Đóng bảo hiểm xã hội hơn 20 năm có được hưởng bảo hiểm một lần ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Bảo hiểm xã hội một lần vẫn còn những vấn đề cần được giải đáp. xin giấy phép đưa ra những tình huống cần được giải đáp như sau:

Trả Lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

–  

–  

2. Nội dung phân tích

Tôi đã tham gia bảo hiểm gần 4 năm. Thời gian vừa qua do chuyển công tác nên tôi bị gián đoạn quá trình đóng bảo hiểm từ tháng 9/2014 đến nay. Vậy cho tôi hỏi, đến tháng 10/2015 t nghỉ sinh thì có được hưởng chế độ không? Và để đóng tiếp bảo hiểm để không bị ngắt quãng thì tôi phải làm như thế nào?

 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

” Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy,Thời gian đóng bảo hiểm xã hội được xác định là điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản không yêu cầu thời gian tham gia bảo hiểm liên tục. Quãng thời gian không đóng bảo hiểm xã hội bạn sẽ không thể được áp dụng truy nộp

Gia đình cháu có anh trai cách đây không lâu bị bệnh phải nhập viện, có bảo hiểm của công ty. Gia đình cháu chi trả viện phí trước rồi sau đó bên bảo hiểm có trả lại một phần nhưng vẫn còn 5 triệu đồng viện phí chưa hoàn trả lại với lý do thiếu hoá đơn đỏ của bệnh viện. Khi liên hệ với bên bệnh viện có cấp lại hoá đơn tương đương và đem lại bên bảo hiểm lại không chấp nhận vì không phải hoá đơn gốc. Bây giờ gia đình cháu không biết làm cách nào có thể lấy lại phần viện phí đó trong khi rất cần để trang trải sức khỏe cho anh cháu. Rất mong các cô chú tư vấn cho gia đình cháu. Xin chân thành cảm ơn cô chú trước,mong được phản hồi sớm.

Trường hợp này bạn đang đề cập đến chế độ bảo hiểm liên quan đến bệnh nghề nghiệp. Theo đó, việc chi trả chi phí y tế được thực hiện theo quy định sau:

Điều 9. Chi phí y tế

1. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, người sử dụng lao động phải thanh toán chi phí y tế đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp.

2. Đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế thì người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều này, khuyến khích người sử dụng lao động chi trả chi phí y tế cho những trường hợp người lao động bị tai nạn, bệnh tật khác có liên quan đến lao động.”

Theo quy định tại Điều 16 thông tư 39/2014/tt-btc thì:

” 7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

 Bạn là người sử dụng dịch vụ y tế vì vậy, bạn có quyền yêu cầu bệnh viện phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Nếu bệnh viện không xuất hoặc xuất hóa đơn không đúng thời điểm thì bạn có thể tố cáo hoặc khiếu nại với hành vi trên. Theo đó, việc xử phạt hành vi này được quy định như sau:”

Mhư vậy, Bệnh viện phải trả bồi thường cho bạn 

Thưa luật su cho em hỏi về vấn đề này em chưa hiểu về sổ bảo hiểm xã hội vì trc đây e có đi làm côg nhân nhưng hàng tháng e đóng tiền bảo hiểm mà e ko pk đóng khoản tiền đó là tiền bảo hiểm y tế hay là bảo hiểm xã hội và e qua côg ty mới mà ko đc nhận sổ gì hết đóng tiếp nữa e chưa hiểu về vấn đề này mog luật sư giúp e ạ!

 Theo quy định pháp luật về bảo hiểm thì mức đóng bảo hiểm xã hội quy định như sau:

” Điều 18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng

1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.

2. Đối tượng tại Điểm 1.3 Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở, trong đó UBND xã đóng 3%; người lao động đóng 1,5%.

3. Đối tượng tại Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, do cơ quan BHXH đóng.

4. Đối tượng tại Điểm 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 Khoản 2 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở, do cơ quan BHXH đóng.

5. Đối tượng tại Điểm 2.6, Khoản 2 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp, do cơ quan BHXH đóng.

6. Đối tượng tại Điểm 2.7 Khoản 2 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng trước khi nghỉ thai sản, do cơ quan BHXH đóng.

7. Đối tượng tại Điểm 3.1, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8, 3.9, 3.10, 3.12 Khoản 3 và đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng tại Điểm 4.1 Khoản 4 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do ngân sách nhà nước đóng.

8. Đối tượng tại Điểm 3.11 Khoản 3 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng.

9. Đối tượng tại Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5 mức lương cơ sở do cơ quan BHXH đóng từ nguồn kinh phí chi lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng do ngân sách nhà nước đảm bảo.

10. Đối tượng tại Điểm 4.1 Khoản 4 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5 mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng.

11. Đối tượng tại Điểm 4.2 Khoản 4 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5 mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng.

12. Đối tượng tại Điểm 4.3 Khoản 4 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5 mức lươngcơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng.

13. Đối tượng tại Khoản 5 Điều 17: Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được giảm mức đóng như sau:

a) Người thứ nhất đóng bằng mức quy định;

b) Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

c) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.”

Như vậy, khoản tiền bạn đã đóng là việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn

kinh thưa luật sư: tôi có thời gian công tác đoàn thanh niên cộng sản HỒ CHÍ MINH kiêm trưởng ban thông tin văn hóa xã từ tháng 11 năm 1987 đến tháng 3 năm 1996 sau đó về làm bí thư chi bộ, xóm trưởng đến năm 2001 tham gia công tác tại hợp tác xã nông nghiệp năm 2003 đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho đến nay Vậy xin hỏi luật sư trường hợp của tôi có được cộng nối thời gian công tác đoàn xã để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không. thủ tục như thế nào( thời gian công tác đoàn xã tôi chưa được hưởng chế độ gì) xin cảm ơn luật sư

Việc truy thu cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 42 Quyết định 959/QĐ-BHXH như sau:

Điều 42. Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN

1. Truy thu cộng nối thời gian

1.1. Các trường hợp truy thu:

a) Đơn vị không đăng ký đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN đối với người lao động.

b) Người lao động quy định tại Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 truy đóng BHXH bắt buộc sau khi về nước.

c) Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

1.2. Điều kiện truy thu:

a) Được cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan BHXH kiểm tra, thanh tra, buộc truy thu; đơn vị có đề nghị được truy thu đối với người lao động.

b) Hồ sơ đúng đủ theo quy định.

1.3. Tiền lương làm căn cứ truy thu, tỷ lệ truy thu:

a) Tiền lương làm căn cứ truy thu là tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật tương ứng thời gian truy thu. Tiền lương này được ghi trong sổ BHXH của người lao động.

b) Tỷ lệ truy thu: tính bằng tỷ lệ % đóng BHXH, BHYT, BHTN do Nhà nước quy định tương ứng thời gian truy thu.”

Như vậy, bạn không thuộc đối tượng áp dụng truy thu bảo hiểm xã hội

Kính thưa luật sư : tôi đang dạy học tại một trường THCS được 6 năm và được kí hợp đồng huyện và đóng bảo hiểm xã hội từ 10/10/2010 đến nay.Trong quá trình công tác tôi luôn phấn đấu và hoàn thành tôt nhiệm vụ được giao, có học sinh giỏi cấp huyện và có chất lượng khảo sát tốt có 3 năm liền là lao động tiên tiến và là con thương binh loại 1/4 …Nhưng đến tháng 4 năm 2016 huyện không chi trả lương cho tôi .Họ có nói là diện hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế và chưa có ngân sách để trả. Họ có quyết đinh sẽ trả lương đến hết tháng 6 năm 2017.Đến nay là 4 tháng tôi chưa có lương .Vậy tôi muốn hỏi trong trường hợp trên tôi nên như thế nào ? Khi tuyển dụng viên chức tôi có được đặc cách không hay cộng điểm ưu tiên không ? Tôi xin trân thành cảm ơn.

 Theo quy định tại Điều 2 Luật viên chức năm 2010 quy định đối tượng là viên chức như sau:

” Điều 2. Viên chức

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, Bạn là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động. Việc trả lương phải đảm bảo theo quy định tại Bộ luật lao động như sau:

” Điều 95. Kỳ hạn trả lương

1. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.

2. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.”

” Điều 96. Nguyên tắc trả lương

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”

Như vậy, nếu cơ quan bạn đang làm việc không trả lương theo quy định trên bạn có quyền khởi kiện hoặc tố cáo tới cơ quan quản lý lao động tại địa phương. Theo đó hành vi này có thể bị xử lý theo quy định tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:

” 10. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau: 

“Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương 

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định. 

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: 
a) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật; 
b) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; 
c) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng; 
d) Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện. 
3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây: 
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; 
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; 
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; 
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; 
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. “

Về vấn đề ưu tiên trong tuyển dụng viên chức

” Điều 10. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức

1. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải tham dự đủ các bài thi quy định tại Điều 9 Nghị định này, mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên và được xác định theo nguyên tắc: Người trúng tuyển có kết quả thi cao hơn, lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm.

2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có tổng số điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu tổng số điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau:

a) Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;

b) Thương binh;

c) Người hưởng chính sách như thương binh;

d) Con liệt sĩ;

đ) Con thương binh;

e) Con của người hưởng chính sách như thương binh;

g) Người dân tộc ít người;

h) Đội viên thanh niên xung phong;

i) Đội viên tri thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ;

k) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự;

l) Người dự tuyển là nữ.

3. Trường hợp vẫn không xác định được người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên quy định tại Khoản 2 Điều này thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức trực tiếp phỏng vấn và quyết định người trúng tuyển.

4. Không thực hiện việc bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.”

E chào luật sư! Hiện e đang có tình huống về bảo hiểm xã hội mà không biết rõ luật, nên nhờ bên luật sư tư vấn giúp e ạ. Trước đó e đã đi làm và đã có sổ bảo hiểm xã hội, sau đó e nghỉ việc và được nhận làm ở công ty A. Đồng thời e cũng được công ty B nhận vào làm. Do 2 công việc trái giờ và đảm bảo được thời gian làm việc nên e làm cả 2 công ty. Cả 2 công ty đều cho nhân viên đóng bảo hiểm theo luật lao động. Nhưng theo e biết, 1 người chỉ được 1 sổ bảo hiểm. Vậy trường hợp của e, 2 công ty A và B đều yêu cầu nộp sổ bảo hiểm thì e phải làm thế nào ạ? Em có thể đóng 2 công ty cùng lúc không ạ? Em mong luật sư tư vấn rõ cho e vấn đề làm song song 2 công việc có đóng bảo hiểm luôn ạ, vì e không hiểu rõ luật này lắm. E chân thành cám ơn ạ!

Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động được quy định tại điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP như sau:

” Điều 4. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động

1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:

a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

b) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động:

a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.”

Trong trường hợp này, bạn có thể trao đổi trực tiếp với 2 công ty để áp dụng theo quy định trên

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật dân sự 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *