Xin nghỉ không lương do động thai có được hưởng tiền thai sản không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Vì nhiều lý do khác nhau người lao động thường có nhu cầu xin nghỉ không lương nhưng vẫn tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản về sau. Vậy, nhu cầu này có hợp pháp không ? Nếu ngừng đóng bảo hiểm xã hội tì có được hưởng chế độ thai sản không ?

Mục lục bài viết

1. Xin nghỉ không lương do động thai có được hưởng tiền thai sản không ?

Chào luật sư, cho em hỏi em đang mang thai đã 3 tháng, dự sinh của em là ngày 29/1/2019. Do bị động thai sức khỏe yếu nên em muốn xin công ty cho em nghỉ không lương từ 7/2018 cho đến ngày sinh.

Hiện em đã đóng bảo hiểm từ tháng 1/2017 cho đến tháng 6/2018 nhưng trong đó có tháng 2/2018 do em không đạt doanh số nên công ty chuyển em làm nên không đóng bảo hiểm t2/2018. Đến t3/2018 em được lên làm lại nhân viên chính thức thì công ty đóng tiếp cho em t4, t5, t6/2018.

Như vậy thời gian đóng bảo hiểm cua em bị ngắt quãng như vậy thì em xin nghỉ không lương từ t7/2018 như vậy có không ạ. Nếu vậy em tự đóng tiếp 3 tháng còn lại được không. Nếu em sinh sớm hơn so với ngày dự sinh 1 tháng hay vài tuần thì co ảnh hưởng đến việc đóng tiếp này không ?

Nhờ luật sư tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn ạ.

Xin nghỉ không lương do động thai có được hưởng tiền thai sản không ?

về điều kiện hưởng chế độ thai sản, gọi ngay số:

Luật sư trả lời:

– Về điều kiện hưởng thai sản:

Điều 31 quy định về như sau

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt , hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

+ Điều kiện để hưởng chế độ thai sản trong trường hợp thông thường là NLĐ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh. Theo thông tin bạn cung cấp thì ngày dự sinh của bạn là 29/01/2019, như vậy thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn được xác định từ tháng 02/2018 đến tháng 01/2019, và trong khoảng thời gian này bạn phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên.

Theo thông tin bạn cung cấp thì trong thời gian 12 tháng trước khi sinh bạn mới chỉ đóng BHXH được 4 tháng (3,4,5,6/2018) vì vậy bạn chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản. Trong trường hợp này bạn phải đóng BHXH bắt buộc thêm ít nhất 2 tháng nữa trong thời gian 12 tháng trước khi sinh kia thì mới đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

+ Điều kiện để hưởng chế độ thai sản trong trường hợp thai yếu, cần nghỉ dưỡng thai là đã đóng BHXH đủ 12 tháng và đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh. Nếu thuộc trường hợp này thì bạn đã đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, bạn phải thuộc trường hợp thai yếu cần phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyền thì mới được áp dụng trường hợp này.

– Về việc sinh trước 01 tháng có ảnh hưởng gì không:

Nếu bạn sinh sớm hơn 1 tháng, tức là vào khoảng cuối tháng 12/2018. Thì thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn được tính từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2018, thời gian đóng BHXH của bạn trong khoảng thời gian này là 05 tháng (1,3,4,5,6), bạn chỉ cần đóng thêm 1 tháng nữa là sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Còn bạn sinh sớm hơn 1 tuần trong trường hợp thực tế của bạn sẽ không có ảnh hưởng gì đến điều kiện hưởng chế độ thai sản của bạn.

– Bạn cần đóng thêm BHXH bắt buộc, bạn lưu ý là không đóng BHXH tự nguyện. Nếu như bạn có thể sắp xếp được thì sau khi nghỉ dưỡng thai được 1-2 tháng thì bạn có thể đi làm lại để đóng thêm BHXH cho đủ điều kiện hưởng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số: để được giải đáp.Trân trọng./.

2. Thai yếu muốn xin nghỉ không lương ? Có không ?

Chào các Anh/ Chị Mình có trường hợp này muốn tư vấn, nhờ các Anh/ Chị giúp dùm: Đơn vị mình có trường hợp muốn nghỉ không lương trước khi thai sản có được hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con không?

Trường hợp 1: NLĐ mới ký HĐLĐ 1 năm từ 01/01/2017, hiện nay bạn có thai, thai yếu muốn sinh nghỉ không lương nhưng vẫn đóng bảo hiểm đầy đủ. Sau 03 tháng nghỉ không lương bạn trở lại làm việc bình thường. Trường hợp này bạn có được hưởng chế độ thai sản theo quy định không?

Trường hợp 2: Trước khi người NLĐ ký HĐLĐ bạn có tham gia BHXH tại 01 đơn vị khác được 3 tháng sau đó nghỉ một thời gian. NLĐ xin vào làm việc tại đơn vị hiện tại và có thời gian thủ việc là 2 tháng và được ký mới ký HĐLĐ 1 năm từ 01/01/2017, hiện nay bạn có thai, thai yếu muốn sinh nghỉ không lương nhưng vẫn đóng bảo hiểm đầy dủ. Sau 03 tháng nghỉ không lương bạn trở lại làm việc bình thường. Trường hợp này bạn có được hưởng chế độ thai sãn theo quy định không?

Rất mong nhận được sự hướng dẫn từ các Anh/Chị luật sư sớm để trả lời cho NLĐ. Trân trọng

Thai yếu muốn xin nghỉ không lương ? Có được hưởng chế độ thai sản không ?

Luật sư trả lời:

Điều kiện hưởng thai sản:

Theo quy định tại điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, để hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì lao động nữ cần phải đáp ứng điều kiện như sau:

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

hướng dẫn cụ thể cách xác định thời gian 12 tháng trước sinh như sau:

1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Với cả hai câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau: Vì bạn không cung cấp thời gian dự kiến sinh nên chúng tôi chưa thể khẳng định người lao động có được hưởng thai sản không. Nếu như người lao động đáp ứng đủ điều kiện mà chúng tôi trích dẫn như trên thì họ vẫn được hưởng thai sản bình thường.

Pháp luật không có quy định về việc xin nghỉ không lương thì không được hưởng thai sản, với cả hai ví dụ của bạn việc người lao động trước khi ký hợp đồng có thử việc hay không, việc xin nghỉ không lương không quyết định đến việc được hay không được hưởng thai sản.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Thai yếu muốn xin nghỉ không lương ? Có được hưởng chế độ thai sản không ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Nghỉ không lương có được hưởng chế độ thai sản ?

Chào Xin giấy phép. Tôi đóng bảo hiểm 11 năm nay tôi nghỉ việc không lương có ảnh hưởng gì đến việc cấp thẻ bảo hiểm và có ảnh hưởng đến chế độ thai sản không ? tôi hiện là giáo viên.

Cảm ơn luật sư.

>>

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của .

“Điều 13. Quyền của viên chức vè nghỉ ngơi.

4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.”

Nếu bạn được đơn vị đồng ý cho nghỉ không hưởng lương thì sẽ xem xết đến thười gian nghỉ không hưởng lương này là bao lâu.

có quy định tại điều 85:

” Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”

Như vậy khi bạn nghỉ việc không hưởng lương trên 14 ngày làm việc trong tháng thì không có căn cứ hưởng lương để đóng BHXH tháng đó nên bạn sẽ không được đóng BHXH tháng đó. Nói nhưu vậy bạn sẽ không được hưởng chế độ từ BHYT trừ TH nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Còn đối với chế độ thai sản bạn cần phải đáp ứng yêu cầu sau:

Căn cứ theo điều 31 của quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản. Nếu chưa đóng đủ thời gian này mà lại nghỉ không lương thì không được hưởng chế độ thai sản.

>> Bài viết tham khảo thêm:

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Ngưng đóng bảo hiểm có được hưởng thai sản không ?

Xin chào luật sư, Cho em hỏi em đóng bảo hiểm công ty a từ tháng 11/2017 đến tháng 4/2018 tại công ty a, do công ty a giải thể nên em ngưng đóng từ t5, t6, tháng 7/2018 tại công ty b e tiếp tục đóng bhxh, em mang thai 2 tháng từ 3/2018 dự sinh tháng 12/2018. Vậy em bị ngưng t5, 6, và đóng 2 công ty khác nhau như vậy em có được hưởng chế độ thai sản không ?

Mong luật sư giải thích giúp e, cảm ơn ạ.

Ngưng đóng bảo hiểm có được hưởng thai sản không?

Luật sư tư vấn:

Để được hưởng chế độ thai sản, bạn phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 31 , cụ thể:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:…

b) Lao động nữ sinh con;…

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Quy định trên cũng không bắt buộc lao động nữ sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội liên tục mới được hưởng chế độ thai sản. Chỉ cần bạn đáp ứng điều kiện “đóng từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con” là bạn có thể được hưởng chế độ thai sản. Như vậy, điều bạn cần quan tâm ở đây không phải là việc đóng bảo hiểm xã hội liên tục hay ngắt quãng mà đó là xác định khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con như thế nào. Điều 9 hướng dẫn về cách tính khoảng thời gian này như sau:

1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn sẽ được xác định như sau:

1. Nếu bạn đi làm đến tận thời điểm sinh con và tháng bạn sinh con (tháng 12) có đóng bảo hiểm xã hội thì khoảng thời gian 12 tháng của bạn sẽ được tính từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018. Trong khoảng thời gian này, bạn đã đóng bảo hiểm xã hội được 9 tháng (nếu bạn đóng liên tiếp từ tháng 7 đến tháng 12) nên bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

2. Nếu bạn nghỉ trước khi sinh (nghỉ trước tháng 12) thì thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn sẽ được tính từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 11 năm 2018. Trong khoảng thời gian này, bạn chỉ cần đóng từ đủ 06 tháng bảo hiểm xã hội là đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số: để được giải đáp. Trân trọng./.

5. Đóng bảo hiểm được 10 tháng thì ngừng có được hưởng thai sản không ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Tôi đóng bảo hiểm từ tháng 6/2013 đến tháng 4/2014 thì ngừng (tháng 5/2014 chốt sổ bảo hiểm). Trong khi đó ngày dự kiến sinh của tôi là 12/10/2014.

Vậy xin hỏi, tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Trường hợp nếu tôi sinh và sau ngày 15/10/2014 thì sao?

Rất mong Luật Sư giành thời gian hỗ trợ giúp thắc mắc nhỏ này,

Trân trọng cảm ơn!

Kính thư

Người gửi: ĐT Thắm

Đóng bảo hiểm được 10 tháng thì ngừng có được hưởng thai sản không ?

:

Trả lời:

Công ty Xin giấy phép đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Chúc bạn mạnh khỏe và thành công.

Về vấn đề của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau: Để biết được bạn có được hưởng bảo hiểm thai sản hay không? cần căn cứ vào:

Điều 28 :

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Điều 14 hướng dẫn khoản 2 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội:

“1. Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

2. Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội.”

quy định tại khoản 1 mục II: “1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Căn cứ vào quy định trên, chia hai trường hợp sau:

+ Trường hợp 1: bạn sinh vào 12/10/2014, thì 12 tháng trước khi sinh của bạn sẽ là 9/2013 – 9/2014. Theo đó, trong 12 tháng này bạn đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ được hưởng hiểm thai sản. Như bạn cung cấp, bạn đóng từ tháng 6/2013 đến 4/2014, vậy tính từ 9/2013 đến 4/2014 thì bạn đã có 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Do đó, bạn đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản.

+ Trường hợp 2: bạn sinh vào ngày 15/10/2014, thì 12 tháng trước khi sinh của bạn sẽ là 10/2013 – 10/2014. Theo đó, trong 12 tháng này bạn đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ được hưởng bảo hiểm thai sản. Bạn đóng từ 6/2013 đến 4/2014, vậy tính từ 10/2013 đến 4/2014 thì bạn vừa tròn 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Do đó, bạn đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản.

Trân trọng cám ơn!

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý: ;

6. Hưởng chế độ thai sản khi đã ngừng đóng BHXH một năm trước sinh ?

Kính chào Xin giấy phép, em có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Em bắt đầu đóng bhxh từ tháng 1/2014 tới hết tháng 7/2014 đến tháng 8/2014 thì em sinh con.

Liệu em có được hưởng chế độ thai sản không ạ? trước đó em đã từng đóng được 2 năm nhưng ngưng hơn 1 năm em mới đi làm lại.

Mong luật sư giúp em!

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: maituyet

Hưởng chế độ thai sản khi đã ngừng đóng BHXH một năm trước sinh ?

:

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục hỏi đáp của công ty, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Điều 28, quy định

Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Theo quy định trên, nếu bạn sinh con và đáp ứng điều kiện là đóng đủ sáu tháng trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh thì sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản.

Bạn bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 1/2014 tới hết tháng 7/2014 và tháng 8/2014 thì bạn sinh con, vậy bạn hoàn toàn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Bạn sẽ được hưởng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trân trọng!

Bộ phận bảo hiểm xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *