quy định của Nhà nước là lối đi này bắt buộc là bao nhiêu m). Xin hỏi Luật sư:

+ Lối đi này là lối đi chung hay lối đi riêng? ( Lô đất kia đã có lối đi khác)

+ Sau này tôi có lối đi khác thì tôi có được bán cho hộ liền kề lô đất phía trước không?

+ Hộ liền kề đó hợp thức lối đi đó vào đất của họ có được không?

– Nguyễn Hải Sơn –

Trả lời:

Khoản 1 Điều 254 quy định quyền về lối đi qua như sau: Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Căn cứ theo quy định trên thì nhà nước không quy định cụ thể về chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi qua này, hai bên được quyền thỏa thuận với nhau về kích thước của lối đi, chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Lối đi này được xác định là lối đi qua cho bất động sản phía sau, bạn hoàn toàn có quyền thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản phía sau về việc có sử dụng lối đi đó hay không và mức đền bù mà bên được hưởng quyền về lối đi qua phải trả.

>> Xem ngay:

5. Tranh chấp lối đi chung được giải quyết như thế nào?

Thưa luật sư! Hiện em có một lô đất thổ cư ở xã Mỹ Hạnh, Long An. Đất có sổ hồng cấp năm 2013. Trên bản vẽ sổ hồng có ghi đường đất (nhưng đất ở nông thôn nên không ghi rõ là đường đất bao nhiêu mét). Do điều kiện kinh tế nên giờ em mới có tiền xây nhà, tuần trước em xuống lô đất khảo sát lại tình hình thì không có lối đi vào lô đất nữa. Em có hỏi hàng xóm (mới có 3 nhà ở gần đó) họ nói đường đi đang bị tranh chấp giữa 2 ông chủ ngày xưa chung nhau phân lô bán nền. Giờ họ mâu thuẫn, họ ủi đất, ủi bê tông lên cao, xe máy không đi qua được. Chỉ có thể dắc bộ. Muốn xây nhà cũng không đươc vì xe công xe ben không vào đươc. Giờ ai cũng nói: bán đất cũng không bán được mà xây nhà cũng không xong. Em xin hỏi công ty luật là: trên sổ hồng có hiển thị đường đi vào lô đất. Vậy em có thể xây nhà hay mua bán trao đổi được không? Cách giải quyết nào ổn thỏa ạ? Mong công ty trả lời em sớm. Em cảm ơn rất nhiều.

-Lê Thị Tuyết-

Trả lời:

Điều 254 quy định Quyền về lối đi qua, áp dụng trong trường hợp bạn có lô đất bị vây bọc bởi các lô đất khác, không đủ để đi xe vào thì bạn cần thỏa thuận với các chủ sở hữu bất động sản liền kề để yêu cầu họ dành cho mình 1 lối đi hợp lý sao cho lối đi đó đủ rộng để bạn có thể tiến hành việc xây nhà. Bạn có thể đền bù cho các chủ sở hữu trên một khoản tiền phù hợp để họ tạo điều kiện giúp bạn tiến hành xây nhà một cách nhanh chóng.

Trong trường hợp, chủ đất không mở lối đi cho gia đình bạn thì gia đình bạn có quyền nộp đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi có đất để được giải quyết vì yêu cầu có lối đi vào bất động sản của bạn là hoàn toàn chính đáng và đúng quy định của pháp luật.

6. Tự ý trổ cửa hướng vào lối đi chung?

Chào luật sư, mong được sự tư vấn giúp: Lối đi chung nhà em với một nhà nữa pháp lý rõ ràng là nhà kia được mở cửa hậu ra lối đi chung đó, còn cửa chính nằm hướng khác. Sau khi nhà kia bán chủ mới phân lô dạng sổ hồng chung cất nhà bán và cho quay mặt các nhà trên qua lối đi chung còn lối cửa chính của nhà cũ bít lại để lấy diện tích. Mỗi căn nhà đó khoảng hơn hai mươi m vuông. Vậy xin luật sư cho biết chủ nhà trên trổ cửa như vậy đúng hay sai và làm thế nào để đảm bảo quyền lợi cho gia đình về lối đi trong trường hợp này? Bây giờ, nhà em thành nhà cuối cùng trong tám nhà trên. Nhà em đang . Cảm ơn luật sư giúp đỡ!

-Trần Trung Nghĩa –

Trả lời:

Theo khoản 11 Điều 12 quy định cấm:

“Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.”

Cũng theo Điều 178 quy định về trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề như sau:

“1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.”

Như vậy, không rõ là gia đình bạn và gia đình hàng xóm cũ đã có căn cứ gì cho việc thỏa thuận gia đình đó không được trổ cửa chính không được quay mặt ra phía lối đi chung. Đối với chủ mới của bất động sản liền kề, họ hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm về những thỏa thuận mà chủ cũ đã có với gia đình bạn. Theo quy định của pháp luật dân sự thì họ hoàn toàn có thể trổ của ở vị trí hiện tại chỉ cần không trái các quy định về pháp luật xây dựng nêu trên.

7. Tranh chấp lối đi chung có được làm cổng không?

Thưa luật sư! Gia đình chúng tôi có một thửa đất thổ cư được cấp ở từ năm 1957 có diện tích 998 m2, bố mẹ chúng tôi để lại chia cho 3 anh em chúng tôi (cho tôi, em Dũng và em Cường) vào năm 1992 và có để một lối đi chung cho 3 anh em chúng tôi và đã thể hiện trên sơ đồ, hiện nay chỉ có gia đình chúng tôi ở đây còn lại 2 em tôi không ở đây. Hiện lối đi chung này có phần đầu tiếp giáp với 2 gia đình là nhà ông Nvà gia đình ông Q. Hiện nay, hai gia đình nhà ông N và nhà ông Q có kiện cáo chúng tôi đây là lối đi chung của 3 nhà gồm gia đình nhà tôi nhà ông N và nhà ông Q, vì vậy gia đình tôi không được làm cổng và không được sử dụng một mình. Vậy tôi xin hỏi luật sư như vậy có đúng không ạ? Và gia đình tôi làm cổng ngõ của gia đình chúng tôi có đúng không? Xin luật sư trả lời giúp gia đình chúng tôi với ạ.

-Nguyễn Thị Huế-

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì không biết là ngoài phần đầu tiếp giáp với gia đình ông N và ông Q thì gia đình 2 người này còn lối đi nào khác hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 254 quy định thì chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Như vậy, nếu gia đình ông N và ông Q không còn một lối đi nào khác thì bạn bắt buộc phải để cho họ một phần đất làm lối đi qua hợp lý. Gia đình ông N và ông Q sẽ phải đền bù cho bạn một khoản tiền phù hợp theo thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, nếu gia đình 2 ông không bị vây kín và còn một lối đi khác thì gia đình bạn không cần phải để lối đi qua cho họ và hoàn toàn có thể làm cổng ngõ nếu không ảnh hưởng đến các gia đình khác.

8. Yêu cầu mở lối đi chung thực hiện như thế nào?

Xin kính hỏi công ty tư vấn luật Minh Khuê: Gia đình tôi có nhà thờ trên đất hương hoả, vị trí nhà tôi nằm cuối cùng của xóm (đường làng về đến nhà tôi là hết), trong năm vừa qua nhà hàng xóm phía ngoài (là anh con bác) xây nhà và xây cổng chắn con đường làng về nhà tôi và đương nhiên coi nhà tôi nằm trong khuôn viên nhà anh ấy (nhà tôi có bìa đỏ, còn nhà anh ấy xây trên mảnh đất nông nghiệp), giờ nhà tôi về nhà phải gọi nhà anh ấy mở cổng cho, chúng tôi đề nghị đập bỏ cổng trả lại đường về nhà cho chúng tôi nhưng anh ấy không chấp nhận, gia đình tôi đã viết đơn đề nghị lên chính quyền xã nhưng đến nay là 05 tháng nộp đơn rồi chính quyền xã vẫn chưa có ý kiến. Gia đình tôi rất mong công ty Xin giấy phép tư vấn giúp để chúng tôi có cơ sở, thêm hiểu biết pháp luật để làm việc với chính quyền xã? Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ khoản 11 Điều 12 và Điều 178 quy định về trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề thì trường hợp này anh họ của bạn đã vi phạm pháp luật về việc trổ cửa do có hành vi lấn chiếm không gian đang được sử dụng hợp pháp của gia đình bạn, cũng như của khu vực công cộng khi làm cổng chắn ngang đường làng. Bạn có thể làm đơn khiếu nại tại Ủy ban nhân dân xã. Nếu không được xem xét giải quyết, bạn có thể làm đơn kiện tại tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Khiếu nại tới Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.

>> Xem ngay:

9. Lối đi chung bị UBND cấp huyện thu hồi để bán?

Kính chào luật sư, tôi là C, trú tại Đắk Lắk. Tôi có một nội dung thắc mắc về đất đai như sau, kính mong luật sư tư vấn: Mặt trước nhà tôi quay về hướng nam ở chính diện với quốc lộ 26 (đoạn đi qua thị trấn Eakar, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk); phía đông giáp lối đi có chiều rộng 1,8 mét, dài 27 mét (bên kia lối đi là nhà hàng xóm cũng đang sử dụng lối đi này); phía tây giáp nhà dân; đằng sau nhà là phía bắc giáp với một thửa đất khác đang trồng cây lâu năm, cũng sử dụng lối đi chung này.

Đất nhà tôi được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2004. Năm 2007, tôi làm đơn xin tách thửa để cắt một phần đất và nhà phía sau cho con gái tôi ở (hiện tại cũng sử dụng lối đi chung này và đã đươc UBND huyện đồng ý tách thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 2 thửa riêng). Tiểu sử lối đi chung được hình thành như sau: Cách đây khoảng 30 năm nó là một con đường liên buôn làng, người đồng bào thường dùng đi lấy nước và làm nương, nay không sử dụng nữa vì họ đã sang nhượng lại hết phần đất cho chúng tôi thụ hưởng. Con đường đó dần trở thành ngỏ cụt, bởi vì xung quanh và phía sau đã bị dân lấn chiếm và hợp thức hóa thành đất riêng của họ. Phần trước con đường giờ chỉ còn một ngõ cụt dùng làm lối đi cho 5 hộ gia đình sử dụng chung. Hiện nay, UBND huyện Eakar đã lên kế hoạch trưng thu lại lối đi này để bán sung công quỹ vì lý do không thuộc về ai, như vậy đúng hay sai? Kính mong luật sư tư vấn giúp.

Lối đi chung bị UBND cấp huyện thu hồi để bán ?

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến – Ảnh minh họa

Trả lời:

Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp và các quy định của pháp luật đất đai có quy định về các trường hợp thu hồi đất theo như sau:

– Điều 61 quy định về thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;

– Điều 62 quy định về thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

– Điều 63 quy định về căn cứ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

– Điều 64 quy định về thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

– Điều 65 quy định về thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Đối chiếu trường hợp của bạn đã nêu với các quy định trên thì UBND chỉ có thẩm quyền thu hồi đất trong phạm vi từ Điều 61 đến Điều 65 . Do đó, với lý do thu hồi đất bởi cho rằng “để bán sung vào công quỹ và không thuộc về ai” là hoàn toàn không có cơ sở. Trong trường hợp UBND cấp huyện thu hồi theo đúng quy định của pháp luật với các lý do hợp pháp khác thì khi có quyết định thu hồi cũng là thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ hoặc tạo lập lối đi phù hợp khác cho các hộ dân, hoặc di rời, tái định cư cho các hộ,… và phải tổ chức lấy ý kiến các hộ gia đình liên quan.

Tuy nhiên, nếu như phía các gia đình không đồng ý với quyết định của UBND cấp huyện thì có thể làm đơn khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đối với lối đi chung duy nhất này theo quy định tại Điều 7 :

“1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

Như vậy, các hộ gia đình có lối đi chung này có thể tiến hành viết và gửi đơn khiếu nại đế Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu như không được giải quyết, bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên UBND cấp tỉnh để được xem xét giải quyết, hoặc có thể trực tiếp khiếu nại. Thời hiệu khiếu nại được quy định là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính theo quy định.

>> Tham khảo ngay:

10. Khi chuyển quyền sử dụng đất thì lối đi chung giải quyết như thế nào?

Kính gửi quý công ty: Ông bà tôi có một ngôi nhà từ những năm kháng chiến chống Pháp. Trong những năm 1970, ông bà có bán 4 buồng cho 4 người khác và có giấy chứng nhận tại thời điểm bấy giờ với diện tích sử dụng của 4 buồng đó. Toàn bộ công trình phụ và phần lối đi chung là sử dụng trên đất của gia đình tôi. Cho tới nay, 4 chủ mới đã với diện tích sử dụng như diện tích trước đây nhưng chỉ có gia đình chúng tôi vẫn đóng thuế đất cho khu phụ và lối đi chung. Bây giờ, xin hỏi trong trường hợp gia đình chúng tôi và 4 hàng xóm trên muốn bán tổng thể cả khu nhà trên thì quyền lợi về khu phụ và lối đi chung sẽ giải quyết thế nào? Diện tích khu phụ và lối đi vẫn thuộc tài sản của chúng tôi hay là hàng xóm có được hưởng trong phần đó? Chân thành cảm ơn luật sư.

Khi chuyển quyền sử dụng đất thì lối đi chung giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Khoản 16 Điều 3 quy định:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Theo như bạn cung cấp thông tin, ông bà bạn có ngôi nhà và đã bán 4 buồng cho 4 người khác và 4 chủ này đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích của 4 buồng đó. Tuy nhiên, toàn bộ công trình phụ và lối đi chung vẫn sử dụng trên đất thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn và gia đình bạn vẫn đóng thuế cho khu đất phụ và lối đi chung. Như vậy, 4 chủ kia chỉ có quyền sử dụng đất đối với phần diện tích mà họ đã được cấp giấy chứng nhận còn đất phần phụ và lối đi chung vẫn thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn.

Khoản 1 Điều 168 quy định:

“Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.”

Gia đình bạn vẫn thực hiện nghĩa vụ tài chính đầy đủ, tuy nhiên, bạn không nói rõ gia đình bạn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất với diện tích đất và nhà ở (bao gồm cả khu phụ và lối đi chung) hay chưa nên theo quy định trên, bạn chỉ được thực hiện quyền chuyển nhượng khi đã được cấp Giấy chứng nhận.

Do phần diện tích đất của khu phụ và lối đi chung vẫn thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn nên khi cả gia đình bạn và 4 chủ kia muốn bán cả khu nhà thì gia đình bạn được hưởng giá trị của quyền sử dụng đất đối với khu phụ và lối đi chung đó. Tuy nhiên, đối với công trình phụ xây dựng trên diện tích đất khu phụ đó, nếu là tài sản chung, khi ông bà bạn bán 4 buồng đều thỏa thuận dùng chung công trình phụ trên đó hoặc cả gia đình bạn và 4 chủ kia đều bỏ tiền cải tạo, xây dựng lại công trình phụ thì giá trị đối với tài sản đó được chia theo tỷ lệ tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất mà mỗi gia đình sở hữu hoặc số tiền mà mỗi gia đình bỏ ra để cải tạo công trình phụ. Còn nếu công trình phụ trên khu phụ đó là tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn thì gia đình bạn được hưởng toàn bộ giá trị khi chuyển nhượng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ bộ phận luật sư gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *