Xử lý kỷ luật viên chức sinh con thứ ba?

Viên chức sinh con thứ ba thì áp dụng hình thức kỷ luật như thế nào là hợp lý và hợp pháp ? Luật sư của Công ty luật DV Xingiayphepphân tích và tư vấn quy định của pháp luật hiện nay về vấn đề trên, cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Xử lý kỷ luật viên chức sinh con thứ ba?

Thưa luật sư, tôi hiện làm viên chức, ngạch nghiên cứu viên, tháng 9/2018 tôi sinh con thứ 3. Đến tháng 12/2018 tôi bị hình thức kỷ luật khiển trách của cơ quan. Trên quyết định kỷ luật có ghi lý do là vi phạm pháp lệnh dân số, chứ không phải dựa vào căn cứ quy chế của cơ quan ban hành nào cả. Tất cả xét thưởng của năm 2018 tôi không được xét duyệt vì sinh con thứ 3. Nhưng đến năm 2019 tôi cũng không được nhận xét thưởng với lý do vi sinh con thứ 3.

Trong khi 2 năm 2018 và 2019 tôi đều hoàn thành tốt các công việc nghiên cứu được giao. Xin luật sư cho tôi hỏi quyết định kỷ luật của tôi ghi như vậy đã đúng với quy định về xử lý kỷ luật áp dụng đối với viên chức chưa? Thời gian áp dụng kỷ luật sinh con thứ 3 của tôi là 2 năm như vậy có đúng không?

Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật thì trước đây khi thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình nhà nước có chủ trương cấm sinh con thứ 3 đối với công nhân viên chức. Nếu sinh con thứ 3 thì sẽ chịu xử phạt hành chính phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, hay bị khiển trách kỷ luật của cơ quan nơi người đó đang đảm nhiệm chức vụ, đang công tác.

Tuy nhiên, khi có hiệu lực kể từ 31/12/2013 ra đời thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP (đã hết hiệu lực thi hành) về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em đã không đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ ba” nữa.

Đây là một chính sách mở để đối phó với tình trạng già đi của dân số của Việt Nam trong tương lai. Do đó, những quy định xử lý việc sinh con thứ 3 cũng sẽ phải thay đổi đảm bảo tính thống nhất của pháp luật. Điều này có nghĩa là pháp luật hiện tại không cấm việc sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công nhân, viên chức. Pháp luật hiện hành để hở chế độ sinh con thứ ba, nên việc cơ quan nơi nơi người sinh con thứ ba không được viện cớ để xử lý đối với nhân viên cơ quan mình sinh con thứ 3.

Tuy nhiên, hình thức xử lý cụ thể cho mỗi công chức, viên chức vi phạm được thực hiện theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đó đề ra nên cần tham khảo nội quy tại cơ quan người sinh con thứ ba đang làm việc.

Pháp luật để mở quy chế sinh con thứ 3 nhưng lại nhưng lại không ngăn cấm việc nội quy, quy định của cơ quan có quyền xử lý đối với trường hợp nhân viên nơi mình sinh con thứ ba. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ muốn xử lý như thế nào cũng được mà việc xử lý của họ không được vượt quá mức cho phép như việc thu tiền của nhần viên mình cao gấp nhiều lần so với mức lương thu nhập của nhân viên đó, hay không được ép nhân viên mình nghỉ việc khi sinh con thứ ba.

Ví dụ như việc xứ lý Viên chức sinh con thứ 3 theo quy định của Bộ tài chính.

Theo quy định tại như sau:

Điều 5. Quy định về hình thức kỷ luật:

1. Hình thức kỷ luật “Khiển trách”: áp dụng đối với các công chức, viên chức sinh con thứ 3.

2. Hình thức kỷ luật “Cảnh cáo”: áp dụng đối với công chức, viên chức sinh con thứ 4.

3. Hình thức kỷ luật “Cách chức”: áp dụng đối với công chức, viên chức lãnh đạo sinh con thứ 4.

4. Hình thức kỷ luật “Buộc thôi việc”: áp dụng đối với công chức, viên chức sinh con thứ năm trở lên.

Công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, ngoài việc xem xét, xử lý kỷ luật tương ứng với các hình thức kỷ luật nêu trên, trong thời gian thi hành Quyết định kỷ luật, không xem xét, giới thiệu quy hoạch, không đề cử, đề bạt, điều động, luân chuyển theo quy định.

Như vậy vì bạn không nói rõ bạn đang làm viên chức cho cơ quan nhà nước nào nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể được cơ quan bạn sẽ phạt như thế nào là đúng quy định của pháp luật. Bạn hãy căn cứ về quy định của cơ quan bạn để biết chính xác về mức xử phạt dành cho bạn. Còn nếu bạn nói cơ quan bạn khi phạt bạn ghi là phạt về pháp lệnh dân số mà không căn cứ quyết định của cơ quan nào là sai vì pháp lệnh dân số hiện nay sẽ không xử phạt người sinh con thứ ba mà quy định của cơ quan bạn sẽ quy định cụ thể mức phạt trường hợp sinh con thứ ba đối với viên chức.

>> Tham khảo ngay:

2. Tư vấn về việc xử phạt khi sinh con thứ ba ?

Kính gửi luật sư! Tôi đã ly hôn chồng và đã có 2 con, mỗi bên nuôi 1 con. Hiện nay tôi đã có thai với người đàn ông khác, tôi làm thụ tinh trong ống nghiệm. Người đàn ông đó làm đơn xin hiến tặng tinh trùng. Vậy luật sư cho tôi hỏi, tôi đang làm ở cơ quan hành chính sự nghiệp có thu. Trường hợp của tôi thì bị kỷ luật như thế nào, và vi phạm ở khoản nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!

Đổi họ cho con từ họ mẹ sang họ cha

Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Theo Quy định số 102/QĐ-TW năm 2017 quy định về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm, trong trường hợp này là chị sinh con thứ ba, nhưng theo quy định chị sinh con thứ ba ở đây là sinh với người chồng thứ hai, chứ không phải là cùng với một người chồng. Có nghĩa là sinh con thứ ba chỉ được áp dụng đối với cặp vợ chồng mà không tính đến con riêng của vợ hoặc chồng. Do đó, trường hợp của chị sẽ không được tính là sinh con thứ ba nên chị sẽ không bị xử lý kỷ luật theo quy định của điều lệ Đảng.

>> Bạn có thể tham khảo bài viết liên quan:

3. Sinh con thứ ba có bị xử lý kỷ luật đối với công chức ?

Xin chào luật sư, luật sư làm ơn cho tôi hỏi: Tôi có 1 người bạn là công chức nhà nước muốn sinh con thứ 3 có bị xử lý kỷ luật không?

Có bị mất chức không vì bạn ấy đang là một đội trưởng hưởng phụ cấp chức vụ 0,2?

Xin cảm ơn luật sư!

Sinh con thứ ba có bị xử lý kỷ luật đối với công chức ?

Trả lời:

Theo quy định của .

“Điều 5. Quy định về hình thức kỷ luật:

1. Hình thức kỷ luật “Khiển trách”: áp dụng đối với các công chức, viên chức sinh con thứ 3.

2. Hình thức kỷ luật “Cảnh cáo”: áp dụng đối với công chức, viên chức sinh con thứ 4.

3. Hình thức kỷ luật “Cách chức”: áp dụng đối với công chức, viên chức lãnh đạo sinh con thứ 4.

4. Hình thức kỷ luật “Buộc thôi việc”: áp dụng đối với công chức, viên chức sinh con thứ năm trở lên.

Công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, ngoài việc xem xét, xử lý kỷ luật tương ứng với các hình thức kỷ luật nêu trên, trong thời gian thi hành Quyết định kỷ luật, không xem xét, giới thiệu quy hoạch, không đề cử, đề bạt, điều động, luân chuyển theo quy định.”

Như vậy, trong trường hợp này người bạn của bạn chỉ bị xử lý kỷ luật “khiển trách”.

Tuy nhiên, ở mỗi địa phương khác nhau thì Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ ban hành một quyết định xử lý kỷ luật viên chức, công chức riêng và mức độ đối với cán bộ công chức giữ chức vụ và không giữ chức vụ có mức độ áp dụng khác nhau từ khiển trách sang cảnh cáo. Ngoài ra khi bị áp dụng hình thức kỷ luật sẽ ảnh hưởng đến thời hạn nâng bậc lương thường xuyên của cán bộ công chức.

>> Xem thêm nội dung:

4. Là viên chức khi sinh con thứ ba thì có phải chịu phạt không ?

Tôi đang làm việc tại Bảo Hiểm xã hội Việt Nam, đã là viên chức của cơ quan. Nay tôi sắp sinh con thứ ba, theo quy định nội bộ của cơ quan (quy định ra đời từ rất lâu, sau năm 2013 vẫn chưa xây dựng lại). Luật sư làm ơn cho tôi hỏi hiện tại và sau khi tôi sinh con thứ ba thì tôi sẽ phải chịu xử phạt như thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Điều 2 Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số (được sửa đổi bởi Nghị định 18/2011/NĐ-CP) quy định Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con:

“1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);

b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống

7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.”

Như vậy nếu thuộc các trường hợp trên thì bạn sẽ không bị xử lý kỷ luật khi sinh con thứ 3.

Tuy vậy, nếu rơi vào trường hợp sinh con thứ 3 mà pháp luật không cho phép thì Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP hiện tại đang có hiệu lực đã không nhắc đến quy định xử phạt công chức, viên chức khi sinh con thứ 3 nữa. Điều này có nghĩa là pháp luật hiện tại không cấm việc sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công chức, viên chức. Do đó những quy định xử lý việc sinh con thứ 3 cũng sẽ phải thay đổi đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.

Nêu bạn là đảng viên thì trong trường hợp bạn sinh con thứ ba không được pháp luật cho phép thì bạn sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách.

Căn cứ điều 27 về xử lý kỷ luật Đảng viên quy định:

“Điều 27. Vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình

1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bng hình thức khin trách:

a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.

b) Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con đthực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

2- Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).

3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rt nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.”

Tuy nhiên, hiện tại do cơ quan bạn vẫn chưa thay đổi nội quy về việc quy định phạt khi người lao động vi phạm sinh con thứ 3 nên hình thức xử lý cụ thể cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm được thực hiện theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị.

>> Tham khảo ngay:

5. Kiến thực pháp luật về sinh con thứ ba ?

Chào luật Minh Khuê. Tôi có câu hỏi mong được tư vấn. Tôi muốn biết thêm kiến thức pháp luật về việc sinh con thứ 3 ?

Chân thành cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi được hiểu bạn muốn được tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc sinh con thứ ba. Vì vậy, chúng tôi cung cấp thông tin cho bạn liên quan đến vấn đề này dựa trên các khía cạnh:

5.1. Điều kiện sinh con thứ ba

Theo quy định tại Điều 2 thì:

Điều 2. Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con

1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

6. Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có com riêng (con đẻ), chỉ sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống.

6. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.”

Nếu thuộc vào trong các trường hợp trên thì cặp vợ chồng được sinh con thứ ba, mà không vi phạm quy định của pháp luật.

5.2. vấn đề xử lý khi sinh con thứ ba

Trước đây, theo quy định của Quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em có quy định tại Điều 2 là Đảng viên sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ. Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức. Người dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú.

Tuy nhiên, hiện nay (có hiệu lực kể từ 31/12/2013) quy định xử phạt xi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP cũng không đề cập đến việc xử phạt khi sinh con thứ ba. Đây là một chính sách mở để đối phó với tình trạng già đi của dân số của Việt Nam trong tương lai.

Những điều cần lưu ý: Trước đây, đối với việc sinh con thứ ba, ở một số địa phương yêu cầu người có hành vi sinh con thứ ba phải nộp tiền “phí tự nguyện”, tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2016 việc xử phạt hành chính đối với các địa phương này đã được xóa bỏ.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

6. Có bị xử phạt khi sinh con thứ ba không ?

Thưa Luật sư, tôi mới sinh con thứ 3 ngày 13 tháng 11 năm 2018. Mới đây tôi đi làm giấy khai sinh cho con thì bị chính quyền phường Long Sơn phạt 1.500.000 đồng đúng hay sai ? Tôi xin cảm ơn.

Có bị xử phạt khi sinh con thứ ba không ?

Trả lời:

Trước đây, theo quy định của Quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em có quy định tại Điều 2 là Đảng viên sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ. Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức. Người dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú.

Tuy nhiên, hiện nay quy định xử phạt xi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (có hiệu lực kể từ 31/12/2013) quy định xử phạt xi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP cũng không đề cập đến việc xử phạt khi sinh con thứ ba. Đây là một chính sách mở để đối phó với tình trạng già đi của dân số của Việt Nam trong tương lai.

Do vậy, trong trường hợp của bạn khi đi làm khai sinh cho cháu thứ 3 thì bị chính quyền xã phạt 1.500.000 đồng vì sinh con thứ ba là không đúng theo quy định của pháp luật. Do đó, bạn có thể làm đơn khiếu nại quyết định xử phạt gửi Chủ tịch UBND xã để được giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho mình.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *