Công ty không kí hợp đồng lao động sau khi đã hết thời gian thử việc

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính thưa Luật sư. Tôi ký HĐLĐ thử việc với một Công ty Cổ phần với thời gian 60 ngày theo quy định, tuy nhiên sau 17 ngày kể từ ngày kết thúc 60 ngày thử việc thì Công ty mới thông báo kết thúc hợp đồng và chấm dứt công việc thử việc với lý do không phù hợp.

Như vậy, xin Luật sư trả lời Tư vấn giúp tôi:

1- Công ty đã thực hiện đúng hay sai các quy định của Luật Lao động , người LĐ có được đền bù hay khắc phục hậu quả không?

2- Sau đã kết thúc trên nhưng công ty chưa ký HĐLĐ thì tôi thuộc diện LĐ gì ? ( thử việc hay chính thức …?)?

3- Tôi có thể thắc mắc, khởi kiện Công ty đến cơ quan nào và quy trình nào ?

Trân trọng cảm ơn Luật Sư tư vấn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép

Công ty không kí hợp đồng lao động sau khi đã hết thời gian thử việc

Luật sư tư vấn luật lao động về hợp đồng, gọi

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

– Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 của Chính phủ

– Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ

– Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ

2. Nội dung tư vấn:

Thứ nhất, về việc công ty không kí HĐLĐ khi hết thời hạn thử việc

Theo quy định tại điều , bộ luật lao động 2012 thì:

“1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết với người lao động.

2. Trong , mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận”

Căn cứ vào quy định trên thì việc công ty bạn thông báo kết thúc hợp đồng và chấm dứt công việc thử việc với lý do không phù hợp sau 17 ngày kể từ sau khi bạn đã hoàn thành 60 ngày thử việc là không đúng theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, như Điều 7 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP đã quy định:

“Điều 7. Thông báo kết quả về việc làm thử

1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.

2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.”

Căn cứ vào các quy định trên thì khi hết thời gian thử việc, mà Công ty không ký kết HĐLĐ cho bạn, bạn không được thông báo kết quả thử việc mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức.Tuy nhiên pháp luật không có quy định cụ thể trường hợp đương nhiên được làm việc chính thức sẽ tương ứng với loại HĐLĐ có xác định thời hạn bao lâu, do đó cần thiết phải căn cứ vào thỏa thuận tại để biết trường hợp sau khi thử việc đạt yêu cầu thì hai bên sẽ ký HĐLĐ loại gì, dùng làm cơ sở xác định trách nhiệm thực hiện HĐLĐ đã được xác lập đương nhiên sau thời gian thử việc.

Ngoài ra, hành vi không giao kết HĐLĐ sau khi hết thời gian thử việc của công ty được xác định là hành vi vi phạm pháp luật và phải bị xử lý theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo khoản 5 Điều 1 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP) như sau:

“Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ;

b) Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;

b) Thử việc quá thời gian quy định;

c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;

d) Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.”

Một lưu ý nhỏ là mức phạt tại điều này áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân, trường hợp người sử dung lao động là tổ chức thì mức phạt trở thành 4 – 10 triệu đồng. Hay nói cách khác, công ty bạn sẽ bị phạt 7 triệu đồng.

Trường hợp của bạn, khi kết thúc thời gian thử việc Công ty không ký kết HĐLĐ cho bạn, nhưng bạn vẫn tiếp tục làm việc cho Công ty thì HĐLĐ đương nhiên được xác lập. Việc công ty thông báo chấm dứt HĐLĐ là đơn phương chấm dứt HĐLĐ và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về căn cứ chấm dứt và nghĩa vụ thông báo. Trong trường hợp công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái quy định của pháp luật thì theo quy định tại điều 42, bộ luật lao động 2012, công ty phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước”

2. Về việc khởi kiện:

Điều 200, Bộ luật lao động 2012 quy định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là:

“1. Hoà giải viên lao động.

2. Toà án nhân dân”

Trình tự giải quyết của hòa giải viên lao động được quy định như sau:

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết”

Trong trường hợp của bạn, bạn có thể thông qua hòa giải viên lao động để giải quyết, nếu không hòa giải được thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết; hoặc bạn có thể ngay từ đầu nộp yêu cầu tòa án giải quyết mà không cần qua thủ tục hòa giải.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *