Tư vấn quyền của người lao động trong doanh nghiệp ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Công ty luật TNHH DV Xingiaypheptư vấn Luật lao động vác các vấn đề pháp lý liên quan phát sinh trong hoạt động lao động:

Cho em hỏi công ty e chỉ thanh toán tiền phép khi mình nghỉ còn nếu không nghỉ thì công ty k thanh toán tiền.mà nếu ai nghỉ quà số ngày thì bị trừ vào tiên phép tùy theo số ngày nghỉ quá.vậy có đúng k ạ.xin cam on !

1. Căn cứ pháp luật:

Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012

2. Luật sư tư vấn:

Điều 111. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ

1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.

–  ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động

Điều 7. Cách tính số ngày nghỉ hàng năm đối với trường hợp làm không đủ năm

Số ngày nghỉ hằng năm theo Khoản 2 Điều 114 của Bộ luật lao động được tính như sau: Lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0.5 thì làm tròn lên 01 đơn vị

Chào luật sư.Xin cho tôi hỏi luật sư là tôi có người nhà hiện đang lao động trái phép bên đài loan từ năm 2009 đến nay.Bây giờ người nhà tôi muốn về nước thì phải làm thủ tục thế nào và mức tiền bị phạt là bao nhiêu?Rất mong luật sư hồi đáp,tôi xin cảm ơn.

Chào bạn, Chúng tôi xin trả lời bạn như sau : Bạn có thể liên hệ lãnh sự quán Việt Nam để được giúp đỡ. Theo quy định Việt Nam, với những lao động bỏ ra ngoài làm việc bất hợp pháp và hết hạn hợp đồng không về nước, tức là tiếp tục ở lại cư trú trái phép để làm việc thì có thể bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng

Xin chào luật sư, cho tôi hỏi về lỗi tư ý tháo thùng xe tải thì bị phạt bao nhiêu tiền(xe ki a 1tân )

Chào bạn, căn cứ theo Điều 30 nghị định 46/2016/NĐ-CP. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý thay đổi tổng thành khung; tổng thành máy; hệ thống phanh; hệ thống truyền động; hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe”

Quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 16 là hình thức xử phạt đối với trường họp lái xe không phải là chủ xe 

Quy định tại điểm a khoản 7 Điều 30 là hình thức xử phạt đối với chủ xe 

* Phạt vi phạm thay đổi kích thước thành thùng xe ô tô tải

– Trường hợp lái xe là chủ xe thì xử phạt vi phạm đối với chủ xe theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Nghị định 171/2013/NĐ-CP và điểm a khoản 7 Điều 30 Nghị định 107/2014/NĐ-CP như sau: 

“Điều 74: Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

3. Đối với những hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này mà có đối tượng bị xử phạt là cả chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện hoặc nhân viên phục vụ trên xe vi phạm, trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện là nhân viên phục vụ trên xe vi phạm, thì bị xử phạt theo quy định đối với chủ phương tiện vi phạm.

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý thay đổi tổng thành khung; tổng thành máy; hệ thống phanh; hệ thống truyền động; hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe”

– Trường họp lái xe không phải là chủ xe thì xử phạt vi phạm đối với lái xe theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 16 và xử phạt vi phạm đối với chủ xe theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 30 Nghị định số 107/2014/NĐ-CP.

Do đó việc thanh tra giao thông khi kiểm tra phương tiện giao thông xe ô tô tải đều áp dụng mức xử phạt theo Khoản a Mục 7 Điều 30 để xử phạt xe tất cả các trường hợp ô tô tải vi phạm lỗi tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe là không đúng mà cần phải căn cứ vào việc người lái xe có phải là chủ xe hay không mới được áp dụng điều khoản này

Tôi làm việc trong nhà sách ,bà chủ nói tôi lấy tiền nhưng khi xem camera thì phần đầu camera đã bị cắt và nói tôi xoá dữ liệu không nhập máy để lấy tiền nhưng tôi hỏi ra là tôi đã lấy những gì thì bà chủ không nói được buộc tôi phải làm bảng tường trình nếu không sẽ đưa sự việc trên lên cơ quan chức năng giải quyết . Tôi bị giam lương đến nay đã được 1 tháng ,bà chủ vẫn chưa giải quyết lương cho tôi xin luật sư tư vấn giúp tôi ạ . Chân thành cảm ơn

Chào bạn, về vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định của Bộ luật lao động, không có quy định nào cho phép ngườisử dụng lao động (NSDLĐ) được quyền giảm lương của NLĐ với các lý do mà bạn nêu ở trên. Do đó công ty bạn dự kiến sẽ giảm lương theo cách này là không có căn cứ pháp luật.

Ngoài ra, bản chất của HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ. Do đó, nếu công ty bạn muốn sửa đổi mức lương đã giao kết trong HĐLĐ thì phải tiến hành thông báo, thỏa thuận với NSDLĐ – theo quy định tại điều 35 Bộ luật lao động 2012.

Trường hợp NLĐ không đồng ý việc giảm lương thì phải tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết trước đó và công ty cũng không có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ vớiNLĐ vì lý do này.

> Nhờ luật sư tư vấn giùm e. E hiện là giáo viên dạy tiểu học, và năm nay e được phân công đứng lớp khối 2. E bắt đầu nghĩ hậu sản từ ngày 14-7-2015 đến ngày 13-1-2016. Do trường chưa sắp xếp kịp thời giáo viên đứng lớp nên nhà trường yêu cầu e đi dạy trước ngày > E đi dạy ngày 4-1-2016. Vậy luat su giải đáp giùm e. E đi dạy trước ngày, vậy ngoài tiền lương 50 phần trăm lãnh hàng tháng ,e còn khoản > Phụ cấp nào cho việc giáo viên dạy > Trước thời gian nghĩ hậu sản không. Và dạy lớp 2 có được coi là thiếu tiết không, để nhà trường phân công e vào dạy sớm để trừ đi số tiết mà giáo viên lớp 2 thiếu và không có khoản thù lao nào mà giáo viên được lãnh cho việc dạy trước hơn 1 tuần. Nhờ luật sư giải đáp thắc mắc e xin chân thành cảm ơn.

Chào bạn, vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau :

LĐ nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 34 của Luật BHXH 2014 khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng.

– Phải báo trước và được NSDLĐ đồng ý.

(ii) Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, LĐ nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 34 của Luật BHXH 2014

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *