Tư vấn về chế độ hưởng lương khi không có hợp đồng lao động?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính gửi: Luật sư Tôi tên là Hương, là nhân viên thuộc phòng kế toán tại Công ty TNHH Jiang Men Technology Việt Nam – TP Thủ Dầu Một, Bình Dương (trình độ Đại học, kinh nghiệm 10 năm). Tôi vào làm việc từ ngày 24/06/2015, khi phỏng vấn 2 bên thỏa thuận: thử việc 3 tháng, mức lương 7 triệu + cộng thêm tiền phụ cấp xăng. Sau thử việc lương 8 triệu + cộng thêm tiền tiện thoại, xăng. Từ khi vào công ty làm việc đến nay tôi chưa nhận được bất kỳ một hợp đồng lao động nào.

Tiền lương được trả mỗi tháng như sau:

Lương T6: Lương cơ bản: 6.200.000đ + khoản khác 280.000 + chuyên cần 260.000 + tiền xăng 260.000 + tăng ca tính trên lương cơ bản.

Lương T7: Lương cơ bản: 6.200.000đ + khoản khác 280.000 + chuyên cần 260.000 + tiền xăng 260.000 + tăng ca tính trên lương cơ bản.

Lương T8: Lương cơ bản: 6.200.000đ + khoản khác 280.000 + chuyên cần 260.000 + tiền xăng 260.000 + tăng ca tính trên lương cơ bản.

Lương T9: Lương cơ bản: 3.100.000đ + khoản khác 3.640.000 + chuyên cần 250.000 + tăng ca tính trên lương cơ bản.

Lương T10: Lương cơ bản: 3.100.000đ + khoản khác 3.640.000 + chuyên cần 260.000 + tăng ca tính trên lương cơ bản.

Lương T11: Lương cơ bản: 3.100.000đ + khoản khác 3.640.000 + chuyên cần 250.000 + tăng ca tính trên lương cơ bản.

Lương T12: Lương cơ bản: 3.100.000đ + khoản khác 3.640.000 + chuyên cần 250.000 + tăng ca tính trên lương cơ bản.

Cuối tháng 12/2015, công ty đã ký bù Hợp đồng lao động (6 tháng) và tính trả tiền phép năm cho tất cả CBCNV, riêng có tôi là công ty không cho ký HĐLĐ và không đưa ra bất kỳ lý do nào và không cho hưởng phép năm. Trong trường hợp này tôi không biết mình phải làm gì để được hưởng các quyền lợi. Rất mong Luật sư tư vấn cho tôi. Trân trọng cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của công ty Xin giấy phép

:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

I. Cơ sở pháp lý:

II. Nội dung phân tích

Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật lao động 2012:

Hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản và phải được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Đối với một số công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng. Trong trường hợp giao kết bằng miệng, thì các bên đương nhiên phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động.

Như vậy theo quy định tại Điều 28 thì hợp đồng của bạn và công ty bắt buộc phải được lập bằng văn bản trong trường hợp giữa bạn và công ty chỉ có thỏa thuận bảng lời nói như vậy thì hợp đồng đó vi phạm quy định về hình thức của hợp đồng

Bên cạnh đó, Điều 50 và Điều 52 Bộ luật Lao động năm 2012 cũng quy định về các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu như sau:

– Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật;

+) Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền;

+) Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm;

+) Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

– Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

– Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.

Như vậy, có thể thấy Bộ luật Lao động năm 2012 không quy định trường hợp hợp đồng vô hiệu về hình thức nên nếu như bạn và công ty ký kết hợp đồng bằng lời nói cũng không ảnh hưởng đến hiêu lực của hợp đồng. Và khi có tranh chấp lao động xảy ra thì theo quy định tại Điều 200, 201 Bộ luật Lao động bạn có thể giải quyết theo trình tự là nhờ hòa giải viên lao động, nếu không hòa giải được hoặc hòa giải không thành thì tranh chấp của bạn mới có thể yêu cầu Tòa án giải quyết được.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật lao động.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *