Mức xử phạt vi phạm giao thông khi có nồng độ cồn trong người?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Công ty luật DV Xingiayphepvới nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, đặc biệt là các mức xử phạt vi phạm khi tham gia giao thông có nồng độ cồn trong người và các vấn đề pháp lý khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Mục lục bài viết

1. Mức phạt xử phạt khi điều khiển xe máy mà có sử dụng rượu?

Xin chào luật sư, em có một vấn đề xin luật sư tư vấn giúp như sau: Em với bạn có điều khiển xe gắn máy khi đi dự tiệc có uống chút rượu, khi đi về thì bị Cảnh sát giao thông thổi vào và yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn. Lúc đó, em không đồng ý kiểm tra. Sau một lúc tranh cãi thì Cảnh sát giao thông lập biên bản với nội dung vi phạm là không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn. Lúc đó, em không ký biên bản, Cảnh sát giao thông đưa em 02 tờ, 01 tờ ghi lỗi phạt và 01 tờ giữ xe. Sau đó, thì cảnh sát giao thông giữ xe và bằng lái xe của em. Xin nhờ luật sư tư vấn giúp em về trường hợp trên và mức phạt như thế nào? Xe em bị tạm giữ như vậy có đúng luật không? Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 6 quy định về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe:

– Điều khiển xe chạy quy định trên 20 km/h;

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Cũng theo quy định tại Điều 78 về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm thì để ngăn chặn ngay , người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của :

– Điểm a Khoản 6; Điểm b, Điểm d Khoản 8; Khoản 9; Khoản 11 Điều 5;

– Điểm b Khoản 5; Khoản 6; Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 6;

– Điểm c Khoản 4; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;

– Điểm d, Điểm đ Khoản 4 (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện); Khoản 5 Điều 8;

– Khoản 5 Điều 11;

– Khoản 4; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 16;

– Khoản 3 Điều 17;

-Điểm a, Điểm b, Điểm đ Khoản 1; Điểm c Khoản 2 Điều 19;

– Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21;

– Điểm b Khoản 6 Điều 33.

Để bảo đảm thi hành hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của . Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của , nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong , người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.

Với trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ bạn có thể bị phạt từ 3 triệu đến 4 triệu đồng. Việc Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện của bạn là đúng với quy định của pháp luật.

2. Điều khiển xe ô tô khi say rượu xảy ra tai nạn thì xử lý như thế nào?

Xin chào luật sư. Tôi có câu hỏi muốn luật sư giải đáp như sau: Ba tôi đi xe ô tô trong tình trạng say rượu và đã xảy ra tai nạn với ô tô khác. Phía bên kia không bị sao, riêng ba tôi bị thương nặng phải đưa đi gấp. Tôi có nghe là nếu điều khiển xe khi say rượu dù có đúng khi xảy ra tai nạn cũng coi như là sai vì ba tôi say rượu. Nhưng khi đó không có bộ phận nào đứng ra đo nồng độ cồn của ba tôi và không xác định được ba tôi có vượt quá nồng độ cồn cho phép không. Vậy tôi xin hỏi ba tôi điều khiển ô tô trong khi say có phải chịu sai hoàn toàn không và sau này xử lý ba tôi có bị lỗi say xỉn khi tham gia giao thông không? Mặc dù không có trong biên bản là đã say xỉn vì không đo được nồng độ cồn và chỉ có những người xung quanh biết ba tôi say thôi? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Trong trường hợp này, vì bạn không trình bày rõ nên chúng tôi xin chia làm các trường hợp như sau:

Thứ nhất: Nếu ba bạn tham gia giao thông đi đúng làn đường, tốc độ và có đầy đủ giấy phép khi tham gia giao thông, người gây ra tai nạn trong trường hợp này là bên còn lại thì ba bạn có thể bị xử phạt với việc sử dụng nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Thứ hai: Nếu người gây ra tai nạn là ba bạn, đồng thời ba bạn sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông thì mức xử phạt của ba bạn sẽ cao hơn đồng thời nêu xác định do lỗi của ba bạn thì ba bạn sẽ phải bồi thường cho bên còn lại nếu có thiệt hại gây ra. Trong một số trường hợp, hành vi sai phạm của ba bạn nếu có dấu hiệu phạm tội thì ba bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của .

Như vậy, vấn đề xử lý và áp dụng mức phạt như thế nào còn phụ thuộc vào quá trình xác minh, điều tra của cơ quan có thẩm quyền.

3. Điều khiển xe khi sử dụng gây tai nạn chết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Xin chào luật sư, xin cho hỏi: Em tôi lái xe ô tô 4 chỗ có đầy đủ giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm bắt buộc, đăng kiểm, chở theo vợ đâm vào bánh sau bên lái xe tải loại 3,5 tấn. Hậu quả xe tải lật nghiêng tụt cầu sau ra khỏi xe, xe con nát hết đầu bên lái. Vợ của em tôi ngồi sau ghế lái của xe con bị gãy chân và gãy cổ chết trên đường đi cấp cứu. Em tôi chỉ bị đau khi lên viện thì Công an đi nồng độ cồn của em tôi là 42%. Lái Xe tải không có yêu cầu đề nghị gì. Hỏi: em tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt hành chính bao nhiêu? Mong sớm được tư vấn ạ!

Trả lời:

Căn cứ tại Điều 260 quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, theo đó:

– Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

+ Không có giấy phép lái xe theo quy định;

+ Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

+ Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

+ Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

+ Làm chết 02 người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Làm chết 03 người trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

– Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, theo quy định trên thì việc em trai bạn thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả chết người (là người vợ), tài sản là phương tiện bị hư hại. Đồng thời, em trai bạn còn sử dụng rượu khi tham gia giao thông thì em trai bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này với khung hình phạt tương ứng với hành vi vi phạm khi có kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra.

4. Chở hàng vượt quá tải trọng cho phép bị xử phạt như thế nào?

Luật sư cho em hỏi: Em có một xe tải 15 tấn đứng tên cá nhân em. Em xin vào hợp tác xã để được . Và em chở hàng vượt quá trọng tải cho phép là 32%. Vậy em bị phạt bao nhiêu tiền và chủ phương tiện bị phạt trong trường hợp này là ai? Mong sớm nhận được tư vấn của luật sư, em xin cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 5 Điều 24 thì người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50% sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, bạn vừa là người điều khiển xe ô tô tải, vận chuyển hàng hóa vượt quá trọng tải cho phép nhưng bạn cũng đồng thời là chủ xe ô tô trực tiếp điều khiển xe ô tô vi phạm quy định pháp nên bạn sẽ bị xử phạt theo điểm d khoản 9 Điều 30 với mức phạt là phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Còn bên hợp tác xã là đơn vị vận tải đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ thì tổ chức , dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với:

– Xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 50%;

– Xếp hàng hóa lên xe ô tô mà không ký xác nhận việc xếp hàng hóa vào Giấy vận tải theo quy định.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với : để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Giao thông – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *