Tư vấn về xử lý vi phạm giao thông?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào xin giấy phép, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Tôi có đi xe máy chở 3 trong khi đang đi thì gặp Công an giao thông bạn tôi điều khiển phương tiện nhưng thấy Công an giao thông sợ quả bỏ chạy.

Bị Công an giao thông đuổi theo và yêu cầu dừng phương tiên, nhưng khi đó bạn tôi sợ quá bỏ chạy, tôi ở lại nhưng các đồng chí ấy không đồng ý giải quyết và đã tịch thu xe đưa về đồn, khi đó chúng tôi không ký biên bản giữ xe, cũng không ký biên bản xử lí vi phạm. Vậy cho tôi hỏi trường hợp của tôi có bị giữ xe không, và  trong thời gian bao lâu? Tôi phải làm thủ tục gì để nhận lại xe? Công an giao thông làm vậy có đúng không?

Xin chân thành cám ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép.

Tư vấn về xử lý vi phạm giao thông?

:

 

Trả lời

Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Liên quan đến vấn đề của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ;

của Chính phủ : Quy định trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;

2. :

* Xác định lỗi vi phạm

Đối với lỗi xe máy sẽ bị xử phạt theo điểm l khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Theo đó, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền:

“Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi chở theo 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe”.

CSGT ngoài nhiệm vụ điều khiển giao thông thì trong Luật Giao thông đường bộ còn quy định CSGT thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Người tham gia giao thông không những phải chấp hạnh hiệu lệnh của CSGT khi điều khiển giao thông mà còn cả trong khi tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của sĩ quan, hạ sĩ quan CSGT làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ:

“1. Hiệu lệnh dừng phương tiện của CSGT làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được thực hiện thông qua tín hiệu dừng phương tiện, bao gồm:

a) Bằng tay, gậy chỉ huy giao thông;

b) Còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra;

c) Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, Barie hoặc rào chắn.”    

Do vậy, khi có một trong các tín hiệu này, các phương tiện giao thông phải dừng xe theo hiệu lệnh. Người tham gia giao thông không những phải chấp hành hiệu lệnh của CSGT khi điều khiển giao thông mà còn cả trong khi tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Khi có hiệu lệnh dừng xe của CSGT mà chủ phương tiện không chấp hành, bỏ chạy thì theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP, đây được coi là hành vi vi phạm:

“Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông”. Mức xử phạt được quy định đối với người điều khiển xe máy như sau:

“Đối với người điều khiển, xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong một tháng”. (Điểm m Khoản 4, Điểm b Khoản 10, Điều 6).

Như vậy, trong trường hợp này thì có lỗi vi phạm pháp luật giao thông: Thứ nhất, bạn của bạn đã trở theo 2 người trên xe nên vi phạm điểm l khoản 3 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP mức xử phạt là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; Thứ hai, hành vi bỏ trốn sẽ vi phạm điểm m khoản 4 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong một tháng.

* Quy định về tạm giữ phương tiện

Tại khoản 2 Điều 75 Nghị định 71/2013/NĐ-CP quy định: “2. Để bảo đảm thi hành hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật …”

Tại khoản 6 và khoản 7 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:

“6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.

7. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.”

Như vậy, để đảm bảo cho việc đảm bảo thi hành quyết định xử phạt thì CSGT có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự pháp luật quy định. Trong trường hợp không có các loại giấy tờ nêu trên thì CSGT sẽ lập biên bản tạm giữ phương tiện trong vòng 7 ngày.

Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chínhquy định: “Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề”

Trong trường hợp bạn không ký vào Biên bản xử lý vi phạm, cũng như Biên bản tạm giữ phương tiện thì các Biên bản này vẫn có thể là căn cứ hợp pháp để ra Quyết định xử phạt nếu có chữ ký của người chứng kiến.

Trong vòng 07 ngày kể từ ngày lập biên bản thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ phải ra Quyết định xử phạt (trong biên bản thường hẹn tối đa 7 ngày người vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý).

Đến ngày hẹn trong biên bản bạn sẽ tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục xử lý vi phạm để nhận quyết định phạt hành chính , rồi mang quyết định tới kho bạc để đóng phạt, mang biên lai đóng phạt về đến nơi tạm giữ phương tiện để nhận lại phương tiện.

Trân trọng./.

Bộ phận giao thông – Minh Khuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *