Vấn đề Hợp đồng lao động hết hạn mà không ký mới hợp đồng và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, tôi ký hợp đồng lao động ngắn hạn với 1 cơ quan nhà nước từ ngày 1/1/2008 cho tới nay cơ quan chưa lần nào thông báo với tôi về để ký hợp đồng mới. Từ ngày đó cho tới nay tôi vẫn làm việc bình thường và hưởng mức lương tối thiểu, không được đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Mục lục bài viết

Ngày 16/4/2018 tôi có nhận được thông báo của cơ quan là sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với tôi. Tôi xin hỏi : 1. Như vậy là do cơ quan nhà nước sai hay do tôi sai. 2. Giờ tôi vẫn tiếp tục được làm việc tại cơ quan thì cơ quan có trách nhiệm gì với tôi.

Trả lời:

1. Khi kết thúc mà không ký mới hợp đồng lao động thì như thế nào?

Theo trường hợp của chị, chúng tôi có thể hiểu rằng chị đã kí hợp đồng lao động xác định thời hạn ( với thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng) với cơ quan nhà nước. Tính đến năm 2018 chị đã làm việc ở cơ quan này hơn 10 năm nhưng không ký mới bất kỳ hợp đồng nào. Theo quy định của bộ luật Lao động 2012, đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn sau khi hết hạn hợp đồng mà vẫn tiếp tục làm việc thì hai bên phải ký ( Khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2012)

Điều 22. Loại hợp đồng lao động

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Với trường hợp của chị, hết 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà chị vẫn tiếp tục làm việc thì có thể hiểu rằng loại hợp đồng của chị đã chuyển sang hợp đồng không xác định thời hạn.

2. Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người sử dụng lao động

– ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG: Có thể khẳng định rằng trường hợp của chị, chị hoàn toàn có quyền được cơ quan nơi chị làm việc đóng bảo hiểm xã hội và theo quy định của pháp luật

Theo điểm a khoản 1 điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, chị thuộc đối tượng bắt buộc phải nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc. Và được hưởng các quyền lợi của với tư cách của người lao động theo Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Điều 18. Quyền của người lao động

1. Được tham gia và hưởng các theo quy định của Luật này.

2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

c) Thông qua người sử dụng lao động.

Đồng thời chị cũng được đóng bảo hiểm thất nghiệp theo điều 43 Luật Việc làm năm 2013:

Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

– ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG : cơ quan nơi chị đang làm việc phải có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho chị theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 theo đó người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội. Và được đóng bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 1 Điều 44 theo đó người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động được ký kết.

Như vậy, trong trường hợp này cơ quan nơi chị làm việc đã vi phạm pháp luật về lao động đối với việc đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

3. Người lao động bị người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Theo lời của chị thì ngày 16/4/2018 tôi có nhận được thông báo của cơ quan là sẽ chấm dứt hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, chị không nói rõ lý do chị bị chấm dứt hợp đồng lao động nên chúng tôi chưa biết được việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của cơ quan chị là việc là đúng hay không đúng pháp luật. Các trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điều 38 :

Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.Tuy nhiên, nếu cơ quan chị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và chị vẫn tiếp tục được làm việc tại cơ quan thì yêu cầu của chị hoàn toàn được chấp nhận

Tuy nhiên, giả sử trường hợp cơ quan nơi chị làm việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và chị vẫn có nhu cầu làm việc tại cơ quan thì yêu cầu của chị hoàn toàn đúng với pháp luật. Cụ thể theo khoản 1 Điều 42 nếu người lao động muốn tiếp tục làm việc thì người sử dụng lao động phải nhận lại người lao động trở lại làm việc.

Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Trong trường hợp chị tiếp tục làm việc tại cơ quan thì cơ quan phải chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề của chị. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *