Tư vấn pháp luật giao thông đường bộ về việc ai là người có thể ra hiệu lệnh dừng xe vi phạm giao thông ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Mỗi một cá nhân trong ngày ít nhất sẽ tham gia giao thông một hoặc nhiều lần, quan hệ giao thông và xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ diễn ra khá phổ biến. xin giấy phép tư vấn và giải đáp các quy định của pháp luật giao thông đường bộ:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

 (văn bản thay thế: )

2. Nội dung tư vấn

Chào luật sư: LS cho em hỏi 1 chút về luật giao thông đường bộ. câu 1 : nếu như em vi phạm luật giao thông thì vào trường hợp nào bị CSGT giữ xe.? vd: em đang trên đường đi xa tỉnh nhà mà bị csgt giữ xe như vậy thì sẽ hơi bị mắc kẹt. câu 2: người dân có được phép ghi âm, quay camera hay ghi hình csgt không? câu 3: trong 1 tổ csgt làm nhiệm vụ thì ai là người có thể ra hiệu lệnh dừng xe? em cảm ơn luật sư

Theo quy định tại Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 75. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 (bảy) ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này:

>&gt Xem thêm: 

a) Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm d Khoản 7; Khoản 8; Khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm e Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9 Điều 6;

c) Điểm d Khoản 4; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;

d) Điểm d, Điểm đ Khoản 4 Điều 8 trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện;

đ) Khoản 4; Điểm d, Điểm đ Khoản 5 Điều 16;

e) Khoản 3 Điều 17;

g) Điểm a, Điểm đ Khoản 1 Điều 19;

h) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21.”

Theo đó, các lỗi bao gồm:

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy;

>&gt Xem thêm: 

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

– Không có Giấy đăng ký xe theo quy định;

– Người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 6 (sáu) tháng;

– Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

– Không gắn biển số (nếu có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với số hoặc ký hiệu trong Giấy đăng ký; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ;

Tuy nhiên, nếu bạn không thuộc trường hợp trên nhưng bị xử phạt hành chính, tại thời điểm xử phạt, nếu bạn không thể thực hiện ngay nghĩa vụ tài chính để nộp phạt, thì bạn có thể bị tạm giữ phương tiện để đảm bảo cho tới khi bạn nộp đủ tiền phạt.

Thứ hai, cho đến thời điểm hiện hành, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào cấm người dân ghi âm, quay hình CSGT làm nhiệm vụ.

>&gt Xem thêm: 

Thưa luật sư e có một chiếc ôtô tải e có lắp một chiếc loa giao hàng vừa đi vừa bán vậy có vị phạm luật không ah.em chân thành cảm ơn — tran van truong

Theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì đối với hành vi sau bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

“i) Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;” 

Như vậy, nếu bạn gắn loa và gây ồn ào, tiếng động lớn trong thời gian từ 22h đếm tới 5h sáng thì bạn mới bị xử phạt. Còn nếu trong thời gian còn lại thì không bị xử phạt.

Xin chào luật sư, Tôi xem qua các phóng sự nước ngoài và qua các bạn tôi từng đi nước ngoài được biết, ở nước ngoài họ lắp camera tự động hoặc CSGT sẽ đứng ra đường để bắn tốc độ. Tôi muốn hỏi tại Việt Nam thì có quy định rõ vị trí của CSGT khi bắn tốc độ hay không, thực tế thì CSGT VN luôn ẩn mình tại một vị trí mà người đi đường rất khó quan sát thậm chí ko thể biết họ đang bắn ở vị trí nào. Ngoài ra cũng vì họ không đứng tại vị trí dễ quan sát nên người tham gia giao thông nhiều khi bị giật mình và đây là nguyên nhân tai nạn. Xin cảm ơn.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 thì:

“2. Tuần tra, kiểm soát công khai phải có kế hoạch được Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện trở lên phê duyệt. Kế hoạch tuần tra, kiểm soát phải ghi rõ thời gian, tuyến đường, địa điểm thực hiện tuần tra, kiểm soát.”

Như vậy, đối với mỗi nơi lắp đặt camera hay nơi CSGT tiến hành kiểm tra thì phải được phê duyệt, và có kế hoạch cụ thể. Không phải những chiến sỹ cảnh sát giao thông được tự ý chọn địa điểm để tiến hành kiểm tra, xử phạt người tham gia giao thông.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn Luật Giao thông –  

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *