Tư vấn lấy lại tiền bảo hiểm khi sinh con?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào luật sư, Tôi có 1 vấn đề muốn được tư vấn như sau: Vợ tôi năm 2014 có đi làm ở 1 trường mầm non tư nhân ở Hà Nội, tháng 8/2015 vợ tôi sinh em bé, vợ tôi nói hợp đồng là phải làm hết tháng 7 nhưng vì quê xa sợ vợ sinh sớm ở Hà Nội lại chỉ có 2 vợ chồng nên tôi bảo vợ xin nghỉ sớm để về quê sinh.

Vợ tôi làm hết 15/7/2015 thì về tới ngày 30/12/2015 thì trường chỗ vợ tôi làm việc có gọi bảo vợ tôi xuống lấy tiền bảo hiểm bảo gồm 22 triệu vnd nhưng khi xuống lấy thì hiệu trưởng nói là do vợ tôi nghỉ sớm nên đã trừ 1 tháng lương là 4 triệu đồng và chỉ thanh toán cho vợ tôi 18 triệu. Vậy xin luật sư tư vấn cho tôi xem hiệu trưởng trường đó làm thế là đúng hay sai? Nếu sai thì vợ chồng tôi phải làm gì để lấy lại được số tiền trên? Tôi xin cảm ơn luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép.

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

– Vấn đề 1: Hiệu trưởng có quyền khấu trừ tiền bảo hiểm thai sản của nhân viên không?

Theo quy định tại Điều 101 Bộ luật lao động năm 2012 thì người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ lương của người lao động khi người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động. Khi thực hiện khấu trừ lương thì phải báo cho người lao động biết về lý do khấu trừ và số tiền khấu trừ. Trường hợp khấu trừ thì luật quy định người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ không quá 30% tiền lương tháng của người lao động sau khi đã khấu trừ các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội và thuế.

Thêm nữa là Quyết định Số 14/2008/QĐ-BGDĐT ban hành điều lệ trường mầm non thì nhiệm vụ quyền hạn của Hiệu trưởng trường mầm non được quy định như sau:

Điều 16. Hiệu trưởng

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

c) Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;

d) Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ;

đ) Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

e) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

f) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị – xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

g) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Như vậy hiệu trưởng chỉ có quyền khấu trừ lương của người lao động thì có bằng chứng chứng minh người lao động gây thiệt hại và phải báo trước cho người lao động được biết. Và luật không có quy định nào về việc người sử dụng lao động được khấu trừ tiền bảo hiểm thai sản của người lao động nên việc hiệu trưởng cắt trừ tiền bảo hiểm của bạn là sai phạm. Vì vậy để bảo vệ quyền lợi của mình bạn cần làm đơn khiếu nại lên phòng giáo dục và đào tạo để khiếu nại về quyết định của hiệu trường trong trường hợp này.

– Vấn đề 2: Bạn xin nghỉ sinh trước thời hạn hợp đồng thì công ty có quyền phạt bạn không?

Theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Lao động năm 2012 về chế độ nghỉ thai sản:

1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa 2 tháng.

Nên trường hợp này bạn có quyền nghỉ trước sinh là 2 tháng, vậy bạn sinh tháng 8 và bạn muốn nghỉ từ tháng 7 là hoàn toàn đúng luật và hiệu trưởng không có căn cứ nào xử phạt bạn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật lao động.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *