Xin nghỉ việc khi đang mang thai thì có được hưởng chế độ thai sản ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản và quy định pháp luật lao động về chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ là những vấn đề pháp lý được người lao động quan tâm. Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể quy định về vấn đề trên:

Mục lục bài viết

1. khi đang mang thai thì có ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Tôi vào công ty làm từ tháng 12/2012 đến nay (07/06), hiện tại tôi đang mang thai và có ý định nghỉ việc. Xin hỏi nếu trường hợp tôi nghỉ việc trong thời gian mang thai thì có được hưởng trợ cấp bảo hiểm thai sản hay không ?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Xin nghỉ việc khi đang mang thai thì có được hưởng chế độ thai sản ?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn gửi câu hỏi về bộ phận của Công ty Xin giấy phép. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Vì trường hợp của bạn, bạn không nêu rõ thời điểm bạn sẽ sinh cho nên chúng tôi xin được chia 2 trường hợp :

Trường hợp 1 : Nếu bạn sinh con vào trước ngày 1/1/2016

Như vậy, thời điểm này vẫn áp dụng Luật bảo hiểm xã hội 2006. Điều 28 quy định về điều kiện hưởng như sau:

“Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn sinh ngày 12/2012 đến 7/6/2015. Để được hưởng thai sản thì bạn phải đóng đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh. Bạn không cung cấp về thời điểm sinh con nên chúng tôi chưa thể xác định được bạn có được hưởng thai sản hay không. Bạn vui lòng tham khảo các quy định trên đây để biết thêm chi tiết.

Trường hợp 2: Bạn sinh sau ngày 1/1/2016

Luật áp dụng trong trường hợp này là . Điều 31 Luật này quy định điều kiện hưởng thai sản như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy, bạn cũng phải đóng đủ 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh thì bạn mới được hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Bạn không cung cấp thời điểm sinh nên chúng tôi không thể xác định chính xác cho bạn là có được hưởng hay không.

Tuy nhiên, Luật này có quy định trong trường hợp bạn đã đóng đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chỉ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trường hợp bạn đã đóng đủ bảo hiểm 6 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh mà chấm dứt hợp đồng lao động trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua : . Trân trọng./.

2. Cần làm gì khi công ty ép nhân viên tự nguyện ?

Thưa luật sư, Tôi làm việc cho một công ty nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh. Vừa qua tôi bị công ty yêu cầu nghỉ việc tự nguyện. Tôi không đồng ý và không viết đơn xin nghỉ. Tuy nhiên Tôi bị giám đốc nhân sự của công ty lừa điền thông tin và ký khống vào mẫu văn bản bàn giao tài sản nghỉ việc (termination checklist) với các thông tin sau:

Tên: Nguyễn Văn A. Thời gian nghỉ việc: 31/12/2012. Lý do nghỉ việc: từ chức/lý do cá nhân. Ngày làm việc cuối cùng: 31/12/2012.

Sau đó giám đốc nhân sự tiếp tục yêu cầu tôi viết (resignation lettet) nhưng tôi không làm và không chấp nhận gói hỗ trợ của công ty dành cho tôi nếu tôi nghỉ việc. Ngay lập tức họ trở mặt nói rằng mẫu văn bản bàn giao tài sản do tự tay tôi viết và ký chính là thư xin nghỉ việc rồi. Tôi không chấp nhận luôn nói rằng tôi không xin nghỉ việc. Tuy nhiên, đến ngày 01/02/2013 công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cho tôi làm việc nữa.

Xin quý công ty tư vấn giúp tôi, Tôi phải làm gì trong trường hợp này? Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của quý công ty.

Người gửi: Nguyễn Loan

Cần làm gì khi công ty ép nhân viên tự nguyện xin nghỉ việc ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Xin giấy phép xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Bạn cần xác định xem mình có thuộc trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 dưới đây hay không:

“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này”.

Nếu bạn không thuộc một trong các trường hợp nêu trên, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn là trái pháp luật.

Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

1) Đề nghị hòa giải viên lao động đứng ra giải quyết.

2) Khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở.

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật được quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động năm 2012:

“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”

Ý kiến trả lời bổ sung:

Công ty Xin giấy phép đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Về vấn đề của bạn công ty xin giải đáp như sau:

Điều 41 quy định:

“1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”

Bạn vui lòng kiểm tra lại lý do mà người sử dụng lao động đưa ra có phù hợp với các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động hay không. Trường hợp Công ty chấm dứt hợp đồng lao động với bạn mà không thỏa mãn một trong các trường hợp nêu trên thì được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Điều 42 Bộ luật lao động 2012 quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”

Để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mình, bạn nên nhờ công đoàn cơ sở can thiệp giúp. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với hòa giải viên lao động (tại Phòng lao động – thương binh – xã hội cấp huyện nơi Công ty có trụ sở) hoặc nộp hồ sơ khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nới Công ty có trụ sở để được giải quyết.

Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý:

3. Có được chấm dứt hợp đồng lao động khi lao động nữ có thai ?

Chào luật sư! Em tên Nghị hiện đang làm việc cho công ty yamashita plastic Việt Nam. Em có 1 vấn đề xin hỏi cho bạn em. Bạn em làm công ty Đài Loan, nhưng trong hợp đồng có ghi nếu người lao động mới làm ký hợp đồng chưa được 6 tháng mà mang thai thì sẽ bị nghỉ việc. Vấn đề này có đúng với quy định của pháp luật hay không? Em thấy thắc mắc vì nếu làm 5 tháng rồi có thai thì rất khó khăn cho người lao động khi mất việc ?

Em xin cảm ơn!

>> gọi:

:

Điều 155 quy định về Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như sau:

“1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, , nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố , mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong . Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động”

khoản 7, Điều 4 bộ luật lao động xác định Chính sách của Nhà nước về lao động và :

“Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên”.

Căn cứ vào các quy định nêu trên thì việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nữ vì lý do mang thai đang đi vi phạm quy địnht ại khoản 3 Điều 155 Bộ luật lao động. Quý khách hàng có thể căn cứ vào Điều 37, Điều 41, Điều 42 Bộ luật lao động để đảm bảo quyền và lợi ích của mình.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

4. Nghỉ việc trước khi sinh, công ty không giải quyết vấn đề thai sản?

Thưa Luật sư, tôi muốn luật sư tư vấn giúp tôi về trường hợp vấn đề thai sản khi đã nghỉ việc như sau:Tôi đã đóng BHXH từ tháng 8/2014 đến thời điểm hiện tại, tôi dự định sẽ làm việc ở công ty đến hết cuối tháng 04/2015 thì tôi sẽ xin nghỉ việc hẳn, do vấn đề sức khỏe. Đầu tháng 0/2015 thì tôi sinh con, như vậy tôi có được quyền hưởng chế độ thai sản hay không?

Nếu được thì thủ tục tôi phải làm như thế nào và hồ sơ nộp tại địa chỉ nào? Do tôi đã nghỉ việc trước khi sinh nên công ty không giải quyết vấn đề thai sản giúp tôi.

Xin cám ơn!

Nghỉ việc trước khi sinh, công ty không giải quyết vấn đề thai sản?

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã đóng BHXH từ tháng 8/2014 bạn dự định nghỉ vào tháng 04/2015, dự kiến đầu tháng 10/2015 thì sinh con.

Theo tại điều 28 có quy định về điều kiện hưởng thai sản như sau:

“Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

quy định:

Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Bạn sẽ sinh con vào đầu tháng 10/2015, cho nên khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh được tính từ tháng 10/2014 đến tháng 9/2015. Bạn đóng bảo hiểm từ tháng 8/2014 đến tháng 4/2015, tức là bạn đã đóng 7 tháng bảo hiểm trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh. Cho nên, bạn hoàn toàn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Về hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản thì theo thì hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con. Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao) của con. Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao).

– Đơn của người lao động nữ sinh con (mẫu số 11B-HSB).

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Rất mong hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

5. Nghỉ việc trước khi sinh con có được hưởng thai sản?

Thưa Luật sư. Em bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 9/2014 đến tháng 4/2015. Đến cuối tháng 4/2015 em nghỉ việc và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội nữa. Vậy đến đầu tháng 8/2015 em sinh con như vậy em có được hưởng chế độ thai sản không ạ! Nếu được thì thủ tục thế nào và nộp ở đâu ạ ( BHXH em đóng tại TP HCM) ?

Rất mong nhận được sự tư vấn từ luật sư. Em xin chân thành cảm ơn!

Tên khách hàng: P.T Trang

>> :

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin phép được trả lời như sau:

Điều 28 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Tại khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định “Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.

Như vậy, chỉ cần bạn đóng bảo hiểm đủ 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh thì bạn hoàn toàn có thể hưởng chế độ thai sản mặc dù trước đó bạn đã nghỉ việc. Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã đóng bảo hiểm từ tháng 9/2014 đến tháng 4/2015 tức là bạn đã đóng bảo hiểm được 8 tháng, bạn hoàn toàn có thể hưởng bảo hiểm thai sản.

Về thủ tục được quy định tại về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và tại khoản 2, Điều 53 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của , hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con của người lao động không còn quan hệ lao động, đã thôi việc trước thời điểm sinh con theo đó các giấy tờ bao gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội của người mẹ thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con

– Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con

– Đơn xin hưởng chế độ thai sản (theo mẫu)

Bạn có thể nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh nơi đã đóng bảo hiểm xã hội.

Hi vọng phần tư vấn của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn. Trân trọng./.

6. Mang thai 6 tuần bị sẩy đăng ký bảo hiểm xã hộ thế nào ?

Chào luật sư, Em hiện đang mang thai 6 tuần thì bị sẩy thai vậy em cần những giấy tờ gì để hưởng bảo hiểm xã hội mà trước đó em chưa từng nộp giấy tờ gì về việc em có thai cả ?

Người hỏi: Len Nguyen

Mang thai 6 tuần bị sẩy đăng ký bảo hiểm xã hộ thế nào ?

:

Trả Lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục của công ty chúng tôi. Câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời lời như sau:

Điều 30 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, theo đó:

“Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mười ngày nếu thai dưới một tháng; hai mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; bốn mươi ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần”.

Trong trường hợp của bạn, đối với thai 6 tuần tuổi thì bạn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 20 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Để được hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ bị sảy thai, người lao động nộp cho người sử dụng lao động nơi đang đóng bảo hiểm xã hội hồ sơ đề nghị hưởng. Người sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ đối với từng người lao động; giải quyết và chi trả chế độ thai sản cho người lao động hoặc thân nhân người lao động trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động.

Theo khoản 1 Điều 9 Quyết định 01/QĐ-BHXH năm 2014 về Quy định hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ bị sảy thai gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (mẫu số C65-HD) hoặc giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao), sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao).

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua

Trân trọng!

Bộ phận bảo hiểm xã hội – Công ty luật Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *