Tai nạn lao động thì được hưởng chế độ như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Người bị tai nạn lao động sẽ được hưởng những chế độ nào khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, theo đúng quy định của pháp luật? Vấn đề trên sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp dựa trên một số câu hỏi pháp lý cụ thể như sau:

Mục lục bài viết

1. Tai nạn lao động thì được hưởng chế độ như thế nào?

Kính gửi các luật sư! Hôm nay tôi bị tai nạn trong giờ làm việc ở công ty, phải khâu cấp cứu tại cơ sở gần đó nhưng không phải nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu như thẻ BHYT.

Vậy tôi xin hỏi chi phí gồm khâu vết thương, thuốc (cả trong danh mục BHYT và ngoài BHYT như thuốc chống sẹo) có được thanh toán không ạ? Và những ngày nghỉ ở nhà đợi lành vết thương thì tôi có được hưởng lương không? Và được hưởng bao nhiêu % lương ạ? Tôi không nằm viện mà chỉ điều trị ở nhà thì thủ tục giấy tờ phải nộp cho công ty gồm những gì? Tôi mong tin tư vấn từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư. Trân trọng!

Người gửi: H

>> luật lao động về , gọi:

Trả lời:

Thứ nhất, về trách nhiệm của công ty khi bạn bị tai nạn lao động:

Điều 142 quy định về tai nạn lao động như sau:

“1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.”

Điều 45 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

“Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động được quy định chi tiết tại Điều 144 và Điều 145 , theo đó:

– Công ty phải thực hiện thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả: khâu vết thương, thuốc,… đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

– Những ngày bạn phải ở nhà điều trị thì vẫn được trả lương 100% theo hợp đồng lao động theo khoản 2, Điều 144 .

– Ngoài ra tùy theo yếu tố lỗi mà bạn có thể được bồi thường (không do lỗi của bạn) với mức quy định tại khoản 3 Điều 145 hoặc được trợ cấp (nếu tai nạn xảy ra do lỗi của bạn) với mức quy định tại khoản 4 Điều 145 .

Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm:

Bên cạnh trách nhiệm của công ty thì bảo hiểm xã hội cũng chịu trách nhiệm chi trả trợ cấp nếu bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm y tế chi trả nếu bạn có tham gia bảo hiểm y tế.

– Đối với bảo hiểm y tế thì bạn chỉ được chi trả khi bạn nằm viện. Mức hưởng được quy định tại Điều 22, như sau:

“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;

đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

…”

Nếu bạn ở nhà điều trị thì bạn sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả.

– Đối với bảo hiểm xã hội: Nếu bạn là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì để hưởng chế độ tai nạn lao động bạn cần nộp các giấy tờ trên cho công ty. Khi bạn bị tai nạn lao động thì cơ quan bảo hiểm tiến hành chi trả như sau theo Điều 48, 49, 50 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, bạn có thể tham khảo chi tiết .

Thứ hai, các giấy tờ để công ty bồi thường cho bạn?

Đối với khoản tiền bồi thường/trợ cấp mà doanh nghiệp chi trả thì bạn cần nộp các giấy tờ sau:

– Hợp đồng lao động để chứng minh quan hệ lao động giữa bạn và công ty.

– Biên bản điều tra tai nạn lao động.

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động.

– Văn bản để nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.

>> Tham khảo thêm nội dung liên quan:

2. Không ký thì có được chi trả chế độ tai nạn lao động?

Thưa Luật sư, em đi làm được 06 tháng. Trong quá trình làm việc, em bị té gãy tay khi đang làm ở độ cao 4m nhưng em chưa có hợp đồng lao động. Vậy em có được hưởng chế độ gì từ công ty em làm việc không? Và em được hưởng quyền lợi như thế nào? Em xin cảm ơn!

Không ký hợp đồng lao động thì có được chi trả chế độ tai nạn lao động ?

Trả lời:

Tai nạn lao động theo quy định tại Điều 142 quy định như sau:

“1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.”

Bạn bị tai nạn trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc lao động cho nên được xác định là tai nạn lao động.

Điều 144, Điều 145 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động, theo đó, bạn không tham gia bảo hiểm (không ký hợp đồng) cho nên công ty sẽ phải tiến hành thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế. Mặt khác, bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì công ty có trách nhiệm trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội cho bạn. Cụ thể mức chi trả như thế nào còn phụ thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động của bạn.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

3. Chế độ hưởng tai nạn lao động khi bị tai nạn tại công ty?

Chào luật sư, em có vấn đề liên quan đến tai nạn lao động muốn nhờ tư vấn giúp em: công ty em sản xuất nên có vận hành rất nhiều máy móc, người vận hành máy và công nhân có làm việc trực tiếp với nhau. Máy móc hư thì chỉ có người vận hành máy mới được phép sửa chữa còn công nhân không có nhiệm vụ chỉnh máy móc.

Một hôm người vận hành máy không có ở khu vực máy thì máy có gặp sự cố thì công nhân tự ý chỉnh máy và đã xảy ra tai nạn. Cho em hỏi người công nhân đó có được gọi là tai nạn lao động hay không? Và có được hưởng chế độ tai nạn lao động không? Nếu có hoặc không thì dựa vào văn bản luật nào? Cảm ơn luật sư.

Chế độ hưởng tai nạn lao động khi bị tai nạn tại công ty ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 142 quy định về tai nạn lao động thì tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 45 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

“Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Như vậy, theo các quy định trên thì sự cố đối với công nhân trong trường hợp của bạn được coi là tai nạn lao động. Bởi lẽ, sự cố xảy ra tại nơi làm việc việc, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Chính vì sự cố trên là tai nạn lao động nên công nhân trên sẽ được hưởng các chế độ về tai nạn lao động theo quy định của pháp luật. Vấn đề này được quy định tại Điều 144, 145 Bộ luật lao động 2012; Điều 38 .

>> Bài viết tham khảo thêm:

4. Cách xác định mức hưởng chế độ ?

Xin giấy phép, xin tư vấn và hỗ trợ khách hàng về chế độ trợ cấp đối với người lao động khi bị tai nạn lao động theo quy định của pháp luật lao động hiện hành như sau:

Cách xác định mức hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động ?

Trả lời:

Tai nạn lao động được quy định trong như sau:

” Điều 142. Tai nạn lao động

1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

Khi bị tai nạn lao động thì người lao động hưởng các quyền lợi sau:

Thứ nhất về phần chi phí cứu chữa, sẽ do bảo hiểm y tế và người sử dụng lao động đồng chi trả theo quy định tại Điều 144 .

Thứ hai là trong thời gian phải nghỉ việc để điều trị thì người lao động vẫn được hưởng nguyên lương.

Thứ ba là người lao động sẽ được người sử dụng lao động bồi thường theo quy định sau tương ứng vào tỷ lệ thương tật của mình theo Điều 145 .

Thứ tư là người lao động sẽ được hưởng trợ cấp tai nạn lao động từ cơ quan bảo hiểm xã hội nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 45 .

Tùy thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động mà người lao động sẽ được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần hoặc trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng theo quy định trong luật an toàn lao động 2015 như sau:

– Trợ cấp một lần theo Điều 48 .

– Trợ cấp hằng tháng theo Điều 49 .

Thứ năm là người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại Điều 47 .

Thưa luật sư, em có vấn đề mong luật sư giải đáp: trên đường đi làm tăng ca chủ nhật. Em bị trượt hòn đá ngã gãy tay. Vậy cho em hỏi là đây có phải là tai nạn lao động không? Vì em sợ làm chủ nhật nên không được xem là tai nạn lao động ạ. Em rất mong sự giúp đỡ từ luật sư ạ. Em xin chân thành cảm ơn!

>> Trường hợp của bạn là gặp tai nạn trên đường đi làm nếu tai nạn xảy ra trong thời gian hợp lý và trên quãng đường hợp lý trên đoạn đường bạn đi làm từ nhà đến công ty, và việc bạn đi làm việc vào chủ nhật là do sự điều động, phân công từ người quản lý thì được coi là tai nạn lao động và bạn sẽ được các quyền lợi được phân tích ở trên.

Xin phép hỏi luật sư nội dung như sau: Tôi và công ty có ký hợp đồng xác định thời hạn (02 năm). Thời hạn hợp đồng đến hết tháng 10/2018. Vào tháng 08/2018, tôi bị tai nạn lao động tại công ty và hiện vẫn còn đang trong thời gian điều trị. Như vậy, đến thời điểm tháng 10/2018 nếu tôi vẫn còn đang điều trị và hợp đồng hết hạn, công ty không muốn gia hạn hợp đồng với tôi thì các chế độ tai nạn lao động của tôi như chi phí y tế, tiền lương, và chế độ bồi thường, trợ cấp của doanh nghiệp đối với tôi sẽ giải quyết như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

>> Trường hợp này kể cả sau khi hợp đồng lao động kết thúc thì công ty vẫn phải có trách nhiệm chi trả các khoản chi phí khám chữa bệnh cho bạn và vẫn tiến hành việc bồi thường cho bạn theo đúng quy định sau khi bạn điều trị ổn định và tiến hành giám định được tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

Kính gửi xin giấy phép! Em có một câu hỏi về tai nạn như sau: Giờ làm việc của công ty bắt đầu từ 19h. Hôm đó, một bạn nhân viên có việc (nhà có giỗ nên đã uống rượu) nên xin đến muộn lúc 21h. Khoảng 20h, bạn đó rời nhà đến công ty. Trên đường đến công ty do tránh ô tô ngược chiều, bạn đó đã bị ngã xe máy và gãy xương gò má trái vào khoảng 20h30. Vậy cho em hỏi trường hợp này có đươc coi là tai nạn lao động hay không? Xin cảm ơn!

>> Trường hợp này nếu tai nạn xảy ra trên đoạn đường và khoảng thời gian hợp lý nhưng có căn cứ chứng minh nhân viên này có sử dụng rượu, bia thì nhân viên này sẽ không được chi trả chế độ tai nạn lao động theo khoản 6 Điều 11 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH về quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Xin luật sư tư vấn: Một công nhân A mới vào công ty làm việc, chưa được công ty đóng bảo hiểm xã hội. Trên đường đi làm công nhân A bị tai nạn giao thông, được đi viện cấp cứu, sau 3 ngày điều trị trong bệnh viện, công nhân A bị chết. Vậy công ty sẽ phải bồi thường, hỗ trợ cho công nhân A như thế nào. Xin Cảm ơn luật sư.

>> Trường hợp này công ty bạn chưa tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động, thì ngoài khoản tiền bồi thường cho người lao động theo hướng dẫn ở trên thì bạn phải thỏa thuận với người lao động để chi trả cho bạn toàn bộ trợ cấp tai nạn lao động mà lẽ ra người lao động được hưởng từ cơ quan bảo hiểm xã hội.

>> Xem thêm nội dung:

5. Tư vấn về giải quyết chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động?

Xin chào Luật sư, rất mong nhận được sự giúp đỡ tư vấn của Luật sư: Công ty tôi có một lao động sinh năm 1957, làm việc với từ tháng 06/1991 đến nay. Tháng 10/2018 ông bị bệnh và chết. Như vậy, tôi phải giải quyết chế độ cho người lao động này như thế nào ạ? Người lao động này được hưởng những chế độ gì? Công ty có phải ra quyết định thôi việc và thanh toán tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn sự phản hồi của Luật sư!

Người gửi: V.M

Tư vấn về giải quyết chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động /

Trả lời:

Khoản 6 Điều 36 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động có quy định về trường hợp bạn đặt ra như sau:

“6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố , mất tích hoặc là đã chết”.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, người lao động chết thì quan hệ hợp đồng lao động sẽ mặc nhiên chấm dứt.

Người lao động được hưởng những chế độ gì?

Người lao động sẽ được hưởng hai chế độ:

Một là, chế độ trợ cấp thôi việc từ người sử dụng lao động, các khoản tiền lương, tiền công của người lao động trong tại công ty.

Hai là, thân nhân của NLĐ được hưởng chế độ tử tuất từ bảo hiểm xã hội theo Mục 5 Chương III .

Công ty có phải ra quyết định cho thôi việc không?

Trường hợp này, công ty bạn không cần ra quyết định cho thôi việc đối với người lao động. Bởi quyết định cho thôi việc (hoặc quyết định nghỉ việc) chỉ đặt ra khi người lao động có đơn xin thôi việc. Còn trong trường hợp này, nếu như có ra quyết định cho thôi việc thì cũng không có đối tượng.

Về trợ cấp thôi việc đối với người lao động được quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012 như sau:

“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

Khoản 1 Điều 48 nêu trên xác định những trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc là việc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 của Điều 36 . Trong đó có khoản 6 Điều 36 là trường hợp người lao động chết. Do đó, trong trường hợp của bạn, công ty phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã chết. Trợ cấp thôi việc được tính chi trả theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 48 .

Khi người lao động chết, người sử dụng lao động chỉ phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Ngoài ra, thân nhân của người lao động còn được hưởng chế độ tử tuất từ bảo hiểm xã hội.

>> Tham khảo thêm:

6. Xác định chế độ khi bị tai nạn lao động?

Thưa Luật sư. Cháu bị tai nạn trong lúc làm việc, bị lệch xương đốt ngón tay và bị mất móng ngón cái phải khâu. Còn ngón kia phải nắn lại xương và khâu. Cháu muốn hỏi như vậy có được hưởng chế độ gì không ạ? Hiện tại, cháu nghỉ được hơn tuần chưa làm việc? Cháu xin cảm ơn!

Xác định chế độ khi bị tai nạn lao động ?

Trả lời:

Căn cứ Điều 142 và Điều 144 quy định về tai nạn lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, dựa trên thông tin bạn cung cấp, nếu bạn bị tai nạn trong lúc làm việc tại công ty thì bạn sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động từ người sử dụng lao động và từ phía cơ quan bảo hiểm xã hội. Mức hưởng bạn có thể tham khảo các bài viết đã được tư vấn ở trên.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *