Làm thu ngân cho cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí game bắn cá có vi phạm pháp luật không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào đội ngũ luật sư Công Ty Minh Khuê! Em có một số thắc mắc kính mong các luật sư giải đáp dùm em! Em có một đứa bạn làm thu ngân ở một công ty kinh doanh dịch vụ giải trí game bắn cá. Ở công ty này khi mọi người đến đây chơi muốn chơi game thì phải lấy tiền mua một cái thẻ giống thẻ ATM, rồi đưa tiền cho thu ngân để thu ngân nạp tiền vào, tiền nạp vào sẽ được quy đổi ra điểm để cho người chơi bắn cá.

Sau khi chơi xong, người chơi lấy thẻ này ra quầy thu ngân của bạn em làm để bạn em nhập điểm vào máy tính và quy đổi ra tiền đưa cho người chơi thông qua hình thức bán một chai nước hoặc đồ ăn. Theo lời bạn em kể thì hình thức chơi game này giống cờ bạc. Bạn em đang rất hoang mang và lo sợ là nếu bạn đó làm thu ngân ở công ty đó thì có vi phạm pháp luật không? Và nếu công an có kiểm tra thi bạn em có bị liên quan hoặc phạt tiền không? Vì bạn em cũng chỉ là người làm công ăn lương và làm theo sự hướng dẫn của cấp trên ?

Rất mong sự phản hồi của các luật sư. Chân thành cám ơn và trân trọng kính chào!

 

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

>&gt Xem thêm: 

Theo lời bạn của bạn kể thì hình thức chơi game bắn cá tại công ty kinh doanh dịch vụ giải trí này “giống cờ bạc”. Đây là cách nói mơ hồ, cần xác định một cách rõ ràng 2 vấn đề là công ty này có kinh doanh hợp pháp hay không, và có trá hình tổ chức cờ bạc hay không? 

Về vấn đề kinh doanh không hợp pháp:   

Khi kinh doanh trò chơi điện tử, phải tiến hành đăng kí kinh doanh do không thuộc trường hợp không phải đăng kí kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 3  Về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh:

“1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến  hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”

>&gt Xem thêm: 

Nếu công ty này chưa tiến hành đăng kí kinh doanh với hoạt động này mà đã tiến hành kinh doanh là không hợp pháp. Khi đó, căn cứ vào đối tượng bị xử phạt và mức phạt quy định tại , công ty đó sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 triệu đồng, nhân viên thu ngân không phải chịu trách nhiệm liên đới.

Về vấn đề đánh bạc trá hình:

Điều 322 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định:

Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

b) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên;

c) Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

>&gt Xem thêm: 

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”  

Nếu công ty giải trí này phạm vào tội tổ chức đánh bạc, nhân viên thu ngân biết điều này và có sự giúp sức (tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm) sẽ trở thành đồng phạm và xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của đồng phạm mà chịu mức xử phạt tương thích.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư  vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *