Việc áp dụng Luật Thanh tra khi có sự mâu thuẫn với pháp luật thuế ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào Xin giấy phép, tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn.

Theo quy định của Luật sửa đổi quản lý thuế năm 2012 có quy định nếu việc thanh tra thuế khác với Luật Thanh tra thì áp dụng theo Luật thanh tra, vậy cụ thể sự khác nhau với Luật Thanh tra đó là gì ? Mong luật sư giải đáp.

Xin cảm ơn.

Người gửi : P.A

Câu hỏi được biên tập từ  của xin giấy phép.

:

Trả lời:

 

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

>&gt Xem thêm: 

Căn cứ pháp lý:

 

 

 

Nội dung phân tích: 

– Luật quản lý thuế sửa đổi 2012 có quy định nếu việc thanh tra thuế khác với Luật Thanh tra thì áp dụng theo Luật thanh tra. Cụ thể tại :

“Điều 2. khoản 2

2. Các nội dung về thanh tra thuế quy định tại Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 khác với quy định tại Luật thanh tra thì thực hiện theo quy định tại Luật thanh tra.”

– Như chúng ta đã biết thời gian qua, các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra đã có nhiều đổi mới. Luật Thanh tra năm 2010 thay thế cho Luật Thanh tra năm 2004, đã khắc phục về cơ bản những bất cập phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra của các cơ quan nhà nước đối với các hoạt động kinh tế – xã hội. Điểm cải cách nổi bật trong quy phạm pháp luật riêng về thanh tra, kiểm tra thuế thời gian qua gắn liền với sự ra đời của Luật Quản lý thuế năm 2006. Theo đó, lần đầu tiên ở Việt Nam pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế được quy định riêng trong văn bản luật về quản lý thuế. Tuy nhiên đến nay luật quản lý thuế 2006 còn tồn tại một số mâu thuẫn so với pháp luật thanh tra, Luật thanh tra năm 2010 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2011, để đồng bộ với những quy định của Luật Thanh tra đã ban hành, dự thảo Luật có bổ sung quy định tại Điều 2 như sau: “Các nội dung về thanh tra thuế quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra khác với nội dung quy định về thanh tra thuế tại Mục 3 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 thì thực theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra”. Như vậy dự thảo luật đã được thông qua và quy định chính thức trong luật.

– Ví dụ về hạn chế của luật quản lý thuế 2006 tại mục 3 về thanh tra thuế như sau: Thẩm quyền của cơ quan thuế trong thanh tra, kiểm tra thuế còn bị hạn chế. Theo quy định pháp luật hiện hành về thanh tra thuế, cơ quan thuế đã được trao một số quyền quan trọng để đảm bảo hiệu quả thanh tra thuế như quyền khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến trốn thuế, gian lận thuế (Điều 94 Luật Quản lý thuế); các quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép (Điều 90 Luật Quản lý thuế), niêm phong tài liệu, kiểm kê tài sản (Khoản 3 và 4 Điều 69 Thông tư 156/2013/TT-BTC). Tuy nhiên, quyền kiểm kê tài sản chỉ được thực hiện trong thanh tra thuế tại trụ sở DN. Điều này hàm ý rằng, việc kê khai tài sản đã được báo trước vì khi có quyết định thanh tra, người nộp thuế có thể biết rằng họ có khả năng bị kiểm kê tài sản. Tức là, theo quy định pháp luật hiện hành, cơ quan thuế không có quyền kiểm kê đột xuất tài sản của người nộp thuế khi phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế. Điều này đã phần nào làm hạn chế khả năng chứng minh hành vi trốn thuế của người nộp thuế, đặc biệt là trường hợp trốn thuế qua hành vi bán hàng không phản ánh vào sổ sách kế toán.

>&gt Xem thêm: 

Theo quy định pháp luật hiện hành, cơ quan thuế không có quyền kiểm kê đột xuất tài sản của người nộp thuế khi phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế. Điều này đã phần nào làm hạn chế khả năng chứng minh hành vi trốn thuế của người nộp thuế, đặc biệt là trường hợp trốn thuế qua hành vi bán hàng không phản ánh vào sổ sách kế toán.

– Còn nữa, các thủ tục cần thiết phải thực hiện trong thanh tra, kiểm tra thuế, mặc dù đã được bổ sung, song vẫn chưa được quy định đầy đủ trong các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế và quy phạm pháp luật chuyên biệt về thanh tra tài chính. Đó là các quy định về cách thức và thời hạn yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin trước khi tiến hành thanh tra (có nhất thiết phải bằng văn bản không, trong thời hạn bao lâu); thời hạn tạm dừng thanh tra, kiểm tra thuế trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; thời hạn bãi bỏ quyết định kiểm tra trong những trường hợp được bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế theo quy định của pháp luật; quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra lại các kết luận kiểm tra thuế (đã có quy định về thanh tra lại kết luận thanh tra thuế.

Cụ thể hơn tại  Điều 83. Thời hạn thanh tra thuế tại luật quản lý thuế 2006 quy định 

“1. Thời hạn một lần thanh tra thuế không quá ba mươi ngày, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra thuế.

2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra thuế gia hạn thời hạn thanh tra thuế. Thời gian gia hạn không vượt quá ba mươi ngày” 

Còn luật thanh tra 2010 quy định về thời hạn thanh tra hành chính như sau:

“Điều 45. Thời hạn thanh tra hành chính

1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau:

a) Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày;

>&gt Xem thêm: 

b) Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày;

c) Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.

2. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.

3. Việc kéo dài thời hạn thanh tra quy định tại khoản 1 Điều này do người ra quyết định thanh tra quyết định.”

-> Tóm lại việc sửa đổi bổ sung luật quản lý thuế 2006 cho phù hợp với quy định của văn bản pháp luật khác, cụ thể là luật thanh tra 2010 giúp hoàn thiện hành lang pháp lý cho pháp luật Việt Nam.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế.

 

>&gt Xem thêm: 

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *