Những quyền lợi của người lao động khi bị sa thải ? Thủ tục sa thải nhân viên

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Việc sa thải người lao động phải tuân theo những điều kiện khá chặt chẽ được quy định trong luật lao động, sa thải trái luật sẽ phải bồi thường mọi tổn thất phát sinh thực tế cho người lao động. Do vậy, người sử dụng lao động cần hiểu rõ quy định pháp luật về sa thải, cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Người lao động được hưởng những quyền lợi nào khi bị sa thải ?

Chào luật minh khuê. Tôi làm ở một công ti may mặc được gần 8 tháng. Do tôi nghỉ việc 5 ngày mà không có lí do nên tôi bị sa thải. Vậy tôi có được hưởng lương những ngày đã làm và nữa tháng lương đầu công ti giữ lại không ạ ?

Xin cảm ơn !

Luật sư tư vấn:

Trong trường hợp của bạn, việc sa thải của công ty đối với bạn là đúng căn cứ pháp luật theo khoản 3 Điều 126 khi bạn đã tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng 05 ngày trong 1 tháng.

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 47 Bộ luật lao động 2012 thì công ty có trách nhiệm như sau:

+ Công ty phải thanh toán đẩy đủ tiền lương cho những ngày bạn đi làm đúng quy định từ 7 đến 30 ngày kể từ ngày bạn nhận được quyết định sa thải.

+ Phải hoàn thành các thủ tục hoàn trả sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ khác mà đã giữ của bạn

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Lao động về quyền lợi khi bị sa thải, gọi: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Tư vấn về sa thải lao động khi tự ý nghỉ việc ?

Chào luật sư. Tôi được Ngân hàng ký hợp đồng lao động 12 tháng vào ngày 01/07/2015 với chức danh Trưởng phòng giao dịch (PGD). Trong quá trình công tác của tôi có phát sinh trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, tôi biết nhưng không báo cáo, vì cơ bản khách hàng vẫn trả nợ đầy đủ và có đủ tài sản đảm bảo cho khoản vay (không bị nợ xấu), do tôi cũng muốn duy trì khoản vay để đảm bảo chỉ tiêu.

Dư nợ và lợi nhuận do Ngân hàng giao. Sau khi Ngân hàng phát hiện sự việc thì có Quyết định đình chỉ chức vụ Trưởng PGD của tôi vào ngày 29/03/2016, ngừng mọi hoạt động quản lý, điều hành PGD, giảm lương, và cũng không thuyên chuyển hoặc bổ nhiệm tôi làm công việc mới. Tôi có làm Đơn xin nghỉ việc vào ngày 25/03/2016 nhưng không được Ngân hàng giải quyết cũng như không có một thông báo cụ thể nào, sau 30 ngày nộp đơn tôi không vào Ngân hàng nữa, nhưng vẫn vào giải trình và họp nếu Ngân hàng yêu cầu (Ngân hàng không còn trả lương cho tôi). Sau khi Tạm dừng việc điều hành PGD của tôi Ngân hàng có Bổ nhiệm tạm thời người mới vào vị trí Trưởng PGD và tôi đã tiến hành bàn giao bằng văn bản tất cả công việc cho người mới vào ngày 31/03/2016.

– Đến ngày 19/05/2016 tôi nhận được Thông báo không giải quyết đơn xin nghỉ việc của Ngân hàng, Quyết định miễn nhiệm chức danh của tôi và Quyết định Bổ nhiệm chính thức Trưởng PGD mới. Đến ngày 21/06/2016 tôi có nhận được Thông báo về việc tự ý nghỉ việc, chưa hoàn thành công tác bàn giao (do hồ sơ bàn giao của tôi chưa được Giám đốc chi nhánh ký duyệt), và đề nghị tôi vào Ngân hàng để tiến hành bàn giao. Trong khi tôi đã hoàn thành công tác bàn giao cho người tạm thời điều hành và hiện tại người tạm thời điều hành cũng đã hoàn tất bàn giao cho người chính thức điều hành PGD. Hiện tại tôi đang nuôi Cha mẹ già và vợ mang thai con đầu lòng đã hơn 6 tháng nên việc Sa thải hoặc không giải quyết đơn xin nghỉ việc gây rất nhiều khó khăn cho tôi và gia đình, do tháng 4 tôi chỉ được nhận lương cơ bản, tháng 5 không được nhận lương.

Kính thưa luật sư, cho tôi hỏi về các sự việc như trên Ngân hàng đã làm đúng theo Luật lao động chưa? Và khả năng tôi sẽ bị Sa thải do tự ý nghỉ việc, vậy việc sa thải tôi có đúng theo Luật lao động không? Đến hiện tại trong quá trình quản lý tôi chưa gây bất kì thiệt hại nào cho Ngân hàng và cũng không gây nợ xấu cho Ngân hàng.

Rất cám ơn Luật sư.

>> :

Trả lời:

Bạn và Ngân hàng ký kết hợp đồng lao động 12 tháng – đây là loại hợp đồng xác định thời hạn. Trong quá trình làm việc bạn có hành vi vi phạm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của Ngân hàng, trong trường hợp này Ngân hàng ra quyết định tạm đình chỉ công việc đối với bạn chứ không phải “đình chỉ” chức vụ như bạn cung cấp.

quy định:

Điều 129. Tạm đình chỉ công việc

1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Theo quy định trên trong thời gian này, bạn được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc, và trường hợp tạm đình chỉ này không được quá 90 ngày nếu là trường hợp đặc biệt có tính chất phức tạp và sau khi hết thời gian này, người sử dụng lao động phải nhận bạn trở lại làm việc.

Bạn ký hợp đồng từ với Ngân hàng ngày 1/7/2015 thời hạn 12 tháng và bạn nộp đơn xin nghỉ việc ngày 25/3/2016 nếu bạn thuộc vào một trong các trường hợp quy định tại Điều 37 BLLĐ thì việc chấm dứt hợp đồng lao động của bạn mới được coi là hợp pháp.

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

Thời điểm bạn nộp đơn xin nghỉ việc là trước cả thời điểm bạn bị tạm đình chỉ công việc. Và việc bạn làm đơn xin thôi việc và không đi làm việc không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 37 BLLĐ nên trường hợp của bạn là bạn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Do đó, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bạn phải báo trước cho người sử dụng lao động là 45 ngày, và bạn sẽ không được trợ cấp thôi việc đồng thời phải bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động., nếu không báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Về vấn đề sa thải:

Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Như vậy, theo quy định trên thì sa thải và tạm đình chỉ là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Nếu như sa thải xảy ra khi người lao động vi phạm các lỗi lớn và hậu quả của việc sa thải là hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động sẽ chấm dứt. Còn đối với việc tạm đình chỉ thì sẽ chỉ xảy ra khi người lao động mắc vi phạm mà hành vi vi phạm đó có tính chất phức tạp cần có thời gia xác minh và việc người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, hậu quả của việc này không dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Tuy nhiên, đối với trường hợp bạn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đồng trái pháp luật thì Ngân hàng sẽ không nhận bạn trở lại công ty làm việc nữa, mà sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với bạn chứ không phải sẽ sa thải bạn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Người sử dụng có được tự ý bỏ việc?

Xin chào luật sư ! hiện tôi đang làm công nhân,tôi nghỉ 3 hôm không có lí do và bị người sử dụng lao động sa thải (quy định của công ty khi ký hợp đồng nếu nghỉ 3 hôm ko lí do sẽ cho thôi việc)có được nhận lương những ngày mình đã làm ko ạ?

>>

Trả lời:

Về vấn đề kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc, Điều 31 quy định:

“Điều 31. Kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc

1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

2. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường hợp sau:

a) Do thiên tai, hỏa hoạn;

b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

c) Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

Theo đó, việc bạn tự ý bỏ việc 03 ngày chưa đủ điều kiện để người sử dụng lao động sa thải bạn. Việc sa thải này là sai quy định pháp luật, kể cả trường hợp trong hợp đồng lao động có đề cập, do đó bạn có thể làm đơn khiếu nại lên người sử dụng lao động yêu cầu giải quyết việc này.

Hiện nay pháp luật lao động vẫn chưa có quy định cụ thể trách nhiệm của người sử dụng trong trường hợp sa thải trái pháp luật người lao động nhưng thông thường sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 42 như sau:

“Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước”.

>> Bài viết tham khảo thêm:

4. Người lao động bị xử lý kỷ luật với hình thức sa thải khi nào ?

Kính gửi công ty Xin giấy phép, tôi có một vấn đề mong nhận được sự tư vấn từ Luật sư. Tôi bị công ty sa thải vì lý do đi làm muộn 5 ngày liên tục. Bản thân tôi thấy lỗi của mình chưa nặng đến mức bị sa thải. Vậy luật sư cho tôi hỏi công ty tôi sa thải tôi như vậy có đúng theo quy định của pháp luật không?

Tôi xin cảm ơn!

>>

Trả lời:

Điều 125 quy định:

Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

3. Sa thải.

Theo căn cứ trên thì có 3 hình thức xử lý kỷ luật lao động:

– Khiển trách,

– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức,

– Sa thải.

Đồng thời, điều 126 quy định:

Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Theo căn cứ trên thì người lao động bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong các trường hợp sau

– Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

– Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

– Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Như vậy, việc công ty bạn xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải với lý do bạn đi làm muộn 5 ngày liên tục là không đúng theo quy định của Bộ luật lao động.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *