Tư vấn về quyền lợi của người lao động

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào văn phòng luật Minh Khuê, hôm nay em muốn nhờ văn phòng tư vấn cho em về quyền lợi của người lao động. Em làm tại Trung tâm vận chuyển cấp cứu, đơn vị sự nghiệp nhà nước có thu, trực thuộc Sở y tế của tỉnh, em muốn hỏi mấy vấn đề như sau :

– Thời gian làm việc trong hợp đồng bên em ghi là: Thời gian làm việc 5 ngày, 8giờ theo quy định của nhà nước. Thực tế ra, thời gian làm việc là 24/24h, biên chế làm 1 ngày nghỉ 1 ngày, hợp đồng làm 1 ngày nghỉ 2 ngày, trong đó ngày kế tiếp được tính nghỉ bù, ngày kế tiếp nữa thì tính không lương. Như vậy là có đúng với thời gian quy định của nhà nước hay không

– Cơm công nghiệp: trước đây bên em có chi trả cho nhân viên là 20.000/người, chỉ có bữa trưa, không có bữa tối, hiện nay đã cắt bỏ cơm công nghiệp, nhân viên không được chi trả tiền cơm công nghiệp nữa

– Bảo hộ lao động: Áo blu theo chế độ vẫn có là 2bộ/người/năm. Nhưng 2 năm trước không có, năm nay mới có

– Tiền thưởng ngày lễ: không có.

– Tính công: lương căn bản = lương tối thiểu * hệ số lương / 22 * số ngày công đi làm. Thứ 7, chủ nhật đi làm không được tính công, chỉ được tính tiền trực là 83.000/ ngày

– Chỗ trực đêm: không có giường nghỉ, tất cả phải thức 24/24h. Trước đây có bố trí chỗ nghỉ ngơi nhưng hiện tại đã dỡ bỏ hết. Có 1 phòng để đồ, nhưng không cho chúng em sử dụng, tủ cá nhân để trong phòng đó nhưng chỉ được mở vào buổi sáng để thay đồ, còn lại đóng hết, rất bất tiện trong sinh hoạt.

Em muốn hỏi với cách sử dụng lao động như thế thì người sử dụng lao động đã vi phạm vào những quyền lợi gì? Kính mong văn phòng luật sư giải đáp giúp em.

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi : G.H.T

Tư vấn về quyền lợi của người lao động

 

Trả lời :

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Xin giấy phép, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

– 

2. Nội dung phân tích:

Những quyền lợi mà người sử dụng lao động đã vi phạm

– Thời gian làm việc:

Căn cứ vào Điều 108 Bộ luật dân sự quy định về Nghỉ trong giờ làm việc

“1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.

2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.

3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động.”

Nếu theo như bạn nói là làm việc 24/24 thì người sử dụng đã vi phạm thời giờ nghỉ ngơi.

Theo đó, căn cứ vào Bộ luật lao động 2012:

Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”

Điều 106. Làm thêm giờ

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”

Mà người sử dụng lao động lại bắt bạn làm tận 24h/ngày là trái với quy định pháp luật.

Tuy nhiên vì bạn làm ở Sở y tế, theo Khoản 2 Điều 107 thì đây là trường hợp làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt để bảo vệ tính mạng của bệnh nhân.

“2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.”

Vậy nếu thuộc trường hợp này thì không trái quy định pháp luật.

– Cơm công nghiệp, Áo blu, Chỗ trực đêm: Việc có được cơm công nghiệp, áo blu và cơ sở vật chất hay không phụ thuộc vào những thỏa thuận trong hợp đồng lao động, nếu người sử dụng lao động thay đổi chế độ mà không nói với nhân viên nghĩa là họ đã vi phạm pháp luật.

– Tiền thưởng ngày lễ là khoản bổ sung không bắt buộc có trong tiền lương nên nếu người sử dụng lao động không trả cũng không trái pháp luật.

– Tính công: Căn cứ vào Khoản 3 Điều 90 quy định về tiền lương: “Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”

Và căn cứ vào Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”

Nếu công việc của bạn là nhưng công việc mà bạn giao kết trong hợp đồng lao động thì NSDLĐ đã không trả lươg đúng theo quy định của pháp luật. Còn nếu chỉ là đi trực, không giống với công việc bạn làm thì phụ thuộc vào sự thỏa thuận.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email  hoặc qua tổng đài . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật lao động – Công ty luật Minh KHuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *