Hỏi về chế độ thai sản khi thôi việc, xin nghỉ việc sau khi sinh con ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Luật sư tư vấn về chế độ thai sản khi thôi việc áp dụng với người lao động khi nghỉ thai sản và những vấn đề pháp lý vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục thai sản theo quy định mới nhất của pháp luật hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Hỏi về chế độ thai sản khi thôi việc ?

Thưa luật sư, Em tham gia bhxh từ tháng 2/2017 đến hết ngày 31/01/2018. E đang mang thai và dự sinh ngày 11/08/2018. Thời gian đóng bảo hiểm của e như vậy có đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản không ạ ? Xin cám ơn.

Hỏi về chế độ thai sản khi thôi việc

Luật sư trả lời:

Về điều kiện hưởng chế độ thai sản:

Bạn vui lòng tham khảo bài viết sau:

Xét trường hợp của bạn, không rõ bạn ngừng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là do bạn tự chấm dứt hay phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Nếu nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, bạn cần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 thì khi sinh con bạn sẽ , cụ thể:

– Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên;

– Trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, đóng từ đủ 03 tháng bảo hiểm xã hội trở lên;

– Phải nghỉ để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyền.

Nếu bạn không có chỉ định phải nghỉ dưỡng thai thì bạn phải đáp ứng điều kiện “đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con” theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Về cách tính thời gian 12 tháng trước khi sinh, chúng tôi đã nếu khá rõ trong bài viết tham khảo trên. Đối chiếu với trường hợp của bạn, khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh được tính từ tháng 08 năm 2017 đến tháng 07 năm 2018. Trong khoảng thời gian này, bạn đã đóng được vừa đủ 06 tháng. Bạn sẽ khi sinh con.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Điều kiện nào để ?

Thưa Luật sư, tôi đóng bảo hiểm từ tháng 2/2016 dự kiến sinh vào cuối tháng 7/2016 (31/07/2016). Tính đóng bảo hiểm từ tháng 2 tới tháng 7/2016 là đủ 6 tháng liên tục. Nếu tôi sinh tầm 20-25/7 tôi có được hưởng thai sản không ?

Điều kiện nào để hưởng chế độ thai sản ?

, gọi:

Luật sư tư vấn:

Điều 31 quy định về điều kiện hưởng thai sản như sau :

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”.

Bạn sinh con muốn được hưởng thai sản phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Bạn dự sinh vào tháng 7/2016. Như vậy, khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn là tháng 8/2015 đến tháng 7/2016. Bạn có tháng 2,3,4,5,6,7/2015 đóng bảo hiểm. Nếu bạn sinh con tầm 20/7 đến 25/7 thì bạn vẫn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

3. Bảo hiểm xã hội – Chế độ thai sản ?

I. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản: Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH. cụ thể các điểm như sau:

a) Người làm việc theo , hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.

>> :

II. Điều kiện hưởng chế độ thai sản:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c ở trên phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

III. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai:

Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

VI. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu:

Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mười ngày nếu thai dưới một tháng; hai mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; bốn mươi ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

V. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con:

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây:

a) Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;

b) Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;

c) Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;

d) Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại các điểm a, b và c ở trên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày.

2. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết BHXH thì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều ; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.

4. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các điểm 1, 2 và 3 ở trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

VI. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi:

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.

VII. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:

1. Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc bảy ngày.

2. Khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc mười lăm ngày.

3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại điểm 1 và 2 ở trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

VIII. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

IX. Mức hưởng chế độ thai sản:

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định, mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

X. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con:

1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sau khi sinh con từ đủ sáu mươi ngày trở lên;

b) Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ của người lao động;

c) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

2. Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của .

XI. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản:

1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm.

2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ biên tập

4. Nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không ?

Thưa Luật sư! Em vừa thôi việc tại công ty nhưng em mang thai được 3 tuần bác sĩ khuyên nên nghỉ dưỡng và em vừa quyết định thôi việc lun. Ngày dự sinh của em là tháng 11/12/2018. Vậy em có được hưởng chế độ thai sản không. Em tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 6/2016 đến tháng 3/2018 có đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ ?

Em xin cảm ơn ạ!

Nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không

Luật sư tư vấn:

Điều 31 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi nghỉ dưỡng thai như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;…

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, thời điểm dự sinh của bạn là 11/12/2018. Thời gian 12 tháng của bạn sẽ được tính từ tháng 12/2017 đến tháng 11/2018. Bạn chỉ cần đóng BHXH đủ 03 tháng trong thời gian này là bạn sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Bạn đóng BHXH đến hết tháng 3/2018. Như vậy bạn đã có 04 tháng đóng BHXH (từ tháng 12/2017 – tháng 3/2018), nay bạn nghỉ việc dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì bạn đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư về bảo hiểm thai sản trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: để được giải đáp. Trân trọng./.

5. Có thể chuyển sổ bảo hiểm về địa phương và hưởng thai sản không?

Kính chào luật sư, em có câu hỏi rất mong nhận được sự giải đáp của luật sư: Có thể chuyển sổ bảo hiểm về địa phương và hưởng thai sản không?

Cho em hỏi: tháng 4 này em sinh, em dự định chốt sổ bảo hiểm và nghỉ việc luôn tại công ty. Em đóng bảo hiểm từ tháng 5/2014 đến tháng 3/2015, vậy em có được hưởng chế độ thai sản không? Và nếu cắt sổ bảo hiểm tại công ty em có thể chuyển sổ bảo hiểm về địa phương và tự thanh toán thai sản không ạ? Em xin cám ơn!

Người gửi: HT

>>

Trả lời:

Kính chào bạn HT, rất hân hạnh được trả lời câu hỏi của bạn.

Bạn tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 5/2015 và chốt sổ bảo hiểm xã hội vào tháng 3/2015. Như vậy là bạn có thời gian là 10 tháng tham gia bao hiểm xã hội bắt buộc. Trong trường hợp này, bạn chưa có đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ thai sản.

Điều 28 quy định điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ thai sản là: “Từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con”. Trường hợp của bạn mới có thời gian 10 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi bạn sinh con. Như vậy, bạn đã không đáp ứng điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ thai sản. Do đó, bạn không được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Trân trọng./.

6. Điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản ?

Xin chào Xin giấy phép ! Em tham gia BHXH tại công ty A bắt đầu từ 9/2017 đến tháng 1/2018 nghỉ việc tại công ty A. Tháng 6/2018 em bắt đầu tham gia BHXH tại công ty B và phát hiện có thai. Ngày dự sinh của em là 25/11/2018 và em tham gia BHXH đến 10/2018 thì có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản không ?

Mong luật sư phản hồi tư vấn giúp em.

Điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản

Luật sư tư vấn :

Điều 31 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau :

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Như vậy, theo quy định này thì điều kiện để hưởng Chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà phải nghỉ việc trong thời gian mang thai để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì chỉ cần đáp ứng điều kiện đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 9 cũng hướng dẫn việc xác định thời điểm 12 tháng như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Thời gian nghỉ: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì:

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng Chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng Chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

– Mức hưởng trợ cấp thai sản: Theo quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì:

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng Chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng Chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Thời điểm dự sinh của bạn là tháng 25/11/2018 mà thời gian bạn tham gia bảo hiểm đến T10/2018 là bạn nghỉ việc. Như vậy điều kiện để bạn được hưởng chế độ thai sản bạn phải đáp ứng điều kiện là đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh. Cụ thể là từ tháng 11/2017 bạn tham gia đến hết tháng 1/2018. Và bạn tham gia từ tháng 6/2018 đến hết T10/2018 như vậy bạn có đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội, đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp. Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *