Tư vấn về chế độ tai nạn lao động, điều kiện và thủ tục hưởng tai nạn lao động?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chế độ tai nạn lao động là một trong những chính sách an sinh xã hội đặc biệt quan trọng nhằm bù đắp những tổn thất về khả năng lao động cho người lao động khi để xảy ra tai nạn lao động. Vậy, điều kiện và thủ tục hưởng tai nạn lao động được quy định như thế nào? Luật sư tư vấn cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Tư vấn về , điều kiện và thủ tục hưởng tai nạn lao động?

Thưa luật sư, em có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Bên em có trường hợp nhân viên trên đường đi làm bị tai nạn do đâm phải một con chó chạy trên đường, nhân viên này bị ngã xe gây đứt dây chằng và rách sụn chân phải, hiện phải điều trị tại Bệnh viện.

Trường hợp này có được coi là tai nạn lao động không? Nếu là tai nạn lao động thì người lao động có được hưởng các chế độ gì trong những ngày nghỉ không? Chi phí viện phí, chi phí lương cho những ngày nghỉ này tính như thế nào? Phía Công ty có chịu trách nhiệm gì không?

Em xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các quý Luật sư Công ty tư vấn Xin giấy phép!

Người gửi: Nguyễn Thị Tú Quyên

Tư vấn về tai nạn lao động ?

Trả lời:

Tai nạn lao động được quy định chi tiết tại Điều 142 như sau:

“1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.”

Tai nạn có thể xảy do những nguyên nhân khách quan như: thiên tai, hoả hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động hoặc không xác định được người gây ra tai nạn xảy ra tại nơi làm việc. Tất cả những trường hợp trên phải được thực hiện ở địa điểm và thời gian hợp lý.

Như vậy, trường hợp nhân viên của bạn trên đường đi làm bị tai nạn do đâm phải một con chó thì vẫn được coi là tai nạn lao động.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động khi bị tai nạn lao động được quy định tại Điều 144, Điều 145 :

“Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng , bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”

Ý kiến trả lời bổ sung:

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (kể cả thời gian giải quyết các nhu cầu cần thiết trong theo Bộ Luật Lao động quy định như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc).

Tai nạn được coi là tai nạn lao động trong các trường hợp sau:

– Tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi và về trực tiếp giữa nơi làm việc và:

+ Nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người lao động.

+ Nơi người lao động đến nhận tiền lương, tiền công.

– Tai nạn xảy do những nguyên nhân khách quan như: thiên tai, hoả hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động hoặc không xác định được người gây ra tai nạn xảy ra tại nơi làm việc.

Tất cả những trường hợp trên phải được thực hiện ở địa điểm và thời gian hợp lý.

Tai nạn lao động được chia thành 3 loại:

+ Tai nạn lao động chết người: là tai nạn lao động dẫn đến chết người (chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra, …).

+ Tai nạn lao động nặng: người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.

+ Tai nạn lao động nhẹ: là những tai nạn lao động không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên.

Như vậy trường hợp bạn nêu trên nhân viên gặp tai nạn trên đường đi làm có nằm trong các trường hợp của tai nạn lao động.

>> Tham khảo nội dung liên quan:

2. Xác định có phải là tai nạn lao động hay không?

Xin chào xin giấy phép, tôi có trường hợp như sau xin hỏi luật sư: Ngày 29/11/2018 chồng tôi có tham gia đá bóng cho công ty (thời gian đá bóng là sau giờ làm việc và địa điểm là tại sân bóng của công ty) trong quá trình đá bóng không may bị gãy xương thứ 2 ngón tay thứ 3 bàn tay phải (sau đá bóng 1 ngày thấy tay đau và đi viện chụp thì phát hiện gãy như trên). Xin hỏi luật sư là trường hợp của chồng tôi như trên có được tính là tai nạn lao động không và quyền lợi được hưởng của chồng tôi là gì? (Chồng tôi tham gia bảo hiểm từ năm 2007 đến nay)? Tôi xin cảm ơn.

Xác định có phải là tai nạn lao động hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 142 của , tai nạn lao động được quy định như sau:

“Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.”

Đồng thời, theo quy định tại quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động hướng dẫn cụ thể như sau:

“Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.”

Do đó, cần xác định xem việc đá bóng cho công ty của chồng bạn có được xem xét là một nhiệm vụ lao động hay không. Nếu chồng bạn được công ty giao nhiệm vụ đi đá bóng thì trường hợp của chồng bạn sẽ được xem là một tai nạn lao động và được hưởng các chế độ của tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp, chồng bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ tại nạn lao động thì mức hưởng chế độ tai nạn lao động của chồng bạn được hướng dẫn chi tiết tại bài viết sau:

>> Tham khảo bài viết liên quan:

3. Các khoản người sử dụng lao động phải trả cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động

Thưa luật sư, xin hỏi: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Khi xảy ra tai nạn lao động thì trách nhiệm của người sử dụng lao động là phải kịp thời điều tra, sơ cứu, cấp cứu người lao động; đồng thời có trách nhiệm chi trả một số khoản liên quan đến quyền lợi của người lao động. cụ thể:

Các khoản người sử dụng lao động phải trả cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động.

1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động: tiền lương ở đây là tiền lương theo hợp đồng lao động, là bao gồm toàn bộ: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp.

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

– Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

– Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định như trên với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.

Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định trên, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu.

Ngoài các khoản bồi thường thì người sử dụng lao động còn có trách nhiệm:

Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật.

Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.

Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định sau:

“1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợpnội trú.

3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.”

>> Xem thêm:

4. Chi phí người sử dụng lao động phải thanh toán đối với tai nạn lao động?

Kính chào Xin giấy phép. Tôi có câu hỏi mong được giải đáp như sau: Tại công ty em có trường hợp công nhân bị tai nạn lao động đứt dây chằng khớp chân phải phẩu thuật nối lại dây chằng.

Sau khi bị tai nạn công ty đã cấp cứu kịp thời. Sau khi được điều trị và thanh toán viện phí thì người lao động đã làm thủ tục để công ty hoàn lại tiền. Ví dụ trong trường hơp người lao động được chữa trị ở Bệnh viện nhà nước thì chi phí phẩu thuật (giả sử) là 2.000.000 đồng nhưng vì người lao động phẫu thuật ở Bệnh Viện tư nhân nên chi phí cao hơn nhiều (giả sử) 10.000.000 đồng. Và những chi phí khác cũng cao hơn nhiều. Vậy cho em hỏi mình sẽ thanh toán cho người lao động theo mức phí nào? Có quy định nào về mức thanh toán chi phí cho người bị tai nạn lao động không ạ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: T.H

Chi phí người sử dụng lao động phải thanh toán đối với tai nạn lao động ?

mức chi trả đối với tai nạn lao động, gọi:

Trả lời:

Điều 9 hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định:

Điều 9. Chi phí y tế

1. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, người sử dụng lao động phải thanh toán chi phí y tế đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp.

2. Đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế thì người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều này, khuyến khích người sử dụng lao động chi trả chi phí y tế cho những trường hợp người lao động bị tai nạn, bệnh tật khác có liên quan đến lao động.”

Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể trường hợp người lao động khám, chữa bệnh ở bệnh viện tư nhân thì không phải chi trả chi phí y tế, tuy nhiên lại không nêu rõ mức phí cụ thể được bảo hiểm y tế chi trả trong trường hợp này. Bạn có thể gửi công văn đến Trung tâm bảo hiểm xã hội để biết chi tiết.

>> Tham khảo thêm:

5. Những thắc mắc về chế độ tai nạn lao động?

Chào DV Xin Giấy Phép. Tôi làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước. Vừa qua trên đường đi từ nhà ra cơ quan làm việc, tôi có đụng một con chó, té xuống đường bị thương. Tôi đi giám định y khoa tỷ lệ 25%. Trường hợp của tôi có được coi là tai nạn lao động không ? Khi tôi nằm viện điều trị thì bảo hiểm y tế chi trả tiền viện phí cho tôi 80% tuyến tỉnh. Cơ quan tôi làm việc đã lập đầy đủ thủ tục và gửi cho tôi tới cơ quan bảo hiểm xã hội huyện, nhưng cơ quan bảo hiểm xã hội bảo tôi phải thanh toán 100% chi phí nằm viện mà bảo hiểm y tế đã chi trả thì mới được hưởng chế độ tai nạn lao động như vậy có đúng không thưa luật sư? Chi phí mà tôi tự đi khám ở tuyến trên và các chi phí khác (giám định y khoa, tiền thuốc trong quá trình điều trị ) có được thanh toán lại không và ai sẽ thanh toán khoản chi phí đó?

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Tư vấn chế độ bảo hiểm tai nạn lao động?

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 142 có quy định về tai nạn được coi là tai nạn lao động, theo đó, căn cứ vào quy định này thì tai nạn được coi là tai nạn lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở. Dựa trên các tình tiết bạn nêu trên thì tai nạn mà bạn xảy ra trên đường đến cơ quan sẽ được xem là tai nạn lao động.

Trong trường hợp này bạn được thanh toán 80% theo bảo hiểm y tế đối với nơi khám chữa bệnh ban đầu là đúng với quy định của pháp luật được quy định tại Điều 22 .

Ở đây phía bảo hiểm nói là bạn phải thanh toán 100% chi phí nằm viện mà bảo hiểm y tế đã chi trả thì bạn mới được hưởng chế độ tai nạn lao động là không hợp lý. Vì chế độ bảo hiểm y tế và chế độ bảo hiểm tai nạn lao động là hai chế độ khác nhau, nó có đối tượng điều chỉnh riêng. Mặt khác tại Điều 45 có quy định về điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động:

Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Những điều cần lưu ý: Trong trường hợp này thì cơ quan bảo hiểm xã hội nói như vậy là không đúng với quy định của pháp luật và nếu họ không chi trả thì bạn có quyền .

>> Tham khảo bài viết liên quan:

6. Bị tai nạn ngoài giờ lao động có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Chào Luật sư: Công ty tôi có trường hợp bị tai nạn giao thông ngoài giờ làm việc. Vậy xin hỏi luật sư trường hợp trên có được thanh toán Bảo hiểm xã hội không? Nếu có thì cần làm những thủ tục gì ạ? Xin cảm ơn!

Những thắc mắc về chế độ tai nạn lao động ?

gọi:

Trả lời:

Điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định tại Điều 45 thì nếu người lao động công ty bạn bị tai nạn giao thông thuộc một trong những trường hợp tại Điều 45 và mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì mới được hưởng chế độ tai nạn lao động theo :

– Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

– Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

– Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động (mẫu số 05A-HSB kèm theo ).

– Biên bản điều tra tai nạn lao động theo quy định.

– Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp điều trị ngoại trú.

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

– Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau:

+ Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao có chứng thực).

+ Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao có chứng thực).

Lưu ý: trường hợp nộp bản chụp, đề nghị mang theo bản chính để đối chiếu.

Nộp lên cơ quan bảo hiểm nơi công ty tiến hành nộp bảo hiểm.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *