Tư vấn về lỗi khi xảy ra va chạm giao thông trên đường hẹp (không chia, không có giải phân cách ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Xe ô tô tải của tôi chạy trên đường liên xã (khá hẹp) không có giải phân cách. Vì vậy, Khi tôi tránh xe đi ngược chiều thì phải đi sát mép đường bên phải dẫn đến va chạm giao thông với xe máy cùng chiều. Vậy trường hợp của tôi phải xử lý thế nào ? Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ: “Xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau:

a) Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;

b) Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;

c) Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container)”.

Theo Điều 11 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT :

“1. Việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.

2. Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:

a) Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;

b) Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.

3. Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộ.”

Trong trường hợp của bạn, xe ô tô tải của bạn lòng rộng 1,8m, chiếc xe tải đi hết 2,2m bên phải phần đường của mình, với tốc độ 30 km/giờ. Con đường đó hẹp, lòng đường chỉ có 3,4m không có dải phân cách. Như vậy, xe ô tô tải của bạn không phải là xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ, do đó, xe bạn được phép lưu hành trên con đường này. Xe bạn đi phía bên phải đường, lòng đường không có dải phân cách nên xe bạn đi hết 2,2m bên phải phần đường của mình là đúng luật.

Đến đoạn đường hơi cua, bạn đã bấm còi báo hiệu cho các phương tiện khác biết. Bạn đi đúng phần đường bên phải theo chiều đi của mình với tốc độ thấp (30km/h), khi cua đã có tín hiệu báo trước cho các xe khác (bấm còi). Bất ngờ, một chiếc xe mô tô chạy ngược chiều, người điều khiển không đội mũ, chạy với tốc độ nhanh đâm vào đầu bên trái xe ô tô của bạn, người điều khiển xe mô tô bị thương. Như vậy, trong trường hợp này, bạn không lấn đường của chiếc mô tô đi ngược chiều. Tai nạn xảy ra không phải do bạn đi sai Luật Giao thông đường bộ mà lỗi thuộc về người lái xe mô tô đi ngược chiều với bạn.

Chiếc xe mô tô đi cùng chiều với xe ô tô của bạn thấy tai nạn nên dừng lại. Theo phản xạ bạn đánh tay lái vào ven đường thì ép chiếc mô tô và người lái xe đó vào mép mương. Lỗi trong trường hợp này thuộc về cả hai bên. Phía người lái mô tô cùng chiều với bạn, người này đã dừng xe mà không có tín hiệu báo trước. Phía bạn, bạn đánh tay lái vào ven đường, ép cả chiếc mô tô đó và người lái xuống mương. Tuy nhiên, cả người và xe mô tô đều không sao.

Theo Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng:

“Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”

Như vậy, thực tế không có thiệt hại xảy ra đối với người này. Do vậy, bạn không có trách nhiệm bồi thường cho người lái mô tô này.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Xin giấy phép biên tập

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *