Vi phạm hợp đồng đào tạo có phải bồi thường không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, tôi có một vấn đề cần tư vấn như sau : Năm 2009, tôi có ký hợp đồng lao động xác định thời hạn với công ty , sau đó có ký tiếp một hợp đồng về đào tạo nâng cao nhân lực theo sau nội dung:

Mục lục bài viết

cam kết sau khi tốt nghiệp ( năm 2011) về công tác sau sự phân công của công ty; nếu không về công tác thì bồi thường gấp 3 lần ( học phí tổng cộng 2 năm học là 50 triệu đồng) và không được nhận lại bằng ( công ty giữ bằng từ năm 2012) .Từ sau khi tốt nghiệp tôi không về công tác theo phân công của công ty; nay sở yêu cầu bồi thường 150 triệu và không được nhận lại bằng. Chính vì thế tôi xin hỏi công ty giữ bằng tốt nghiệp của tôi như thế là đúng hay sai. Nếu tôi bồi thường thì có thể lấy lại bằng hay không. Và phải bồi thường bao nhiêu. Tôi muốn nhờ công ty giúp đỡ cho tôi trường hợp này. Cám ơn công ty rất nhiều

Người gửi : Tigan Phan

Trả lời:

1. Vấn đề về bồi thường khi vi phạm hợp đồng đào tạo

Trước hết, theo như lời anh trình bày thì anh và công ty đã kí , sau đó kí tiếp hợp đồng đào tạo. Sau đó anh đã vi phạm hợp đồng đào tạo với công ty anh. Tuy nhiên trường hợp này vẫn đang tồn tại hai quan điểm như sau:

Cách hiểu thứ nhất: Hợp đồng đào tạo giữa anh và công ty thuộc trường hợp điều chỉnh của Luật Lao động

Hợp đồng đào tạo theo quy định của pháp luật lao động được hiểu là việc hai bên ký hợp đồng đạo tạo nghề trong trường hợp lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người lao động.

Vì vậy khi anh vi phạm hợp đồng đào tạo thì anh sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định tại khoản 3 Điều 62

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Như vậy, chi phí đào tạo của anh trong vòng 2 năm là 50 triệu động, nên vì anh đã vi phạm hợp đồng đào tạo nên phải bồi thường số tiền tương ứng là 50 triệu đồng. Còn với nội dụng hợp đồng phải bồi thường gấp 3 lần chi phí đào tạo của công ty không phù hợp với tinh thân của bộ luật lao động, vì Bộ luật Lao động 2014 chỉ quy định vấn đề hoàn trả chi phí đào tạo.

Quan điểm thứ hai coi hợp đồng đào tạo của anh với công ty như một thỏa thuận dân sự theo quy định của pháp luật dân sự

Với cách hiểu này thì hợp đồng đào tạo của anh giống như thỏa thuận dân sự và thỏa thuận này không trái với quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, anh và công ty có một thỏa thuận dân sự trong đó anh có quyền được chi trả chi phí đào tạo để đi học và có nghĩa vụ phải quay trở lại làm việc cho công ty và nếu vi phạm thì phải bồi thường gấp 3 lần chi phí đào tạo; công ty nơi anh làm việc có quyền được yêu cầu anh trở lại làm việc và được bồi thường khi anh vi phạm hợp đồng và có nghĩa vụ chi trả chi phí đào tạo và bố trí công việc cho anh sau khi hoàn thành khóa học. Vì vậy, khi khi anh vi phạm không thực hiện theo đúng thỏa thuận thì anh phải thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết là bồi thường gấp 3 lần chi phí đào tạo.

2. Vấn đề người sử dụng lao động có được giữ bằng của người lao động hay không

Cũng giống như vấn đề bên trên, luôn tồn tại hai quan điểm về vấn đề này

Nếu theo sự điều chỉnh của Luật lao động, thì người sử dụng lao động không được phép giữ giấy tờ người lao động ( Điều 20). Anh hoàn toàn có thể yêu cầu công ty trả lại giấy tờ cho anh khi anh đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty theo điều 47

Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Nếu theo quan điểm hợp đồng đào tạo của anh với công ty là một thỏa thuận dân sự theo quy định của pháp luật thì anh đã tự nguyện thỏa thuận các quyền và nghĩa vụ của mình, chính vì vậy mà khi anh vi phạm thỏa thuận này thì công ty anh hoàn toàn có quyền giữ lại bằng tốt nghiệp của anh.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *