Điều kiện và mức hưởng chế độ thai sản dành cho chồng ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Một trong những vấn đề được nhiều người lao động quan tâm và đặt câu hỏi là chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh con ? Điều kiện để người chồng có thể được hưởng chế độ thai sản, luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Điều kiện và mức dành cho chồng ?

Xin chào Xin giấy phép ! Tôi có đi làm tại công ty từ 9/2015 có tham gia bảo hiểm. Nay vợ tôi sinh cháu nhưng không đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy tôi có dành cho nam hay không ?

Tôi cần phải nộp những giấy tờ gì để được hưởng chế độ đó? Và mức hưởng như thế nào?

Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn !

Luật sư tư vấn:

Điều kiện hưởng :

Điều 31 có quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

1. Người lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
…..
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.”

Về thời gian hưởng chế độ thai sản đối với chồng bạn theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 là:

“2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con”.

Vậy, tùy từng trường hợp khác nhau mà chồng bạn được hưởng chế độ nghỉ khác nhau theo quy định và thời gian nghỉ này sẽ tính cả ngày lễ, ngày tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Về mức hưởng chế độ thai sản

– Mức hưởng: Theo khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

Như vậy, mức hưởng được tính theo công thức sau :

Mức hưởng = Bình quân Lương đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc /24 x số ngày được nghỉ.

Ngoài ra, chồng bạn còn được hưởng chế độ trợ cấp một lần khi có vợ sinh con hoặc nhận con nuôi theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nếu đáp ứng đủ điều kiện sau đây:

“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

[…] Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”

Trợ cấp 1 lần = 2 x 1.300.000 = 2.600.000. Theo Điều 9 Quyết định 636/QĐ- BHXH ngày 22/4/2016. Từ ngày 1/7/2018 Mức lương cơ sở sẽ là 1.390.000đ/ tháng.

Thủ tục, , cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Giấy khai sinh hoặc hoặc giấy chứng sinh của con;

– Giấy xác nhận của cơ sở y tế trong trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật.

– Đối với doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc cần chuẩn bị: Mẫu C70a-HD theo .

– Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc, phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của NLĐ) phải nộp cho Cơ quan BH. Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của nam được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Hướng dẫn kê khai mẫu C70a-HD

– Lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con:

stt

Họ và tên

Số sổ BHXH định danh

Điều kiện tính hưởng

Số ngày được tính hưởng trợ cấp

Hình thức nhận trợ cấp

Ghi chú

Tình trạng

Thời điểm

Từ ngày

Đến ngày

Tổng số

A

B

1

2

3

4

5

6

C

D

VII

Lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con

Số CMTND hoặc số thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của người mẹ

Ngày nghỉ hàng tuần/số con/CMT mẹ/Phương thức sinh hoặc số tuần của con

Ngày đầu tiên nghỉ hưởng chế độ

Ngày cuối cùng nghỉ hưởng chế độ

Tổng số ngày nghỉ hưởng chế độ, không tính cả ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ

  • Bỏ trống nhận TM tại đôn vị
  • CK + số TK NLĐ
  • BHXH nhận tiền trực tiếp tại BHXH
  • DVBH nhận tiền tại tổ chức dịch vụ BH

1

2

– Lao động nam hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con

stt

Họ và tên

Số sổ BHXH định danh

Điều kiện tính hưởng

Số ngày được tính hưởng trợ cấp

Hình thức nhận trợ cấp

Ghi chú

Tình trạng

Thời điểm

Từ ngày

Đến ngày

Tổng số

A

B

1

2

3

4

5

6

C

D

VII

Lao động nam hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con

Số CMTND hoặc số thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của người mẹ

Bỏ trống

Bỏ trống

Bỏ trống

Bỏ trống

  • Bỏ trống nhận TM tại đôn vị
  • CK + số TK NLĐ
  • BHXH nhận tiền trực tiếp tại BHXH
  • DVBH nhận tiền tại tổ chức dịch vụ BH

1

2

=> Hướng dẫn chi tiết kê khai C70a-HD:

Cột A, B: Ghi số TT, Họ tên đầy đủ người hưởng mới phát sinh.

Cột 1: Ghi số sổ BHXH hoặc số định danh người hưởng.

Cột 2: Tình trạng: ghi ngày nghỉ hàng tuần nếu khác Thứ 7 & Chủ nhật; và ghi thêm số con được sinh/số CMTND hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước của người mẹ/phương thức sinh con hoặc số tuần tuổi của con (nếu con dưới 32 tuần tuổi);

VD: LĐ làm việc tại siêu thị, ngày nghỉ hàng tuần là thứ 2; vợ sinh 3 con phải phẫu thuật; số CMT của vợ là 123456789

Thì ghi: Thứ 2/3/CMT123456789/PT

Cột 3: Thời điểm: Để trống theo hướng dẫn Quyết định 636/QĐ-BHXH

Cột 4: Từ ngày: Ngày đầu tiên nghỉ hưởng chế độ

Cột 5: Đến ngày: Ngày cuối cùng nghỉ hưởng chế độ

Cột 6: Tổng số: Tổng số ngày nghỉ hưởng chế độ tính theo ngày làm việc, không tính nghỉ cuối tuần, lễ, tết

Cột 7: Hình thức nhận trợ cấp:

+ Để trống: cơ quan BHXH chuyển khoản cho đơn vị, NLĐ nhận tiền mặt trực tiếp từ đơn vị

+ CK + Thông tin tài khoản của NLĐ nam: cơ quan BHXH chuyển khoản trực tiếp cho cá nhân NLĐ nam khi được duyệt chế độ

+ DVBH: Lao động nam nhận tiền qua tổ chức dịch vụ bảo hiểm

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Hưởng chế độ thai sản vào thời điểm nào?

Chào luật sư. Tôi có câu hỏi xin nhờ luật sư tư vấn giúp. Vợ tôi tham gia bhxh từ năm 2002 đến năm 2009, vợ tôi lập gia đình với tôi và sinh đươc một cháu gái. Trong thời gian mang thai cho đến lúc sinh vợ tôi vẫn tham gia bhxh đầy đủ. Thời gian đó do quên không tìm thấy giấy chứng sinh nên vợ tôi đã không làm thủ tục để hưởng chế độ thai sản.

Giờ (năm 2016) vợ tôi tìm lại được giấy tờ vậy vợ tôi muốn làm thủ tục để được hưởng chế độ thai sản có được không? Đến đâu để làm và thủ tục thế nào? vì giờ vợ tôi làm ở công ty khác ?

Rất mong luật sư tư vấn giúp trường hơp của vợ tôi. Xin chân thành cảm ơn.

>>

Luật sư tư vấn:

Về Điều kiện hưởng chế độ thai sản:

Theo quy định tại Điều 31 :

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt , hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy, nếu vợ bạn đáp ứng được các điều kiện trên thì vợ bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản. Ngoài ra, Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

“Điều 102 Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội…”

Theo đó, nếu vợ bạn sinh con mà vẫn đang làm việc tại công ty thì trong thời gian 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động. Nếu vợ bạn sinh con mà trước đó đã nghỉ việc tại công ty thì vợ bạn có thể nộp hồ sơ bất kỳ lúc nà​o.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

3. Chế độ thai sản sau nghỉ việc được hưởng những chế độ gì ?

Chào luật sư, Nhờ luật sư tư vấn giúp em. Em đóng bhxh từ năm 2013 tới hết 31-05-2018. Hiện em đang mang bầu 2 tháng dự kiến sinh 29-12-2018. Theo luật thai san phải đóng 6/12 tháng trước sinh. Vậy trường hợp của em có được hưởng thai san theo luật bhxh không ạ ?

Em cảm ơn.

Chế độ thai sản sau nghỉ việc được hưởng những chế độ gì ?

Luật sư trả lời:

Về điều kiện hưởng chế độ thai sản:

Bạn vui lòng tham khảo bài viết sau:

Xét trường hợp của bạn, thời gian dự kiến sinh của bạn là 29/12/2018 và bạn dự định chỉ đóng bảo hiểm xã hội tới hết tháng 5 năm 2018. Đúng như theo bạn nói, để được hưởng chế độ thai sản, tại khoản 2 Điều 31 đưa ra điều kiện “phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh”. Mà tình huống của bạn, khoảng thời gian 12 tháng trước sinh của bạn được tính từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 11 năm 2018 (tính theo điểm a khoản 1 Điều 9 ). Trong khoảng thời gian này, bạn đóng được 06 tháng (từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018) nên bạn vừa đủ đáp ứng điều kiện hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, để chắc chắn thì bạn nên đóng thêm vài tháng bảo hiểm xã hội nữa trước khi quyết định nghỉ việc.

Ngoài ra, đối với trường hợp lao động nữ không đóng đủ tối thiểu 06 tháng bảo hiểm xã hội trong thời gian 12 tháng trước khi sinh, vẫn có thể được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể:

– Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên;

– Trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, đóng từ đủ 03 tháng bảo hiểm xã hội trở lên;

– Phải nghỉ để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số: để được giải đáp. Trân trọng./.

4. Điều kiện, thủ tục hưởng chế độ thai sản ?

Thưa luật sư, Em có một câu hỏi cần được tư vấn đó là. Em đã đi làm công ty và đóng bảo hiểm được 1 năm 2 tháng.

Và giờ em đã nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng vào ngày 14/5/2016. Trong quyết định có ghi em nghỉ việc trái luật vì nghỉ trước thời gian báo trước. Và giờ em đang có thai 17 tuần dự kiến sinh là tháng 1/2017. Vậy cho em hỏi em có được hưởng tiền chế độ thai sản của bảo hiểm không ạ?

Rất mong câu trả lời của công ty.

Điều kiện, thủ tục hưởng chế độ thai sản ?

, gọi:

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 31 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Vậy, từ thông tin bạn đưa ra tư vấn thì bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản bình thường. Để hưởng chế độ thai sản thì bạn cần nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.”

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Nghỉ việc có đựơc hưởng trợ cấp thai sản không?

Thưa lụât sư ạ! Em có chút vấn đề xin hỏi ý kiến luật sư nhín chút thời gian giải đáp giúp em với.E đã đi làm công ty và tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 75 tháng (6 năm 3 tháng), em thôi vịêc vào 15/2/2016 đến nay va đang hưởng trợ cấp thất nghịêp 6 tháng, lúc nghỉ việc về quê chưa có việc làm trở lại thì tháng 4/2016 em mang thai, dự sanh vào tháng 1/2017, vì sức khỏe nên em không đi xin vịêc mà nghỉ ở nhà luôn, đến thời gian e sinh em chưa lãnh BHXH một lần.

Vậy xin cho em hỏi trường hợp của em có được hưởng chế độ trợ cấp thai sản khi nghỉ việc không ạ ?

Kính mong lụât sư giải đáp cho em được rõ.Em xin cảm ơn!

Nghỉ vịêc có đựơc hưởng trợ cấp thai sản không?

Trả lời

Theo quy định tại quy định:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn xin thôi việc từ ngày 15/02/2016 và bạn dự sinh vào 01/2017 tức trong khoảng thời gian này bạn không nộp bảo hiểm xã hội. Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định để nhận được tiền trợ cấp thai sản thì bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Xét thấy trường hợp của bạn không đủ điều kiện để nhận trợ cấp thai sản.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

6. Quy định của pháp luật về chế độ thai sản ?

Xin chào luật sư Công ty Xin giấy phép. Thưa luật sư, tôi có một vấn đề liên quan đến mong được luật sư giải đáp. Tôi mới sinh con hôm 2/9/2014. Khi sinh mổ có tiến hành luôn tách bỏ u nang buồng trứng.

Theo chế độ em sẽ nghỉ 6 tháng. Nhưng vì lí do công việc em đã phải đi làm việc sau sinh được 4 tháng rưỡi. Tôi có nghe mọi người nói về chế độ nghỉ dưỡng sức 7 ngày đối với sinh mổ và được hưởng 25% mức lương tối thiểu gì đó. Nhưng chị nhân sự trong công ty tôi nói là: Do tôi tự nguyện đi làm sớm nên không được hưởng tiền đó. Xin luật sư cho tôi biết như vậy có đúng không?

Tôi xin cảm ơn luật sư đã giải đáp.

Người hỏi: N.T.P.T

Quy định của pháp luật về chế độ thai sản ?

Trả lời:

Công ty Xin giấy phép đã nhận được câu trả lời của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến cho công ty. Vấn đề của bạn công ty xin giải đáp như sau:

Theo quy định tại điều 36 luật bảo hiểm xã hội thì nếu bạn đi làm sớm hơn thời gian bạn vẫn được hưởng tiền nghỉ thai sản cho đến hết thời hạn nghỉ thai sản cộng thêm tiền lương của bạn. Tuy nhiên cần đáp ứng điều kiện sau:

– Có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.

– Được người sử dụng lao động đồng ý.

Trường hợp bạn sinh mổ thì theo quy định tại điều 17 về hướng dẫn quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội, bạn sẽ được nghỉ thêm 7 ngày và hưởng cấp dưỡng 25%

Điều 17. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;

b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:

a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;

b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.

Ngoài ra tại điểm 10 Khoản 3 (Bộ LĐ-TB&XH) sửa đổi, bổ sung ngày 30/01/2007 của Bộ LĐTBXH về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP quy định trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP nêu trên.

Như vậy, chị đã đi làm trở lại nhưng cảm thấy sức khỏe còn yếu thì vẫn có thể được nghỉ thêm 7 ngày đối với trường hợp cuả chị là sinh phải phẫu thuật.Chị có thể làm hồ sơ xin giấy xác nhận của bệnh viện về tình trạng sức khỏe của mình, giấy tờ xuất viện cũng như giấy tờ chứng minh là chị sinh phải phẫu thuật gửi đến cho công ty để được hưởng quyền lợi của mình.

Trên đây là những tư vẫn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm Xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *